Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về ngày lễ Vu Lan

09/08/201100:40(Xem: 7874)
Vài suy nghĩ về ngày lễ Vu Lan
Me_Vulanbaohieu
VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY LỄ VU LAN
Thích Đồng Thọ

Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, Đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, phải nói, đó là ngày lễ Vu-lan.

Hai chữ Vu-lan được hình thành từ công hạnh cứu mẹ đầy cảm động của ngài Mục-kiền-liên. Do đó, lễ Vu-lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha mẹ, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam:

"Uống nước nhớ nguồn",
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đức Thế Tôn tuyên bố Ngài ra đời vị lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho cả chư thiên và loài người. Lễ Vu Lan không ngoài tinh thần ấy, đã mang một ý nghĩa lớn lao và hết sức thiết thực cho loài người nói chung và phù hợp với cuộc sống nặng về tình cảm gia đình của người Việt Nam nói riêng. Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ. Do đó, với hầu hết người dân Việt, Vu Lan đã hiện diện trong ý niệm họ hết sức thiêng liêng và cao đẹp.

Với giáo lý thậm thâm, Đạo Phật được xem là Đạo xuất thế. Dù vậy, giáo lý mà Đức Phật thuyết giảng cũng không quên đề cập đến tư cách của một con người, đặc biệt là bổn phận của một người con. Rất nhiều trong các kinh Ngài thường dạy các đệ tử vấn đề này. Điển hình là đoạn kinh sau đây :

"Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào mà con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được xem là ngang hàng với Phạm thiên, Tiên sư, bậc đáng cúng dường là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cha mẹ đã đầu tư hết cuộc đời mình vào công trình nuôi dưỡng, giáo dục và giới thiệu con cái vào đời".

(Kinh Tăng Chi tập I trang 124)
Ngay chính Đức Phật, dù được xem là Thầy của ba cõi, Ngài vẫn luôn tán dương công ơn cha mẹ. Ngài cũng phải nghiêng mình trước nắm xương tàn khi nghĩ về công ơn cao dày của cha mẹ. Sự hiếu hạnh của một Đấng Giáo Chủ lại còn như thế, phận làm con chúng ta sao dám lãng quên! Chúng ta đồng thời phải nên trân trọng ngày lễ Vu Lan như là bổn phận của người con đối với cha mẹ, đồng thời qua đó chúng ta còn góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Bởi Vu Lan là hiện thân của hiếu hạnh đã và đang mang một sức sống thiêng liêng cho hồn dân tộc được hun đúc qua bao thế hệ theo tinh thần Phật giáo và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Người Tây phương cũng có ngày mẹ – "Mother 鳠day". Chúng ta trân trọng ngày truyền thống cao đẹp ấy của họ. Tuy vậy, dù nó mang một giá trị ý nghĩa nào đó thì cũng không thể so sánh với ngày lễ Vu Lan. Vu Lan của người Việt Nam có một giá trị bề dày lịch sử, được hình thành trên tinh thần Từ bi của Phật giáo và tính nhân hậu bình dị đầy tình người của dân tộc Việt Nam. Tinh thần của ngày lễ Vu-lan, có thể nói, là một triết lý sống đầy nhân tính.

Ngày lễ Vu Lan không phải là ngày để mọi người chỉ nhớ đến như bao ngày lễ khác. Thông qua tự thân, Vu Lan như là một tấm gương sáng cho mọi người có dịp soi lại mình, một người con, và đồng thời tôn vinh sự hiếu hạnh của đạo làm người.

Ngày nay, mọi người bắt đầu quan tâm và lo ngại trước sự tha hóa của giới trẻ. Nhiều lãnh vực đạo đức có nguy cơ báo động. Trong đó, bổn phận làm trò làm con hầu như không còn là vấn đề quan trọng đối với một số người có tư tưởng "tiến bộ sai lệch". Điều này trở thành một nỗi ưu tư của xã hội. Nhiều phong trào "về nguồn", "trò giỏi, con ngoan" v.v... đang được phổ biến rộng rãi như là một biện pháp tích cực giúp giới trẻ biết tìm về cội nguồi, đồng thời giáo dục họ biết tôn trọng những nét đẹp truyền thống mang tính dân tộc.

Bằng cách ấy, ngày lễ Vu Lan, nói một cách nào đó, cũng đã và đang là một hoạt động xã hội hết sức tích cực, đầy tính nhân bản, dễ dàng được cảm thông và đón nhận.

Nếu người Tây Phương tự hào về ngày "Mother's Day" truyền thống của họ thì theo tôi, chúng ta, người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu-lan của mình. Ngày lễ Vu Lan hội đủ mọi điều kiện cả về nội dung và ý nghĩa, xứng đáng là ngày cho mọi người hướng về. Với người Phật tử, chúng ta phải đón nhận ngày lễ Vu-lan như là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Và chúng ta cùng hy vọng, Vu Lan sẽ là ngày BÁO ÂN, ngày MẸ truyền thống thiêng liêng cao đẹp, sẽ tồn tại mãi mãi trong tâm hồn người dân Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5929)
Rằm tháng Bảy mỗi năm Tự Tứ Đồng về chùa cùng dự Vu Lan Là ngày chư Phật hỷ hoan Là ngày báo hiếu chu toàn thâm ân Lời Phật dạy ân cần tha thiết Ân mẹ cha chi xiết cao dày.........
10/04/2013(Xem: 4176)
Một thương Bảo điện đại hùng Rộng dung Phật tử về chung nguyện cầu Hai thương thiền định thẩm sâu Từ bi khắp trải, nhiệm mầu rộng lan..........
10/04/2013(Xem: 4312)
Mẹ ơi, đây một đóa hồng Con dâng lên mẹ ghi công sinh thành Ghi đêm thức đủ năm canh Khi con trở gió ươn mình không vui....
10/04/2013(Xem: 6628)
Nơi đất khách vẫn an cư cấm túc Thanh nghi xưa gìn giữ đến ngày nay Nhớ cố hương sao ngăn được cảm hoài Thỉnh sư thúc thay Thầy làm Thiền chủ
10/04/2013(Xem: 5755)
Không ai sinh ra đời lại không có mẹ có cha, nhưng trên thực tế cũng có một số ít người bất hạnh vẫn chưa một lần gặp cha thấy mẹ, có thể vì chiến tranh cha mẹ mất sớm, hay một lý do thương tâm nào khác. Nhưng dù gì đi nữa, không một người mẹ người cha nào lại không thương con. Tình cảm đó như thế nào, tôi nghĩ ai đã làm mẹ làm cha hiểu nhiều hơn bất cứ ai hết. Dù chúng ta có thể là kẻ bất hạnh, nhưng ý niệm đẹp về mẹ về cha vẫn còn thì chúng ta vẫn còn mẹ và cha, vẫn hân hạnh được làm người con có hiếu.
10/04/2013(Xem: 3893)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 11179)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7532)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 3343)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 55453)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]