Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ hiếu theo quan niệm của Phật giáo Nam tông

09/08/201113:52(Xem: 8385)
Chữ hiếu theo quan niệm của Phật giáo Nam tông

chu-hieu
CHỮ HIẾU THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

Tỳ Kheo Thiện Minh

Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiếu; mùa mà những người con nam nữ nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vì công ơn cha mẹ quả thật trên đời này không có gì thiêng liêng bằng. Công ơn ấy đã thấm trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng và qua giọng hát ngọt ngào. Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi ta mở mắt chào đời và cũng là người làm cho ta nhớ mãi nụ cười, ánh mắt và hương vị yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Hơn nữa, nói đến cha mẹ là phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tâm hồn lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như thế, phận làm con chúng ta phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh của cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".

Do đó, theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, không hẳn chỉ là ngày Rằm tháng 7 ÂL mới là ngày mà những người con phải làm cái gì đó cho cha mẹ đã quá văng, mà bất cứ lúc nào, giờ nào, ngày tháng năm nào đều cũng có thể làm cha mẹ vui lòng hoặc làm việc tích đức để hồi hướmg cho họ ở bên kia thế giới. Nên đối với người tại gia cư sĩ, trong một đoạn kinh, Đức Phật có dạy cách báo hiếu cha mẹ: "Với đôi cánh tay, với những giọt mồ hôi mặn và có tạo được ít nhiều tài sản, nên sử dụng hợp lý, hợp tình". Tức là đối với gia đình, trên phải cung dưỡng cha mẹ, dưới phải giáo dưỡng vợ con. Mặt khác, còn phải làm tròn 5 bổn phận của người con đối với cha mẹ như sau:

1. Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana): Tức phải hết lòng cung kính cha mẹ, không làm cho cha mẹ buồn khổ, không nói lời vô lễ mà thể hiện sự phụ dưỡng bằng tinh thần như thăm viếng cha mẹ trong những khi họ cô đơn, bệnh hoạn xế chiều; hoặc là sự cung phụng bằng vật chất như vật thực, thuốc thang, chỗ ngụ, y phục...

2. Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana): Là chúng ta phải gánh vác tất cả những việc gì mà trước đây cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu. Đây cũng là lẽ thưòng tình của đời sống xã hội, không riêng gì Phật giáo. Đã là người con trưởng thành thì cần phải làm thay thế cho cha mẹ, để cho cha mẹ có thời gian thụ hưởng những ngày nhàn rỗi cuối cuộc đời.

3. Gìn giữ gia phong tốt đẹp (Kùlavam sathapana): Là gìn giữ gia phong đạo đức tốt đẹp; lược bỏ đi những phong tục cổ hủ vô bổ cho gia tộc cũng như cho xã hội. Chẳng những thế, cần phải làm phát huy thêm những truyền thống tốt đẹp để làm vang xa tiếng tốt của gia tộc.

4. Bảo quản tốt tài sản thừa sự (Dàyai jàpati pajjana): Đã là tài sản của cha mẹ thì bổn phận người con là cần phải bảo quản tốt, thậm chí còn cần phải làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Vì tài sản đó rất đặc biệt, chúng không phải tự dưng mà có, cũng không phải do vị Trời nào ban thưởng cả, mà chúng có được là do chính máu, mồ hôi nước mắt của chạ mẹ đã tạo ra chúng, nên bổn phận làm con phải tỏ lòng trân trọng hiếu kính gìn giữ chúng.

5. Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Đakkinànuppadana): Theo Phật giáo, khi cha mẹ còn hện tiền thì người con phải làm sao cho cha mẹ luôn sống trong niềm an lạc hạnh phúc. Ngược lại, khi cha mẹ đã quá vãng thì người con cần phải tạo thật nhiều công đức để hồi hướng phần công đức đó đến cha mẹ. Có như vậy cha mẹ mới thật sự sống trong sự an lạc, vì nếu như họ đã quá cố không may mà tái sanh cõi khổ, thì sau khi tùy hỷ theo cái phước mà người con đã hồi hướng nơi cõi khổ ấy để tái sanh.

Về phương diện của người xuất gia, Đức Phật cũng cho phép nuôi dưỡng cha mẹ. Có một vị Tỷ kheo chuyên đi khất thực nuôi cha mẹ; câu chuyện được bạch lên Đức Phật. Sau khi phán hỏi sự tình, Đức Phật chẳng những không quở trách mà còn hết lời tán thán hiếu hạnh của vị Tỷ kheo. Ngài kết luận "Người nào muốn đạt đến cứu cánh Phật đạo, người ấy phải tuyệt đối hiếu kính cha mẹ".

Lịch sử chép rằng, Đại đức Xá Lợi Phất, trước khi Niết bàn, cũng chọn căn phòng ngày nào Ngài đã chào đời và tìm đủ mọi cách để giảng đạo độ mẫu thân - vốn là tín đồ của Bà La Môn giáo - quay về quy ngưỡng chánh pháp. Và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn Đại đức A Nan Đa thì chọn dòng sông Kohinì làm nơi tịch diệt và Xá lợi của Ngài lại được chia đôi như ý nguyện, một phần đưa về hữu ngạn nội tổ, phần còn lại đưa về tả ngạn ngoại tổ. Thật là một đời sống hiếu hạnh trọn vẹn, người đời khó làm được!.

Tiêu biểu nhất là Đức Phật của chúng ta. Sau khi thành đạo, hay tin phụ vương lâm trọng bệnh, Ngài vội vàng quay về hoàng cung cùng với chúng Tăng đệ tử ngự tại vườn Thượng Uyển; và mỗi ngày Đức Phật vào cung vấn an phụ hoàng ba lần trong suốt thời gian vua cha thọ bệnh. Cuối cùng vua cũng đắc quả vị A La Hán. Lúc này chính tự thân Đức Phật đã tắm rửa phụ hoàng, thay đổi xiêm y, làm lễ nhập kim quan; luôn cả ngày trà tỳ, Ngài cũng cung tống kim quan với sự tiếp tay của chư Thánh tăng thuộc hàng Thích tộc và sự hỗ trợ của Tứ Thiên vương. Sau lễ trà tỳ Ngài thu nhặt Xá lợi phụ vương đem về làm lễ nhập tháp.

Đối với Phật mẫu, lòng hiếu thảo của Ngài lại càng đặc biệt hơn. Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để tiếp độ Phật mẫu. Nơi đây Ngài an cư kiết hạ trong suốt ba tháng ròng rã, Đức Phật đã thuyết giảng tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma) cho mẫu thân nghe, và khi được thuyết pháp, người đã chứng quả Tu Đà Hườn.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4011)
Hạ bước vào quán lúc 12 giờ trưa, cô đảo mắt nhìn quanh, thật khó tìm một chỗ ngồi rộng rãi ở cái quán nổi tiếng là thức ăn ngon này, cuối cùng cô cũng tìm được chỗ ngồi gần cửa ra vào, nơi một cặp vợ chồng vừa đứng lên. Luồng khói đâu đó mù mịt túa vào chỗ Hạ ngồi, xuất phát từ bàn bên, những người ăn mặc sang trọng đang ngả nghiêng , ồn ào nâng ly, cụng chén...
11/04/2013(Xem: 5249)
Trời đã sang tháng bảy, cái nắng oi bức của mùa hè cũng đã vơi đi, để thay vào đó là những cơn mưa lất phất, thời tiết cũng bắt đầu se lạnh, làm cho tâm hồn con người cũng dạt dào cảm xúc. Và cũng lúc này chúng con biết rằng một mùa Vu Lan mới đã đến. Vu Lan báo hiếu mẹ cha, dường như đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người con Đức Phật, nhưng sao mỗi khi Vu Lan về, trong lòng của chúng con lại bồi hồi cảm niệm về công ơn của hai đấng sinh thành.
11/04/2013(Xem: 4829)
Tôi được nghe Mẹ kể rằng vào năm 1954, sau hiệp-định Genève chia đôi nước Việt-Nam thành hai miền Nam-Bắc ngay tại vĩ-tuyến 17. (Nơi có cây cầu Hiền-Lương bắc ngang giòng sông Bến-Hải, ngăn hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình), Mẹ đã khăn gói theo Bố tôi đi bằng "Tàu Há Mồm" di-cư vào Nam rời Bắc Việt, vì vậy mà tôi được sinh ra và lớn lên trong miền Nam Việt-Nam, được sống sung sướng như một đứa trẻ "Đẻ Bọc Điều".
11/04/2013(Xem: 4035)
Mô tả: Bài này rất rất hay,và đáng trân trọng.Mình sưu tầm lại và hi vọng những ai đọc nó sẽ yêu thương người mẹ hơn.Mẹ thật vĩ đại!
11/04/2013(Xem: 3596)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ. Con muốn tạo ra trong quả tim nhỏ bé của con một thế giới mà nơi đó không có không gian và cũng chẳng có thời gian, tất cả những gì con ôm ấp đều gần gũi với nhau.
11/04/2013(Xem: 4076)
Melbourne đang run rẩy với cái lạnh lẽo của mùa đông rét mướt nhưng không hiểu vì sao mà bất chợt tôi lại cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc khi ngồi nhìn ra khu vườn qua song cửa nhớ đến Ba Mạ tôi ở quê nhà. Tôi đã trải qua nhiều mùa Vu Lan xa nhà, không được đến Chùa cùng Ba Mạ tôi trong ngày trọng đại này.
11/04/2013(Xem: 4418)
Chủ nhật 12/08/2012 (GDVN) - Bất chấp mối nguy hiểm từ ngọn lửa đang thiêu rụi ngôi nhà, nó vẫn lao vào để di chuyển những đứa con mới 10 ngày tuổi của mình đến nơi an toàn.
11/04/2013(Xem: 8289)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 4897)
Mùa thu hiền dịu và thân thương lại trở về với muôn loài cỏ cây vạn vật, mùa thu hắt hiu gợi cho hồn thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào bởi những chiếc lá úa vàng rơi, mặt nước hồ thu trong veo, yên bình dễ phản chiếu một bầu trời ảm đạm. Nhưng đối với người con Phật, thì mùa thu là mùa Vu Lan, là mùa báo hiếu.
11/04/2013(Xem: 6479)
Ven. Weragoda Sarada Thero Thích Nguyên Tạng (dịch) Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nếu cho rằng đạo đức và hành vi xã hội của trẻ em ngày nay chỉ được quyết định bởi cha mẹ và thầy cô, thì đó là một kết luận quá đơn giản. Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống đầy những phức tạp. Cuộc sống hồn nhiên đã bị can thiệp và định hình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người nghe, một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả người lớn cũng thấy khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng. Sự hấp dẫn của truyền thông hiện đại đang chinh phục người tiêu thụ, bóp nghẹt họ trong sự khuất phục vô vọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]