Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam

05/08/201114:14(Xem: 7296)
Đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam
red_rose_46
ĐẠO HIẾU TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM

Thích Đức Trí

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn. Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa.

Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn hóa Việt Nam mà bài viết này đề cập đến.

Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu chuông đạo hiếu người con Việt. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử với những phương diện trong đời sống con người, như kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật v.v , nó cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người Việt Nam làm nên văn hóa của dân tộc trong quá khứ và hiện tại. Văn học dân gian Việt Nam đã đề cao văn hóa gia đình và dòng tộc. Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc dòng giống con rồng cháu tiên. Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng, thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền lành, sống đúng đạo lý cha con và tình nghĩa vợ chồng. Đó là ý thức về hiếu hạnh, đặt nền tảng gây dựng đạo đức xã hội.

Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đã bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vua Hùng truyền trao ngôi vua. Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác dâng lên đều bị vua từ chối. Ý thức ấy như ngọn gió đạo đức đã thổi vào luồng văn hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lý lâu dài. Chiếc bánh chưng, bánh dầy đã trở thành một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chiếc bánh ấy thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm.

Trong ca dao Việt Nam, tiếng nói đạo đức mang truyền thống văn hóa dân tộc được kết tụ mấy nghìn năm lịch sử. Với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gủi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ:

Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”

“ Công cha như núi Thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc vào thế kỉ thứ mười lăm, là một nhà quân sự, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của dân tộc, có nhiều thi phẩm văn chương bất hủ. Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” của ông, đã đề cao đạo đức, luân lý trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Hiếu được nhấn mạnh rất rõ:

Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,

Cù lao đội đức cao dày,

Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”

(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:

“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc

Xem cháo cơm thay thế mọi bề

Ra vào thăm hỏi từng khi

Người đà vô sự ta thì an tâm.”

(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Nguyễn Du, ông cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc, vào thế kỉ thứ mười tám, thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, ông thường nói rằng “ngã độc kim cang, thiên biến linh”, nghĩa là “Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang” Nguyễn Du đã tiếp nhận hai nguồn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa mà viết ra tác phẩm Truyện Kiều, ông đã đề cao chữ hiếu với một tinh thần phóng khoáng, đặc biệt đạo hiếu được nhấn mạnh và xem đó là nhiệm vụ hàng đầu của con cái:

Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn,

Để lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sanh thành.”

Trong tư tưởng của ông đạo hiếu là nét trinh lòng cao quý. Giữa thời đại phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, mà ông đã xây dựng hình ảnh Thúy Kiều yêu Kim Trọng, hiếu với mẹ cha, nhưng nàng sẵn sàng bán mình chuộc cha:

Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”

Thúy Kiều đã hy sinh tất cả hạnh phúc cá nhân để làm tròn Chữ Hiếu:

“Như nàng lấy hiếu làm trinh

Bụi nào cho đục được mình ấy vay.”

Còn nữa:

“Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.”

Thúy Kiều không vì tình yêu mà quên đi bổn phận làm con, nàng đã có một thái độ dứt khoát trong tình và hiếu, mặc dù bán mình, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ một tấm lòng trung trinh vì đã thực hiện trọn vẹn chữ hiếu. Hơn thế nữa, Kiều sẵn sàng khuyên em mình là Thúy Vân chung sống với Kim Trọng, đó là một nghĩa cử cao đẹp và cao thượng, một quan điểm tình yêu mới lạ trong thời đại bấy giờ.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân vào thế kỉ thứ mười chín, không màng danh lợi, rất đề cao tinh thần hiếu hạnh, thể trong tác phẩm“ Lục Vân Tiên.” Hình ảnh Lục Vân Tiên trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, đã quay về chịu tang cho mẹ và ông đã khóc lóc đến mù mắt. Lục Vân Tiên không vì sự nghiệp của bản thân mình mà quên đi trách nhiệm của người con khi cha mẹ qua đời.

Trong giáo lý đạo Phật, Đức Phật Thích Ca, ngài là một bậc Thầy của trời người đã thể hiện trọn vẹn về hạnh hiếu. Khi vua Tịnh Phạn bệnh nặng, ngài đã về hoàng cung để thuyết pháp cho vua cha. Trong kinh Địa Tạng có chép rằng, Đức Phật còn lên cung trời Đâu Lợi thuyết pháp cho mẹ là Thánh Mẫu Ma Gia. Ở trong Kinh Vu Lan, hình ảnh Đức Mục Kiền Liên tiêu biểu một đệ tử chí hiếu, vâng lời Phật dạy đã thực hiện phép cúng dường Tam Bảo trong ngày rằm tháng bảy, hồi hướng phúc đức cứu thân mẫu thoát khỏi địa ngục khổ đau. Kinh Nhẫn Nhục có dạy rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu."

Các Kinh khác có nhấn mạnh về ý nghĩa hiếu hạnh như sau:

"Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được! Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy suốt đời, vừa đấm bóp hầu hạ, và dù tại đó cha mẹ vãi tiểu tiện, cũng chưa làm đủ để đáp đền ơn mẹ và cha." (Kinh Tăng Chi I, trang 75)

Tinh thần hiếu hạnh Phật giáo thấm nhuần trong văn hóa của dân tộc Việt nam, ca dao có câu: “dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng Bảy mưa Ngâu thì về”. Rằm tháng bảy trong kí ức mọi người là ngày xá tội vong nhân, phát tâm làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo cầu cho gia quyến bình an và cầu nguyện cho hương linh cha mẹ và tổ tiên quá vãng được sanh về cõi an lành. Như vậy, Phật Giáo thực hiên rất sâu sắc hơn về ý nghĩa đạo hiếu. Người Phật Tử làm tất cả các thiện pháp để hồi hướng cho tổ tiên ông bà quá vãng nhiều đời: “đa sanh phụ mẫu”, là nuôi lớn tình thương bình đẳng vô ngã vị tha. Ý nghĩa ấy, chúng ta còn phải có trách nhiệm với bao bậc mẹ cha khác trên cuộc đời, vì giá trị rộng lớn của chữ hiếu trong triết lý duyên sinh. Theo quan điểm đao Phật, hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người. Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn.

Thích Đức Trí

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2013(Xem: 10547)
Đạo làm con (Sáng tác Quách Beem) với sự tham gia của 300 nghệ sỹ tên tuổi từ Nam ra Bắc Bài này không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng vì mình thấy hay quá nên lưu lại tại đây để chia sẻ với mọi người. Do bản official có phỏng vấn quá dài và nhiều đoạn cũng (có thể) gây ít nhiều sự thiếu đồng cảm nên mình xin phép cắt bỏ những đoạn đó để mọi người có thể nghe trọn vẹn và giữ trọn vẹn cảm xúc của bài hát. Rất mong ekip thực hiện chương trình thông cảm Chúc cho tất cả chúng ta luôn được sống bình yên, hạnh phúc và vui vẻ bên các đấng sinh thành của mình "Đêm đêm con thắp đèn trời, cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..."
05/08/2013(Xem: 12680)
Lời bài hát: Phận Làm Con - Nhiều Ca Sĩ Mẹ già ngồi khóc dưới hiên mưa tả tơi. Cha già ngồi đó đôi vai gầy ai ơi. Thèm sao một bữa cơm gia đình, mộc mạc thôi đơn sơ nhưng mà vui. Mẹ già ngồi đó nước mắt không còn rơi Cha già ngồi đó, mắt kia nhìn xa xôi
05/08/2013(Xem: 9651)
Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.
04/08/2013(Xem: 5916)
Trong khi tất cả chúng ta Vinh danh Mẹ quý, ngợi ca hết lời Với lòng yêu mến tuyệt vời Đề cao đức tính của người mẹ thương
03/08/2013(Xem: 10049)
*Thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với truyện Kiều, rất phổ biến trong nhân gian, mọi tầng lớp bình dân cho đến những nhà bác học đều yêu mến, một số thuộc nằm lòng cả tác phẩm này (3254 câu thơ lục bát), chương trình giáo dục của học sinh trung học cũng có tuyện Kiều. Cụ Nguyễn Du đã áp dụng triết lý của tam giáo (Phật-Lão-Khổng giáo) để diễn tả những diễn biến của cuộc đời, rất nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đều xảy ra trong truyện Kiều, vậy cho nên hàng năm người có tục lệ bói Kiều, để xem năm mới đời mình sẽ như thế nào ứng theo sự việc xảy ra với những nhân vật trong truyện, nhất là tùy theo hoàn cảnh của nàng Kiều là nhân vật chính của cốt truyện.
03/08/2013(Xem: 12469)
Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…
03/08/2013(Xem: 12094)
Tháng năm ngày lễ Mẹ Tháng sáu ngày lễ Cha. Niềm yêu thương chan hòa Mẹ Cha, Ôi cao cả ! Đã cho con tất cả Từ sơ sinh đến già, Dòng sữa mẹ đậm đà Cha công lao vất vả,
03/08/2013(Xem: 14339)
Có khi mở tròn xoe mắt Mà trong Tâm tối mịt mùng. Có khi ngồi yên nhắm mắt Mà đèn tâm vụt sáng trưng.
02/08/2013(Xem: 16839)
Bộ tranh Cha yêu con theo cách riêng của cha của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đang làm xôn xao cộng đồng mạng bởi chứa nhiều giá trị nhân văn.
01/08/2013(Xem: 12589)
Nắng hồng rực rỡ trời mây Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng Hào quang chói lọi ánh vàng Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay Ngài đi khất thực trong ngày Tìm cơ giáo hóa ai đây lầm đường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]