Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ hiếu theo quan niệm của Phật giáo Nam tông

09/08/201113:52(Xem: 8330)
Chữ hiếu theo quan niệm của Phật giáo Nam tông

chu-hieu
CHỮ HIẾU THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

Tỳ Kheo Thiện Minh

Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiếu; mùa mà những người con nam nữ nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vì công ơn cha mẹ quả thật trên đời này không có gì thiêng liêng bằng. Công ơn ấy đã thấm trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng và qua giọng hát ngọt ngào. Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi ta mở mắt chào đời và cũng là người làm cho ta nhớ mãi nụ cười, ánh mắt và hương vị yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Hơn nữa, nói đến cha mẹ là phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tâm hồn lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như thế, phận làm con chúng ta phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh của cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".

Do đó, theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, không hẳn chỉ là ngày Rằm tháng 7 ÂL mới là ngày mà những người con phải làm cái gì đó cho cha mẹ đã quá văng, mà bất cứ lúc nào, giờ nào, ngày tháng năm nào đều cũng có thể làm cha mẹ vui lòng hoặc làm việc tích đức để hồi hướmg cho họ ở bên kia thế giới. Nên đối với người tại gia cư sĩ, trong một đoạn kinh, Đức Phật có dạy cách báo hiếu cha mẹ: "Với đôi cánh tay, với những giọt mồ hôi mặn và có tạo được ít nhiều tài sản, nên sử dụng hợp lý, hợp tình". Tức là đối với gia đình, trên phải cung dưỡng cha mẹ, dưới phải giáo dưỡng vợ con. Mặt khác, còn phải làm tròn 5 bổn phận của người con đối với cha mẹ như sau:

1. Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana): Tức phải hết lòng cung kính cha mẹ, không làm cho cha mẹ buồn khổ, không nói lời vô lễ mà thể hiện sự phụ dưỡng bằng tinh thần như thăm viếng cha mẹ trong những khi họ cô đơn, bệnh hoạn xế chiều; hoặc là sự cung phụng bằng vật chất như vật thực, thuốc thang, chỗ ngụ, y phục...

2. Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana): Là chúng ta phải gánh vác tất cả những việc gì mà trước đây cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu. Đây cũng là lẽ thưòng tình của đời sống xã hội, không riêng gì Phật giáo. Đã là người con trưởng thành thì cần phải làm thay thế cho cha mẹ, để cho cha mẹ có thời gian thụ hưởng những ngày nhàn rỗi cuối cuộc đời.

3. Gìn giữ gia phong tốt đẹp (Kùlavam sathapana): Là gìn giữ gia phong đạo đức tốt đẹp; lược bỏ đi những phong tục cổ hủ vô bổ cho gia tộc cũng như cho xã hội. Chẳng những thế, cần phải làm phát huy thêm những truyền thống tốt đẹp để làm vang xa tiếng tốt của gia tộc.

4. Bảo quản tốt tài sản thừa sự (Dàyai jàpati pajjana): Đã là tài sản của cha mẹ thì bổn phận người con là cần phải bảo quản tốt, thậm chí còn cần phải làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Vì tài sản đó rất đặc biệt, chúng không phải tự dưng mà có, cũng không phải do vị Trời nào ban thưởng cả, mà chúng có được là do chính máu, mồ hôi nước mắt của chạ mẹ đã tạo ra chúng, nên bổn phận làm con phải tỏ lòng trân trọng hiếu kính gìn giữ chúng.

5. Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Đakkinànuppadana): Theo Phật giáo, khi cha mẹ còn hện tiền thì người con phải làm sao cho cha mẹ luôn sống trong niềm an lạc hạnh phúc. Ngược lại, khi cha mẹ đã quá vãng thì người con cần phải tạo thật nhiều công đức để hồi hướng phần công đức đó đến cha mẹ. Có như vậy cha mẹ mới thật sự sống trong sự an lạc, vì nếu như họ đã quá cố không may mà tái sanh cõi khổ, thì sau khi tùy hỷ theo cái phước mà người con đã hồi hướng nơi cõi khổ ấy để tái sanh.

Về phương diện của người xuất gia, Đức Phật cũng cho phép nuôi dưỡng cha mẹ. Có một vị Tỷ kheo chuyên đi khất thực nuôi cha mẹ; câu chuyện được bạch lên Đức Phật. Sau khi phán hỏi sự tình, Đức Phật chẳng những không quở trách mà còn hết lời tán thán hiếu hạnh của vị Tỷ kheo. Ngài kết luận "Người nào muốn đạt đến cứu cánh Phật đạo, người ấy phải tuyệt đối hiếu kính cha mẹ".

Lịch sử chép rằng, Đại đức Xá Lợi Phất, trước khi Niết bàn, cũng chọn căn phòng ngày nào Ngài đã chào đời và tìm đủ mọi cách để giảng đạo độ mẫu thân - vốn là tín đồ của Bà La Môn giáo - quay về quy ngưỡng chánh pháp. Và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn Đại đức A Nan Đa thì chọn dòng sông Kohinì làm nơi tịch diệt và Xá lợi của Ngài lại được chia đôi như ý nguyện, một phần đưa về hữu ngạn nội tổ, phần còn lại đưa về tả ngạn ngoại tổ. Thật là một đời sống hiếu hạnh trọn vẹn, người đời khó làm được!.

Tiêu biểu nhất là Đức Phật của chúng ta. Sau khi thành đạo, hay tin phụ vương lâm trọng bệnh, Ngài vội vàng quay về hoàng cung cùng với chúng Tăng đệ tử ngự tại vườn Thượng Uyển; và mỗi ngày Đức Phật vào cung vấn an phụ hoàng ba lần trong suốt thời gian vua cha thọ bệnh. Cuối cùng vua cũng đắc quả vị A La Hán. Lúc này chính tự thân Đức Phật đã tắm rửa phụ hoàng, thay đổi xiêm y, làm lễ nhập kim quan; luôn cả ngày trà tỳ, Ngài cũng cung tống kim quan với sự tiếp tay của chư Thánh tăng thuộc hàng Thích tộc và sự hỗ trợ của Tứ Thiên vương. Sau lễ trà tỳ Ngài thu nhặt Xá lợi phụ vương đem về làm lễ nhập tháp.

Đối với Phật mẫu, lòng hiếu thảo của Ngài lại càng đặc biệt hơn. Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để tiếp độ Phật mẫu. Nơi đây Ngài an cư kiết hạ trong suốt ba tháng ròng rã, Đức Phật đã thuyết giảng tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma) cho mẫu thân nghe, và khi được thuyết pháp, người đã chứng quả Tu Đà Hườn.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2024(Xem: 995)
Sinh nhật đãi đằng, quả thật sang! Đờn ca, nhảy nhót quá rềnh rang. Mải vui, quên hết công ơn Mẹ. Cái lệ từ xưa, khó bỏ ngang.
10/08/2024(Xem: 703)
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
05/08/2024(Xem: 1240)
Hôm nay là ngày mùng Một tháng Bảy, tôi rủ một người bạn cùng mình đi đến một quán ăn chay, rồi dự định sẽ đi Chùa ngay trong buổi sáng. Tiệm ăn chay hôm nay đông khách hơn thường ngày, hai chúng tôi ngồi đợi cũng khá lâu mới đến lượt nhưng nhìn ai cũng hoan hỷ, từ tốn nhẹ nhàng, chúng tôi gọi hai bát phở chay và cùng nếm hương vị đậm đà, ngọt thanh của món phở được nấu từ rau củ. Mỗi lần ăn chay, tôi lại thấy lòng mình nhẹ nhõm, an yên, thấy cuộc sống xung quanh cũng thanh tịnh hơn nhiều, tháng Bảy này, nhiều người phát tâm tặng cơm từ thiện, rồi thì trao tặng nhiều phần quà đến những người nghèo, Chùa chiền cũng phát nguyện bằng nhiều hoạt động thiện nguyện, tổ chức nhiều chuyến hành hương để phật tử, bá tánh được cùng nhau đi đến nhiều nơi san sẻ tấm lòng.
01/08/2024(Xem: 1821)
Vu Lan không chỉ mang ý nghĩa giải cứu sự thống khổ bị treo ngược nơi cảnh giới u đồ tối tăm, mà nó còn hàm chứa ý nghĩa làm vơi dịu đi sự thiêu đốt trong tâm hồn của mỗi chúng ta, khi chúng ta chưa thực sự áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống hằng ngày.
30/07/2024(Xem: 3575)
Nhớ lại câu hò tiếng mẹ ru Thuở còn ẳm ngửa những ngày thu Dẫu lớn khôn rồi, tâm thức cũ Hiện về nhân ảnh tuổi phàm phu.
27/10/2023(Xem: 17123)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
13/09/2023(Xem: 2790)
Chùa An Lạc tọa lạc tại số 5249 30th Street, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Chùa được thành lập vào năm 1979. Ngôi chùa uy nghiêm, khang trang, mang vẻ đẹp kiến trúc phương Đông ngày nay được xây dựng vào ngày 19/6/2004. Chùa có diện tích gần 3 mẫu Anh. Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội … của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại thành phố Indianapolis.
11/09/2023(Xem: 6771)
Con ơi mẹ chẳng cần chi Mong con ứng xử những khi mẹ còn Cho đúng bổn phận làm con Là gương sáng để con soi con vào Cho dù sức khỏe thế nào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]