Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần cầu nguyện trong kinh Vu Lan

07/08/201103:27(Xem: 6761)
Tinh thần cầu nguyện trong kinh Vu Lan
TINH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG KINH VU LAN
Quảng Tánh

Kinh Vu Lan(Ullambana Sutra), một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệt là giá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo. Vì thế, kinh Vu Lanđã chinh phục lòng người, in đậm trong tâm trí, thấm sâu vào máu thịt của tất cả những người con Phật.

Xuất phát từ Phạn ngữ, kinh Vu Lanđược ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmaraksa) dịch sang Hán ngữ vào thời Tây Tấn (thế kỷ III Tây lịch). Sau đó, kinh được truyền tụng rộng rãi và thu phục nhân tâm nhanh chóng, làm tiền đề để mở ra truyền thống Báo hiếu - Thắng hội Vu Lan, phổ biến ở các nước Phật giáo Bắc tông.

Kinh Vu Lanthuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi dâng cúng chư Tăng sau lễ Tự tứ, kết thúc mùa an cư kiết hạ, nhờ hợp lực chú nguyện của chư Tăng mà mẹ ngài thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ, sanh về cõi trời. Phát xuất từ nhân duyên này, cúng dường Vu Lan để báo hiếu cho cha mẹ quá vãng trở thành một trong những phương pháp báo hiếu phổ biến hiện nay.

Vấn đề đặt ra là phương pháp báo hiếu được Phật giới thiệu trong kinh Vu Lanphải chăng chỉ dựa vào tha lực, tức nhờ chư Tăng chú nguyện mà được thoát khổ? Như thế thì điều ấy có mâu thuẫn với nhân quả-nghiệp báo không? Trong khi “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” hay tự lực vẫn là tinh thần chủ đạo, xuyên suốt và nhất quán trong toàn bộ Thánh điển Phật giáo.

Nói về cầu nguyện, quan điểm của Thế Tôn được trình bày rất rõ ràng trong kinh Tương Ưng Bộ IV(Tương ưng thôn trưởng) và kinh Tăng Nhất A Hàm I(kinh Ca Di Ni). Nội dung của hai bản kinh này khá giống nhau, đều xác quyết rằng cầu nguyện suông, dựa vào tha lực không thể làm thay đổi nghiệp báo của một cá nhân. Bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một tảng đá và một thùng dầu, cả hai được ném xuống dòng sông, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên. Không có một sự tập trung cầu nguyện nào có thể can thiệp vào sự chìm của đá và sự nổi của dầu, vì đặc tính của đá và dầu vốn dĩ như thế.

Qua đó, Thế Tôn khẳng định nếu tạo nghiệp đen thì chịu quả báo đen và tạo nghiệp trắng thì được hưởng quả báo trắng, cầu nguyện không thể làm thay đổi nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. Rõ ràng, cầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích.

Tuy nhiên, cầu nguyện vẫn là một trong những nội dung tu tập trong đạo Phật. Sự cầu nguyện ấy phải được nhận thức như là sự mong ước chuyển hóa nghiệp lực đối với tự thân đồng thời soi sáng, hỗ trợ cho tha nhân chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, kể cả người chết. Và như thế, nội dung cầu nguyện trong Phật giáo không đơn thuần và hời hợt thuần tuý dựa vào tha lực hoàn toàn mà chủ yếu là tinh thần tự lực cùng với trợ duyên của tha lực.

Ai đã từng cầu nguyện thì kinh nghiệm rõ ràng là không phải bất cứ điều gì mình cầu nguyện cũng được như ý. Theo Phật giáo, đó không phải vì chư Phật, Bồ tát không gia hộ mà người cầu nguyện phải xem xét sự tự lực của mình đã đạt đến ngưỡng để “cảm ứng đạo giao” hay chưa? Cảm ứng đạo giao là kết quả của quá trình nỗ lực, thành tâm, tịnh tín và chuyển hóa trọn vẹn. Cầu nguyện trong Phật giáo, có thể nói là một phương pháp đánh thức, thức tỉnh để chuyển hóa mang đậm sắc thái tự lực.

kinhvulanbaohieu-biaĐối với sự cầu nguyện của chư Tăng được đề cập trong kinh Vu Lan, trước hết phải quán triệt vấn đề “nhất thiết duy tâm tạo”. Từ nơi tâm, những ác nghiệp của bà Thanh Đề (mẹ tôn giả Mục Kiền Liên) được tạo ra rồi tự chiêu cảm lấy quả báo.

Gió nghiệp làm quay cuồng và mụ mị tâm thức của bà nên chỉ luẩn quẩn trong vòng tròn khép kín đói khát, khổ bức cùng tham sân, bỏn sẻn, tật đố. Sự thống khổ bức bách cùng cực đến độ không một sát-na ngừng nghĩ. Vì thế, cần phải làm lắng dịu nổi khổ và đánh thức sự mê mờ triền miên ấy. Do đó, cần có sức mạnh tâm linh cao độ, phát huy tổng thể năng lượng Giới Định Tuệ của chư Tăng, tập trung hướng về để tưới tẩm, soi sáng, thức tỉnh tâm hồn bà.

Để thực hiện được điều ấy, thỉnh cầu chư Tăng chú nguyện sau lễ Tự tứ là tối cần thiết. Sau ba tháng cấm túc an cư, nhất là sau Tự tứ, đa phần chúng Tăng đều có tiến bộ tâm linh rõ rệt, Giới Định Tuệ sung mãn, tâm hoàn toàn thanh tịnh. Thời Thế Tôn tại thế, số lượng chư Tỷ-kheo dự phần vào các quả Thánh tăng lên đáng kể sau mỗi mùa an cư.

Khi chư Tăng hợp lực chú nguyện, nguồn năng lượng tuệ giác và từ bi hướng về cảnh giới ngạ quỷ, tưới tẩm cam lộ làm cho nóng bức trong địa ngục dịu xuống, niệm đói khát như lửa cháy thiêu đốt tâm can tạm thời an tịnh, tâm thức mê mờ triền miên chợt bừng tỉnh. Đây là cơ hội quý giá thật hy hữu cho các chúng sanh trong cảnh khổ thức tỉnh, chuyển hóa để tự vượt thoát. Trong thời điểm ấy, khi sự đau khổ tạm thời gián đoạn nếu các chúng sanh biết tận dụng cơ hội hiếm hoi này phát khởi thiện tâm, tưởng nhớ đến Tam bảo, tuệ giác được sanh khởi thì tự khắc sự chuyển hóa sẽ xảy ra.

Do ác tâm keo kiệt, bỏn xẻn, tham lam và bất kính Tam bảo tạo ra chiêu cảm đói khát, khổ bức của ngạ quỷ thì cũng ngay nơi tâm ấy thức tỉnh, bừng sáng để chuyển hóa và giải thoát. “Nhất thiết duy tâm tạo” là vậy. Chư Tăng chỉ có vai trò soi sáng, trợ duyên, tiếp sức cho quá trình chuyển hóa đó, mang tính thụ động. Chính các chúng sanh phải chủ động tỉnh thức để chuyển hóa nghiệp lực của mình. Trong trường hợp, những chúng sanh nghiệp chướng nặng nề, chấp nhận lấy khổ làm vui, không phát khởi tuệ giác thì chắc chắn sự giải thoát khó có thể thành tựu.

Ác tâm đẩy một chúng sanh sa vào địa ngục, ngạ quỷ thì thiện tâm của chúng sanh ấy đưa họ ra khỏi cảnh khổ. Không ai có thể làm thay họ chuyện này mà mỗi cá nhân phải nương vào nguyện lực, sức từ bi của Tam bảo để tự cứu lấy mình. Dù hoàn toàn chủ động, tự lực nhưng các chúng sanh trong cõi khổ rất cần sự hồi hướng phước báo, nhất là sự trợ duyên và soi sáng từ Tam bảo, vì thế không thể thiếu sự hợp lực chú nguyện, gia hộ của chư Tăng. Đây chính là tinh thần cầu nguyện trong kinh Vu Lan.

Do vậy, muốn pháp sự cúng dường Vu Lan để báo hiếu cho thân bằng quyến thuộc quá vãng có lợi ích thiết thực phải hội đủ các yếu tố cần thiết. Trước hết là sự thành tâm tịnh thí của gia chủ. Sự tịnh thí không phải ở nơi vật phẩm dâng cúng nhiều hay ít mà là tâm thành, nguyện thiết, mong muốn thân nhân thoát khổ với lòng hiếu thảo thực sự.

Tiếp đến là sự nhất tâm cầu nguyện của chư Tăng. Bởi nếu không nhất tâm thì nguyện lực bi trí không đủ mạnh để xoa dịu thống khổ và khai mở tuệ giác cho chúng sanh thức tỉnh. Quan trọng nhất vẫn là sự tiếp nhận nguồn năng lượng an lạc, giải thoát từ Tam bảo để chúng sanh tự thức tỉnh, chuyển hóa và tự thăng hoa.

Như thế, dù có hình thức cầu nguyện nhưng nội dung vẫn mang sắc thái tinh thần tự lực. Đây là tuệ giác cần phải thẩm sát để nhận thức đúng đắn về tinh thần cầu nguyện trong Phật giáo.

Quảng Tánh

(Cùng Tác Giả)

Xem thêm bài viết liên quan đến chủ đề:

BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ĐÁ CUỘI- Tâm Diệu

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2018(Xem: 8745)
TÌNH MẸ Tình yêu của Mẹ tuyệt vời Như hòn đảo giữa biển đời mênh mông Biển bao la, rộng muôn trùng. Đảo là nơi trú vô cùng bình an Lại thêm yên tĩnh vô vàn Tránh mưa, tránh gió, tránh cơn thủy triều. Chở che phương Bắc đảo yêu Đó là Hy Vọng diễm kiều vô biên, Phương Tây Nhẫn Nhục lâu bền, Phương Nam là những Lời Khuyên dịu dàng
10/08/2018(Xem: 5100)
Kính bạch Thầy, Vu Lan Thắng Hội 2018 lại đến, con kính xin đóng góp một bài thơ về Mẹ con, đây là tất cả sự thật về cuộc đời người Mẹ quá cố của con. Mẹ ơi ! Phải đợi đến ngày Mẹ về ......cát bụi Chợt hiểu vì đâu ...năng lực diệu kỳ Một mình phấn đấu giữa chốn thị phi Nhiều thập niên từ khi Cha ...theo Phật
10/08/2018(Xem: 5765)
Trong thiên nhiên kỳ quan đẹp nhất "Trong lòng ta, Mẹ bậc kỳ quan" Thiên nhiên nuôi dưỡng muôn ngàn Mẹ ta ánh sáng soi đàng con đi Mẹ là đấng từ bi tại thế Lòng bao la như bể trùng khơi Nuôi con vất vả một đời Dạy con khôn lớn thành người mai sau Dòng sữa Mẹ ngọt ngào thơm ngát
10/08/2018(Xem: 6034)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình. Thưa các bạn, tôi muốn nói rằng, chúng ta không có một lý do chính đáng nào đủ luận lý để chúng ta oán trách cha mẹ cả. Cho dù rằng, cha mẹ các bạn bỏ rơi các bạn từ khi mới lọt lòng hoặc gởi vào Cô Nhi Viện hoặc giao cho người thân nuôi dưỡng hay có thể là nuôi các bạn khôn lớn nhưng cha mẹ phạm phải những sai lầm nào đó, v.v... và v.v...
09/08/2018(Xem: 8023)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
09/08/2018(Xem: 6339)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
08/08/2018(Xem: 5107)
Trong Hạnh Phúc Kinh (Mangalasutta), thuật lại rằng : có thiên tử bạch hỏi đức Phật : làm sao để được vận may (mangala), và Đức Phật dạy cho 38 điều phải làm để được may mắn và một trong những điều ấy là : "Phụng dưỡng cha và mẹ... Là vận may tối thượng." Thật vậy, không vận may nào hơn, là do hiếu dưỡng với cha mẹ. Vì Trời Phật cũng từ công đức báo hiếu mà thành. Không kẻ ác nào hơn là bất hiếu với cha mẹ. Người hiếu dưỡng cha mẹ lòng từ dễ phát. Lòng từ phát thì mọi ích kỷ xan tham tật đố của con người sẽ tiệm tiêu. Bởi lẽ, Đức Phật nhìn thấy tất cả chúng sanh đều là cha mẹ. Do vậy, khi nhìn thấy chúng sanh khổ đau, thì không nỡ quay lưng làm ngơ được. Chính lý lẽ ấy, khiến cho bao nhiêu tánh hư tật xấu đều tan biến và ngược lại tánh lành được trưởng dưỡng phát sanh. Một khi tánh lành phát động, thì lợi lạc cho chúng sanh. Vậy nhân là lợi lạc chúng sanh, quả là chính bản thân hưởng phước. Đó là lý lẽ vì sao "Phụng dưỡng cha và mẹ... Là vận may tối thượng". Kính thưa chư vị,
08/08/2018(Xem: 5150)
Vu Lan sắp đến những clip cảm động về tình cảm thiêng liêng, trìu mến, ấm áp của những người con hiếu thảo đối với Cha Mẹ đâu không thấy mà ngày càng nhiều chúng ta nhìn thấy trên FB những cảnh đau lòng này, người Cha chửi bới con " mày giết tao đi cho vừa lòng mày", người con trai đang ngậm điếu thuốc đè đầu người cha xuống đất, banh miệng cha ra để rút lưỡi cha để cha không còn cơ hội để chửi mình nữa, người con vừa đè đầu cha và vừa chửi lại “tao rút cái lưỡi của mày nè”. Người vợ, người Mẹ đứng sau lưng để la hét, để can gián nhưng làm gì được với tình cảnh đau đớn trái ngang này giữa hai cha con ? Người con thọc tay vào túi quần lấy thứ gì đó, có thể là cái kềm hay cái kéo để cắt lưỡi cha ? chắc chắn trong cơn tức giận cộng với bản tính độc ác cùng với sự vô ơn bạc nghĩa, đứa con này có thể cắt lưỡi cha của mình, có thể gây án mạng chỉ diễn ra trong phút chốc. Xin những ai đã lở làm Cha, làm Mẹ, làm Con trong cuộc đời này rồi thì hãy cố gắng tu tập, gạn lọc tam nghiệp thân, khẩu
07/08/2018(Xem: 4506)
Ba Người Mẹ - Một Tấm Lòng Nguyên tác: Mary Kathryn Lay Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương Tình Mẹ thật bình an. Đó là tình cảm không cần mong cầu, không cần đền đáp. (Erich Fromm) Gần đây gia đình chúng tôi ăn mừng Ngày Vĩnh Cửu thứ mười ba của con gái chúng tôi, cái ngày mà chúng tôi đứng trước tòa và đã hứa với quan tòa rằng chúng tôi sẽ yêu thương và chăm sóc con gái của chúng tôi mãi mãi. Bất luận những gì chúng tôi hứa với quan tòa hay bất cứ ai đã hiện diện trong tòa, chúng tôi thuộc về nhau như cha mẹ và con gái, thậm chí không có những ràng buộc luật pháp nhận con nuôi. Gần mười lăm năm trước, chúng tôi đã bắt đầu hành trình làm cha mẹ, không phải theo cách mà tôi đã tưởng tượng lâu xa về trước, khi tôi đứng bên cạnh Richard trước bàn thờ và tưởng tượng về tương lai cùng nhau. Tuy nhiên, kết quả của những thủ tục giấy tờ, những giờ học lớp hướng d
07/08/2018(Xem: 4133)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình. Nếu con có được ngọc xanh Để mà dâng Mẹ đáp tình bấy lâu Về từng chân lý nhiệm mầu Giúp cho con thấy trước sau tỏ tường. Nếu con có được ngọc hồng Để mà dâng Mẹ thỏa lòng tri ân Về từng nỗi khổ vô ngần
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]