Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Vu Lan

13/08/201114:05(Xem: 3383)
Cảm niệm Vu Lan
rose_1
CẢM NIỆM VU LAN

Thích Nguyên An

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát

Ngưỡng bạch trên chư tôn Hòa Thượng chứng minh
Kính bạch Chư Tôn Thượng Tọa, Chư Đại Đức Tăng Ni.
Kính thưa toàn thể quý vị

Cứ mỗi độ hạ về, khi những đợt mưa ngâu kéo dài dai dẳng như làm lòng người càng thêm nặng trĩu bao nỗi nhớ mong, trong chờ đến ngày rằm tháng bảy, ngày lễ hội vu lan, ngày chư tăng tự tứ, ngày chư Phật hoan hỉ, ngày xá tội vong nhân, ngày cho những ai muốn báo đền ơn sâu nghĩa cả mà mình đã phải trót mang. Bởi lẽ trong mỗi chúng ta từ thuở lọt lòng cho đến ngày khôn lớn thì ta đã cưu mang không biết bao nhiêu là ân nghĩa. Ân đất nước, ân thí chủ, ân sư trưởng, và ân cha nghĩa mẹ mà trong đạo Phật thường gọi là tứ trọng ân. Hôm nay chúng ta đang sống trong đất nước thanh bình, nhưng trên mãnh đất này đã có biết bao giọt máu đào đã đổ xuống để tô điểm cho giang sơn hôm nay ngày thêm tươi đẹp. Và ở xa xôi nơi chiến trường hải đảo đã có biết bao chiến sĩ đang ngày đêm thầm lặng trước đầu sóng ngọn gió trấn giữ biên cương để cho ta có được một cuộc sống yên bình. Và trong mọi sinh hoạt đời thường từ cái ăn, cái mặc cho đến những sản phẩm, vật dụng tiêu xài trong đó đều chứa đựng biết bao giọt mồ hôi và công sức của những người lao tác. Rồi từ cái thời còn bập bẹ ê a, cho đến ngày văn hay chữ tốt, bao điều cao siêu, bấy điều tốt đẹp của cuộc đời mà ta có được thì
cũng có biết bao giọt mồ hôi của những vị ân sư, thầy cô phải dày công lao nhọc. Nhưng trong bốn cái ân sâu nặng ấy có thể nói ân cha, nghĩa mẹ, thì luôn nặng trĩu trong lòng của mỗi người con. Bởi lẽ ngay từ thuở ấu thơ mới những ngày đầu cắp sách đến trường câu ca giao đã in đậm trong lòng con trẻ đó chính là hình bóng thân thương và gần gũi của hai đấng sinh thành.

Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Khi còn bé khi đọc những vần thơ ấy đứa trẻ nào cũng tròn xoe mắt ngẩn ngơ và tự hỏi? vì sao công cha thì cao như núi thái, nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn chảy ra. Rồi dần theo năm tháng những đứa trẻ thơ ngây năm nào nay đã trưởng thành khôn lớn sự hoài nghi năm xưa nay cũng không còn, bởi lẻ đã thấm thía bao nỗi nhọc nhằn của cha, và tấm lòng bao la của mẹ.

Cha mẹ ân thâm tợ đất trời
Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi
Mở vòng tay lớn vì con trẻ
Hướng dẫn con đi xuốt cuộc đời.

Với tình thương của cha như cây cao bóng cả che mát đời con, cho con một hướng đi đúng đắn giữa cuộc đời đầy dâu bể. Tuy bên ngoài cha có vẻ nghiêm khắc cứng cỏi, nhưng trong lòng cha luôn ẩn chứa một nguồn yêu thương và nghị lực mạnh mẽ để truyền cho con nguồn nhiệt huyết, trí tuệ nhằm nâng bước con đạt đến bến bờ hạnh phúc vinh quang.

Cha là bóng cả ngã che con
Là cả tình thương chẳng mõi mòn
Là cả cuộc đời vô biên quá
Nặng nghĩa tình cha tợ nước non.


Nếu tình thương của cha cao cả và thiêng liêng bao nhiêu thì tình yêu của mẹ lại ngọt ngào và dịu mát bấy nhiêu. Bởi lẽ ngay khi con vừa mới cất tiếng khóc chào đời thì đã có vòng tay của mẹ sưởi ấm, vỗ về con, và khi con đói khát thì đã có dòng sữa ngọt ngào của mẹ để cho con được no lòng. Rồi khi con chập chững bước vào đời cũng chính đôi bàn tay yêu thương của mẹ dẫn bước đưa con đến trường.

Ví dầu cầu ván đóng đinh
cầu tre lắc lẽo gập ghền khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.


Mỗi lúc con đi, mỗi khi con về thì luôn có sự giỏi trong của mẹ. Khi con thành công mẹ nở nụ cười hiền, khi con gặp phải bất trắc thất bại thì lòng mẹ như muối sát kim châm.

Mẹ ơi! Tình mẹ sao thân thương đẹp quá
Như suối hiền mát dịu buổi trưa hè
Như gió chiều nhè nhẹ thổi cành tre
Như dòng nước của đại dương vô tận
Lòng mẹ rộng bao la bằng phẳng
Không đo lường không tính được thời gian
Vì thương con mẹ phải chịu gian nan
Lúc lạnh lẽo mẹ không màn sương tuyết.


Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ trải qua đến trăm ngàn kiếp củng không sao trả đặng công ơn của hai đấng sinh thành”.

Chính vì vậy mà sau khi tu hành đắc đạo Đức Phật đã trở về hoàng cung độ vua cha, rồi lên tận cõi trời để thuyết pháp độ cho mẫu hậu. Đến khi đức vua Tịnh Phạn lâm trọng bệnh Đức Phật củng thường xuyên kề cận lo việc thuốc thang, đến khi vua cha băng hà
cũng chính Ngài kề vai gánh linh cửu vua cha.
Rồi đến tôn giả Đại Hiếu Mục Kiền Liên, khi biết mẹ bị đọa đày trong cõi giữ, tự tay Ngài đã bưng bát cơm đầy bôn ba khắp chốn địa ngục tìm phương cứu mẹ.

Trong xã hội hiện tại đã có biết bao tấm gương con thảo, cháu hiền được người đời xưng tụng, nhưng bên cạnh đó
cũng có biết bao người con, người cháu đã vô tâm quên lãng đối với ân đức cao dày của ông bà cha mẹ, để rồi mặc dù có con, có cháu mà mẹ cha, ông bà, vẫn hẩm hiu cô quạnh như trường hợp của một người mẹ sau đây đã nhắn gởi lại với những người con, người cháu của mình ở một nơi xa cách vọng về: “Con à! Cuộc sống của má ở nhà dưỡng lão này còn khá mới mẻ so với nhiều người đồng hành với má ở đây, bởi má mới chỉ ở được gần một năm thôi. Còn các cụ ở đây đã đến từ lâu, có người đã ở được hơn mười năm. Má cảm thấy mình còn hạnh phúc nhiều vì má còn có các con, cháu và chắt. Nhiều cụ già neo đơn ở đây đâu được may mắn và hạnh phúc như vậy đâu.

Sáng nay, má lần xuống cầu thang, đi ra chợ. Má mua cho mình ly cà phê, ăn một tô hủ tiếu, rồi má mua một con cá rô gởi hàng xóm kho dùm. Trưa nay, má ăn cơm với cá rô đồng cho đỡ nhớ quê. Bà già 82 tuổi được như vậy là tốt lắm rồi con à, vì má có con là người có tiếng giữa xã hội mà. Ơ đây, có những cụ lớn tuổi bệnh rất nặng, mà sống được như vậy là mừng.

Nhiều lúc ngồi một mình buồn, má nhớ các con, các cháu, các chắt của má. Má nhớ con hai và các cháu lai xinh xắn của má ở bên Đức, má nhớ thằng ba có cái nhà to ở con đường thành phố trung tâm, má nhớ các con. Má sống như vậy là làm tròn bổn phận của má rồi, bốn đứa con, ai cũng thành đạt là ông này, bà nọ. Má đã bán căn nhà ở quận 3 chia đều cho bốn đứa con, má về quê sống. Bao năm qua, má đã sống lặng lẽ ở quê, nhưng rồi má nhớ các con, các cháu nên má quyết định lên đây. Không ở được với các con vì má thích sống trong nhà dưỡng lão hơn. Ở đây, hằng ngày má niệm Phật cầu nguyện cho các con, các cháu được khỏe mạnh, má có niềm tin tuyệt đối vào Bồ Tát Quán Thế Âm, có đau bệnh gì má cũng cầu nguyện và đều vượt qua cả.
đây, Sư Phụ củng rất tốt với má. Những lúc đau bệnh, Sư Phụ nấu cháo đút từng muỗng cho má ăn, thật là cảm động. Nhiều lúc má thấy Sư Phụ như là Mẹ tình thương của má vậy.

Má thấy mình còn rất ít thời gian, nhưng giờ má mong mau đến Tết để má có thể gặp cháu của má đến thăm.

Còn đây là nỗi lòng của một bà mẹ khác cùng chung cảnh ngộ nhưng lại càng xót xa hơn.
“Con ơi! mọi người ở đây đôi lúc gọi má là bà già điên, bà già lãng trí, bà già nói nhảm. Mà đôi lúc má cũng cảm thấy mình là người như vậy, không điên sao được hả con. Má đã lang thang bao năm, bao tháng ở đâu bây giờ má
cũng không nhớ nữa, chỉ nhớ là mấy chú công an đưa má vào nhà dưỡng lão này.
Có điều này, má luôn nhớ là má có được một đứa con trai, má đã sống với con, rồi con có vợ. Vợ con ghét má, không sống được với nhau nhưng mà má
cũng cố sống cho qua ngày. Nhưng càng cố gắng, má càng thấy mình là người thừa. Vậy là má ra đi, từ Bình Định má đi đâu má cũng không nhớ được. Rồi con bị tai nạn xe, con đã chết đi, má trở thành người bơ vơ, điên dại. Má trở thành thành viên của mái ấm chùa này, vậy đó. Má chẳng nhớ gì ngoài con đâu”.

Quả thật, dù ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào thì trong trái tim của mẹ hình ảnh về những người con, người cháu đó là một phần máu thịt không thể tách rời, gần gũi thì nâng niu chăm sóc, xa cách thì nhung nhớ đợi chờ. Ấy vậy mà lắm lúc chúng con đã vô tình quên lãng để cho mẹ cha, ngày đêm phải vòi vọi chờ trông.

Giờ đây, ngoài kia những chiếc lá vàng đang lìa cành rơi rụng, tiếng chuông chùa vang vọng ngân xa, khói hương trầm ngát hương xông tỏa, báo hiệu một mùa Vu Lan nữa lại trở về. Trong giờ phút này dưới sự chứng minh của Chư Tôn Thiền Đức trong màu hoàng y giải thoát. Con xin chắp tay thầm khấn nguyện: Nguyện nhờ hồng ân của mười phương chư Phật, chư bồ tát, chư hiền thánh tăng từ bi phù hộ độ trì cho ông bà cha mẹ của chúng con hiện đời được bình an mạnh khỏe và hết lòng tin sâu vào ba ngôi tam bảo. Còn những vị quá cố thì được siêu thăng về cảnh giới cực lạc an vui. Và nguyện cho trên cuộc đời này mỗi người con, người cháu mãi luôn là những bông hoa hiếu hạnh để dâng tặng lên ông bà, cha mẹ, nhân mỗi độ Vu Lan về.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Tát Đại Chứng Minh.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3743)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 3389)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 3776)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 4481)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 3381)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 3562)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 5575)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 3632)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 3767)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 3619)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567