Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bao la tình mẹ

14/08/201209:28(Xem: 4956)
Bao la tình mẹ

Tùy bút của Phan Trang Hy

Bao la tình mẹ

Tháng Bảy lại về. Một chút nắng vàng ươm, một chút gió heo may chuyển mùa sang Thu, một chút bâng khuâng ngọt lòng thơm thảo. Nhìn các Phật tử chuẩn bị lễ gần cả tháng trời, tôi cũng náo nức lòng theo tháng Bảy Vu Lan.

Dẫu tất bật mưu sinh, dẫu nặng mang kiếp người trần thế, lòng tôi vẫn vang lên điệu Bông Hồng Cài Áo. Dẫu là người ngoại đạo, nhưng mỗi khi nghe lời bài hát, tôi luôn thấy bóng dáng Mẹ hiền. Mẹ như chuối chín cây, Mẹ như mây như gió, Mẹ như ánh nắng trời, như biển Đông ngời ngời của lục bát ca dao…

Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về; này đây bóng Mẹ liêu xiêu giữa mùa giông bão; này đây mắt Mẹ ngóng dõi mòn trông chồng, ngóng con trong mùa bão biển… Này Mẹ mừng vui khi con lớn khôn; này nước mắt Mẹ mặn xốn xang khi con theo chồng về xứ lạ… Và biết bao hình bóng của những người Mẹ trên đời này đang hiện ra trong tâm thức của tôi.

Tôi đang đi trọn kiếp người. Tóc gần trắng hết như tóc Mẹ. Nhưng tôi vẫn cứ thấy mình như trẻ con trước Mẹ. Tôi quên sao được, những lần cúng giỗ, Mẹ tất bật quán xuyến lo toan. Chỉ nhìn con cháu quây quần bên mâm cơm là Mẹ no rồi! Chỉ nhìn con cháu hiền ngoan là Mẹ mãn nguyện. Nói thế, cũng có lúc tôi và các em vẫn làm Mẹ buồn. Anh em chúng tôi có lúc bất đồng ý kiến nhau, có lúc cãi nhau, lý sự với nhau. Mẹ chỉ nhìn buồn. Mẹ như nói một mình: Sao anh em bay chẳng thương nhau? Cãi nhau mà vui được à? Cùng mẹ cùng cha sao các con lại muốn hơn thua? Nghe Mẹ nói, anh em tôi biết mình có lỗi. Mẹ nói thế, nhưng Mẹ vẫn lo cho chúng tôi, vẫn che chở cho chúng tôi.

Và trước mắt tôi, hiện lên những người Mẹ vĩ đại khoan dung, yêu thương con cháu. Biết bao bà Mẹ đã từng có những đứa con bên này, bên kia của cái gọi là ý thức hệ. Biết bao bà Mẹ có những đứa con tranh chấp gia tài, hơn thua tiền của… Mẹ chỉ buồn mà vẫn yêu thương chúng như nhau! Mẹ có thiên vị đứa nào đâu! Tất cả đều là con của Mẹ kia mà!

Và tôi nghĩ về bà Mẹ vĩ đại của dân tộc tôi: Mẹ Việt Nam! Tôi biết nói gì với Mẹ trong mùa Vu Lan. Mẹ có biết có những đứa con chửi rủa người thân? Có những đứa con làm tội làm tình lẫn nhau? Có những đứa con đạp vào mặt anh em chúng?... Tất cả chúng đều là con của Mẹ Việt Nam. Mẹ Việt Nam có riêng của đứa nào đâu?

Lòng tôi chùng xuống, thành khẩn nguyện cầu cho Mẹ Việt Nam mãi là Mẹ của chúng con.

Tôi ngồi suy tư cho đoạn kết bài viết này. Chợt có tiếng khóc của trẻ con bên hàng xóm. Và cất lên lời ru của người bà, người bà của thế kỷ XXI đang ru cháu bằng lời bài hát – chứ không phải lời ru cổ: Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…

Mẹ của tôi ơi! Mẹ Việt Nam ơi! Mãi bao la tình Mẹ trong tôi.

Mùa Vu Lan 2011

Phan Trang Hy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2010(Xem: 7304)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 8914)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 8467)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]