Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về ba yêu dấu

26/08/201114:26(Xem: 4488)
Nghĩ về ba yêu dấu

1.
A! Ba về. Đấy là tiếng reo khi nghe tiếng xe của ba khi đi làm về ngoài đầu ngõ cách nhà ba chục mét. Tiếng xe của ba khác hơn tất cả với các xe khác trong xóm. Bất kể trời nắng hay trời mưa chỉ cần xe tiếng xe của ba về là chúng tôi đang làm gì cũng bỏ việc và bốn đứa trẻ tám chân dài có, ngắn có nhảy cỡn lên quơ lên trời và reo: “A! ba về”.
ba(1).jpg
Ba có biết ba là người cha tuyệt vời nhất không? - Ảnh minh họa
Mới đầu chúng tôi chỉ reo lên nhỏ nhỏ đủ nghe nhưng càng về sau đó là đặc thù của nhà mình mà không một gia đình nào bắt trước được nên chúng tôi lại reo: “A! ba về” thật to gần như hét lên cho cả xóm đều biết chỉ mình chúng tôi có ba và chỉ có ba mình đi làm về.

Vâng, đó là tiếng reo mào đầu khi ba về và hai cái chân dài nhất nhảy ra sân và kéo then gỗ của cổng cho xe ba từ từ vào sân. Bốn đứa trẻ vui hớn hở cười toe toét với ba. Em nhỏ được chị bồng theo ra đón ba . Cũng có khi chị bỏ quên em ngồi chỏng chơ giữa nhà và em tự bò ra hàng ba để ngồi huơ tay, chân cũng huơ và miệng cười toe toét đón ba về.

Ba tôi dừng xe và ẵm em vào lòng. Có khi em rất ngoan. Có khi em đái dầm suốt từ giữa nhà ra đến hàng ba. Khi ba ẵm em lên thì nguyên cái quần ướt dính vào áo ba. Ba chẳng hề nói gì chỉ bào: “Lấy quần khác để ba thay cho em”. Khi ba thay quần cho em là em vớ lấy chiếc mũ kéo xuống. Ba thay quần xong em ngồi xuống chiếu để chơi là miệng bắt đầu ngậm chiếc mũ.

Ba nhẹ nhàng nói: “Đưa ba nào, đưa ba nào… mũ bẩn”. Em trả mũ ba là chân trèo vào lòng ba nhún nhảy. Ba lại dỗ dành: “Ngồi chơi với chị . Ba đi tắm cho sạch. Lát nữa ba ẵm con”. Khi em bằng lòng đôi khi em khóc và ôm cứng lấy ba. Nhưng dù sao ba cũng phải đi tắm vì ba là y tá của bệnh viện nên ba muốn giữ sạch sẽ cho các con.

2.Có những ngày ba về vào lúc trời mưa, hay tối lũ chúmg tôi cũng nhảy cẫng lên đón ba. Các em tôi lớn nhỏ đều ùa ra đón ba. Em còn nhỏ ngồi ở hàng ba đón ba. Ba chiếu đèn vào em khiến em vừa choá mắt vừa vui cười trông thấy xinh tệ. Chỉ một phút thôi là ba lại ôm em vào lòng.

Nhà kế bên thấy chúng tôi vui như hội khi ba đi làm về chúng cũng bắt chước reo: “A! Ba dzề…”. Chúng tôi bên này sân cũng reo lên dù ba chúng tôi chưa về. Thế là ngày hôm sau chúng không reo lên khi ba chúng đi làm về. Và tất cả trẻ trong xóm không đứa nào đón ba như chúng tôi.

Chúng tôi khi còn bé tí xíu, nghĩa là khi còn ẵm đứa nào cũng được ba tôi cưng chiều nên hay nhún nhảy trong lòng ba. Ba có mũi to và dài dù ba thuần tuý là người Việt Nam. Chúng nắm mũi ba chơi cho chán rồi há miệng gặm mủi ba nữa chứ. Ba tôi cứ ngồi im chiều con.

Mẹ tôi nhắc khéo nhưng ba cứ im ngồi chơi với con cho mẹ tôi cắt quần áo cho khách. Em tôi lại nắm mũi ba rồi trèo lên người ba như leo núi. Ba đỡ em lên ngồi trên vai ba. Em vui cười vì nhột chà là ba đang úp mặt vào bụng em. Em nắm tóc ba mà cười như nắc nẻ. Chơi chán em lại bắt ba nằm và làm đu tiên. Sau này tôi có thêm vài em nữa cả thảy là bảy chị em. Khi em út tôi chào đời là lúc tôi được mười lăm tuổi vào cái tuổi làm thiếu nữ nhưng vẫn ồn ào khi mỗi chiều đón ba về.

Nhìn ba tôi chơi với các em tôi hiểu rằng ba đã thương yêu tôi như thế.

3.Ngày ấy, với mức lương y tá cũng khó khăn cho mẹ tôi trang trải trong gia đình với bảy con ăn học. Nhưng ba tôi không làm thêm. Không khám bệnh, không chích thuốc như các bạn của hay làm vào thời ấy. Có khi cho ba nhát tay hay đúng hơn là ba sợ không hoàn thành nhiệm vụ khi khám bệnh dạo như thế. Ba tôi chỉ giúp hàng xóm khi có những vết thương nhỏ, cảm sốt. Ba cho thuốc và không bao giờ lấy tiền vì mỗi kỳ lương ba trích ra một khoản nhỏ mua thuốc dự trữ cho tất cả mọi người. Cũng có khi ba muốn để dành thời gian cho con nhiều hơn.

Cũng chính ba là đưa Phật pháp đến cả gia đình. Ngay từ nhỏ chúng tối đã biết lạy Phật biết ăn chay ngày rằm và mồng một. Lớn lên tất cả các con đều quy y. Lời Phật dạy cũng là đạo đức của gia đình. Từ nhỏ ba dạy các con thật thà không gian tham và lớn lên các con vẫn giữ nếp cũ. Đi làm với tính chân thật đôi khi vật chất cũng khó khăn nhưng mọi chuyện đều qua nhưng điều các con được nhất vì mọi người tin tưởng và cuộc sống bình an.

Tối đến ba dạy chúng tôi học. Khi chúng tôi vượt qua sức học của ba chúng tôi tự học và ba lại dạy cho các em. Nào là tập đánh vần, tập viết, học cửu chương, làm toán… Dù học ít nhưng ba chỉ đâu là chắc đến đấy. Vì thế chúng chúng tôi có căn bản từ nhỏ và lên lớp trên với bước đi vững vàng.

Khi tôi còn học tiểu học và tất nhiên các em tôi còn rầt nhỏ chỉ cần 3 cái miệng biết đọc biến nhà ba tôi thành cái trường học.

Cả xóm không trẻ nào học bài to như chúng tôi mặc dù khi ấy chúng tôi theo phương pháp: “Rắn là một loài bò...”. Cứ ồn ào học bài và ba phải nhắc: “Học nhỏ thôi còn để cho hàng xóm nghỉ ngơi chứ các con”. Chỉ được mươi phút là chúng tôi lại gào to. Có lẽ gào to nên chúng tôi mới thuộc bài thì phải!

Chúng tôi cứ ồn ào quấn quýt với ba như thế, hạnh phúc đơn sơ như thế. Tối đi ngủ hai đứa em trai được ngủ với ba. Đứa nào được ngủ với ba là vênh mặt lên nói: “Ngủ với mẹ toàn là nước đái em không hà, ghê lắm”. Chúng làm như từ bé chúng không biết đái dầm.

Trời nóng ba nằm quạt phe phẩy cho con. Khi con chợt tỉnh thấy ba không quạt con lại lắc tay ba. Ba lại ậm ừ quạt phe phẩy. Được ít phút ba lại ngủ. Rồi con cũng ngủ say dù nóng cũng ôm lấy ba. Ba thương con không nỡ đẩy con ra xa. Mùa lạnh ba ôm các con vào lòng. Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.

4.Những ngày chúng tôi đi học ở Sài gòn mới thấy ba lo chúng tôi biết bao nhiêu. Ba đưa đón chúng tôi, những ngày nắng cha con cùng nhau trên chiếc xe nhỏ. Những chiều mưa ba chạy xe thật cẩn thận đôi khi xe trục trặc thế là cha con lại ngồi bên vệ đường xa lộ để sửa xe cùng mưa. Khi xe chạy được ba lại ngồi phía trước nhận những giọt mưa nặng hạt quất vào mặt ba còn tôi ở phía sau úp mặt vào lưng ba. Hàng mấy năm cha con đi và về.

Nhiều lúc tôi muốn nói câu: “Con yêu ba quá. Ba là người cha tốt nhất trên đời”. Chỉ có chúng con có người cha tuyệt vời như thế. Những vị Tổng thống, Chủ tịch hay Thủ tướng… gì đó họ không cho con họ được hạnh phúc như chúng con. Con ấm áp trong vòng tay ba dù con lớn hay nhỏ. Một tình thương ba chia đều cho các con không bằng món ăn ngon ở nhà hàng, món đồ chơi đắt tiền mà một tình thương đặc biệt ba cho con tất cả. Ba thương tất cả mọi đứa trong tất cả mọi lứa tuổi.

5. Khi chúng tôi lớn ba lo lắng cho tương lai các con nhiều lắm. Ba cũng đi hỏi thăm đại học nào phù hợp với chúng tôi. Riêng tôi chọn Đại học nào mà chi phí ít nhất vì em tôi nhất định học Y khoa. Ôi! Cái khoa học với bao nhiêu tiền. Nhưng em vào đại học khoa học và học luôn ở đấy không sang y khoa vì nhà không đủ tiền. Ngày ấy muốn vào y khoa phải có 2 chứng chỉ của đại học khoa học. Nhưng nấn ná sau này gia đình tôi cũng có một cô bác sĩ nối gót theo nghề của ba.

Dần dà chị em tôi cũng xong đại học. Bao năm chúng tôi học là bấy nhiêu năm ba lo lắng nhưng ba không tỏ ra mặt. Khi chúng tôi thi rớt ba khẽ xoa đầu và an ủi: “Học tài thi phận, học lại đi con”. Chúng tôi lại học và thi rồi tốt nghiệp. Ngay cái bằng tú tài con con đầu tiên của con làm ba vui, mẹ khoe hàng xóm với lòng hãnh diện biết bao nhiêu. Những ngày con tốt nghiệp đại học và đi làm dù nhà mình không làm tiệc ăn mừng nhưng mẹ cũng dúi và tay con cái áo mới vì con chẳng có cái áo nào sáng sủa cả.

Ngày con lãnh tháng lương đầu tiên con tổ chức đổ bánh xèo mời cả nhà. Con thấy ba mẹ cắn miếng bánh mà mắt đỏ hoe vì cảm động, vì thương con, vì mừng nó đã thành người. Ngày em con thành thầy giáo không ai tin vì em còn rất trẻ (vì em học sớm một tuổi và dáng của em hơi nhỏ con - NV). Mười lăm năm sau em không đi dạy mà bước sang quản lý của một công ty sữa, ba cứ tiếc những ngày thầy trò trao đổi bài vở trong căn nhà nhỏ bé, nóng và thiếu ánh sáng của ba. Học trò của em rất khó nuốt nổi bài : “Hoá phân tích của thầy”. Môn học thật khó nhưng chỉ ít em không hiểu bài.

6. Cũng chính ba là đưa Phật pháp đến cả gia đình. Ngay từ nhỏ chúng tối đã biết lạy Phật biết ăn chay ngày rằm và mồng một. Lớn lên tất cả các con đều quy y. Lời Phật dạy cũng là đạo đức của gia đình. Từ nhỏ ba dạy các con thật thà không gian tham và lớn lên các con vẫn giữ nếp cũ. Đi làm với tính chân thật đôi khi vật chất cũng khó khăn nhưng mọi chuyện đều qua nhưng điều các con được nhất vì mọi người tin tưởng và cuộc sống bình an.

ban-tay-hung-gio-1-VinaTro.com-1.jpg
Các con của ba giờ đi ra, lớn lên, tất cả đều từ đôi tay ba cả, ba yêu - Ảnh minh họa

Khi các con thành công trong cuộc đời này là các con có tổ ấm mới nho nhỏ. Ba mẹ tất bật lo cho con gái, con trai, dâu rể và cả cháu nội ngoại. Các cháu lại sà vào lòng ông như các con ngồi trong lòng ba ngày xưa. Ba dạy cháu nội ba tập đọc sách chữ to khi chưa đầy năm. Ai cũng ngạc nhiên cháu đọc vanh vách từng trang nhưng khi kiểm lại cháu không biết chữ, cháu chỉ nhìn hình đọc chữ. Ngày cháu biết bước bước đi đầu tiên cháu dúi mặt vào ngực ông rồi cười. Ba khen cháu. Hai ông cháu cùng cười. Cháu ngoại cũng thích ngủ với ba và đêm hay tè dầm ướt cả ba. Các cháu nội ngoại của ba bắt đầu thành công như con ba ngày xưa.

7. Ba thương con, rồi thương cháu nhưng ba chẳng bao giờ đòi hỏi con cái một điều gì. Ba vẫn chiếc quần pyjama và chiếc áo thun. May cho ba vài bộ đồ ngủ để ba mặc nhà thì ba bảo sang quá ba đem cất ba chỉ mặc trong những ngày lễ tết con cái về đông đủ.

Ba cứ vui bên cháu nhỏ và bên người vợ giúp ba có cuộc sống bình an trên đời này. Chúng tôi đã đi công tác trong và ngoài nước và mời ba đi du lịch nhưng ba bảo để dành cho các cháu ăn học. Những món quà bay từ khắp nơi về ba ba nhận một cách thương yêu nhưng ba lại cất vào tủ kính. Những miếng bánh thơm ngon ba lại bẻ ra chia đều cho các cháu quay quần bên ông.

Hình như ba vẫn còn nhớ những ngày khó khăn khi các con bên mâm cơm đơn giản, khi các con đói triền miên vào tuổi mới lớn. Lúc cúp điện vào giờ ăn cơm các con tranh thủ gắp thức ăn vùi dưới cơm. Cái đói, cái thiếu cứ in trong ba mãi mãi. Ba im lặng nhìn con cái quay quần đông đủ trong ngày lễ tết. Ba ôm các cháu vào lòng và trò chuyện trong khi chân sáo của chúng cứ bám nhau. Ba nhìn các cháu vui cười mà ba vui.

Ba tôi như thế đó. Cả đời ba cho vợ con. Cả cuộc đời này con không thể đền đáp ơn cha. Đời chúng con thành công nhờ có cha. Đời các con hiền lành và hướng thiện vì cuộc đời ba đẹp một cách tuyệt vời mà con quá nhỏ nhoi chẳng thể nào diễn đạt đuợc. Ba không dạy chúng con bằng lời mà dạy chúng bằng cả cuộc đời lương thiện và bình an. Ba không học cao nhưng ba dạy con những điều bình thường nhất, nhỏ nhất nhưng yêu thương vô vàn nhất.
Tháng 7-2011

Diệu Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2024(Xem: 1185)
Vào lúc 09:30 am ngày 25/8/2024, chùa An Lạc tọa lạc tại số 1647 E. San Fernando Street, thành phố San Jose, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu tại Chánh điện và Lễ Trai đàn Chẩn tế Bạt độ chư Hương linh tại tháp linh cốt.
26/08/2024(Xem: 972)
Lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật Lịch 2568 (25/8/24) tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc
26/08/2024(Xem: 883)
Sáng ngày 25/08/2024 (nhằm ngày 22 tháng 7 Giáp Thìn), Chùa Đức Sơn, Bothwell, Tasmania đã trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu Phật Lịch 2568. Đại Đức Thích Đăng Từ, Tri Sự Tu Viện Quảng Đức, Úc Đại Lợi đã từ bi quang lâm chứng minh cho buổi lễ. 🌷🌷🌷🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
23/08/2024(Xem: 1387)
Thêm một Vu Lan nưã lại về Lòng con quay quắt nhớ chiều quê Mẹ ngồi vá áo cho con trẻ Chiếc võng đong đưa những trưa Hè.
22/08/2024(Xem: 847)
Chiều ngồi nhìn lá thu rơi Ép dòng dư lệ trùng khơi nổi sầu Ơn cha, nghĩa mẹ, liên thâu Mắt tràn khóe mắt rầu rầu ruột gan
22/08/2024(Xem: 840)
VU LAN 2024 Năm 2024 là năm có nhiều biến cố trong cuộc sống:- kinh tế - thiên tai – dịch bệnh – chiến tranh xảy ra lan tràn khắp tinh cầu, nhưng truyền thống Vu Lan của Phật giáo Bắc tông vẫn không vì thế mà bị mai một! PGVN đang trãi qua một giao động như đợt sóng ngầm, một phần phản ảnh kinh tế xã hội, một phần do biến chứng nội tại từ một vài thành phần chưa đúng chuẩn mực của một tu sỹ để cộng đồng mạng đồng loạt lên tiếng. Nước đục được hiện lên những cáu bẩn khi dùng phèn chua khuấy lọc, cũng thế, những hiện tượng lâu nay ẩn tàng trong Phật giáo được xem là mặc nhiên, bổng nổi cộm khi xuất hiện một tu sỹ hành pháp “đầu đà” xuất hiện. Độc tố vốn sẵn có trong cơ thể bổng hiển lộ khi sử dụng thuốc xổ độc gan thanh lọc cơ thể. Độc tố tuy nguy hiểm, nhưng cần thiết để cơ thể phát hiện thải trừ khi được phát hiện . Trong lúc bệnh, cơ thể vẫn cần bồi bổ cùng lúc với thuốc men,Qua cơn bạo bệnh, cơ thể phục hồi nhanh và khỏe; cũng thế,những thời đại Phật giáo thăng trầm, nhờ n
22/08/2024(Xem: 1333)
Vu Lan Thắng Hội – Hội huy hoàng QUẢNG ĐỨC muôn trùng dậy tiếng vang NGUYÊN TẠNG chân tâm châu viên nguyệt Lam viên Tu Viện mãn hoa quang Hiếu Tâm TÂM ẤN LÀ Tâm Phật Từ Đức Đức lưu phương Thế gian Hoằng pháp vi gia vụ : “ Đại Nguyện” Úc Châu thắng hội hội viên hoàn.
22/08/2024(Xem: 750)
Con đã thấy khắp nẻo đường đất nước Hình ảnh cha yêu rong ruổi ngược xuôi Tay lấm chân bùn dải nắng dầm mưa Nhẫn nhục tận tụy vì con vất vã. Lê chân trần hay trên chiếc xe lăn Cha khẩn cầu mời người mua vé số Mong người xót thương cảnh đời cơ khổ Có chút tiền nuôi vợ bệnh con khờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]