Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan - rằm tháng bảy

31/07/201113:17(Xem: 5796)
Vu Lan - rằm tháng bảy
red_rose_45
VULAN – RẰM THÁNG BẢY

HT.Thích Khế Chơn

Hômnay, nỗi niềm hiếu tâm của người Phật tử đang tràn ngậpkhắp cõi lòng, làm ngào ngạt hương trầm Vu – Lan tỏa rộngmọi không gian. Toàn thể Tăng Ni Phật Tử chúng ta đang thànhkính kỷ niệm Vu – Lan thắng hội Phật lịch 2552.

Rằmtháng Bảy là ngày thiêng liêng, trọng đại, nhắc nhở chúngta nhớ đến ngày Tự Tứ của Chư Tăng Ni sau ba tháng an cưkiết hạ, rèn luyện thân tâm theo chánh pháp, làm cho hạnhnguyện của mình dần dần trở nên hoàn hảo, không bị thốichuyển mục đích giải thoát cao thâm, khỏi bị lùi tâm trênđường tu hành đầy những chông gai hiểm trở.

Đâychính là giờ phút các vị Tăng Ni tự kiểm thảo tư tưởng,ngôn ngữ và hành vi của mình để rồi hân hoan lãnh thọthêm một tuổi đạo, tuổi của đức hạnh, của sự tinhtấn trên bước đường tu học.

NếuTết Nguyên Đán là ngày vui của dân chúng được thêm mộttuổi đời, thì lễ Vu Lan là ngày lễ của Chư Tăng Ni đượcthêm một tuổi đạo.

Thựcchất Vu – Lan chính là sự kết hợp của tự lực với thalực, từ bi với trí tuệ, tu và học, tri và hành đi đôi,đó là điều kiện tất yếu để đi đến giải thoát.

Cũngngày này, cách đây trên 2500 lịch sử, đức Mục Kiền Liênnặng lòng hiếu đạo đã cứu mẹ hiền thoát khỏi vòng trầmluân cơm lửa khổ đau.

Đâuđây tiếng chuông chùa ngân vang, hòa lẫn theo nhịp mõ lờikinh tạo thành những âm thanh huyền diệu trong ngày Vu Lan đến,chấm dứt một quảng đời đen tối, mở đầu cho cuộc sốngsáng tươi, bà Thanh Đề mẹ của đức Mục Kiến Liên đãtừ bỏ chiếc thân đơn bạc, tiều tụy xác xơ của kiếpđọa đày, từ giả luôn cả ngục tù tra tấn, những đóilạnh nguy vong, hiện thân của vô vàn tội lỗi. Bà đã đượcsinh về cảnh giới an lành, nhờ sức gia trì chú nguyện củathập phương Đại Đức Chúng Tăng và lòng hiếu thảo củađức Mục Kiến Liên Tôn Giả.

Cùngchung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gươnghiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mốicảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Bêncạnh những giá trị hùng tráng của một triết lý siêu việtvà vĩnh cửu, Đạo Phật cũng đã gần gũi đi vào cuộc sốngdân tộc bằng một phong thái dung dị, hòa ái đậm đà –Quê hương yêu dấu của chúng ta đã đón nhận dòng suốimát đạo lý ấy như đón thở khí trời thoải mái và khoángđạt. Vu Lan với lòng báo ân cha mẹ chính là dấu hiệu chứngtỏ sự dung hợp gắn bó giữa giá trị luân lý ngát thơmđạo vị với trái tim tình ái quê hương.

Mỗingười chúng ta lớn lên, xương thịt và tinh thần đều làmbằng giọt ngọc thủy tinh đôi mắt cha mẹ, đều bềnh bồngru êm trong tiếng hát thì thầm thương yêu sóng vỗ, đềuthơm tho phong bánh chợ chiều đường tre rợp bóng. Chúng talớn lên trong tiếng mẹ cha, trở mình trong tình thương yêuấp ủ của cha mẹ – Vu Lan chính là một sự thức giấcđể chúng ta có dịp đi về hoài niệm, để lời kinh báohiếu ở mãi trong lòng người.

Nóiđến hiếu đạo là nói đến tình thương, một tình thươngcó trước mà trên tất cả mọi tình thương.

Nhữnggì khác trong cuộc sống của con người thì phải nhờ cósự tiến bộ về tư tưởng hay vật chất con người mớinhận ra, nhưng tình thương của cha mẹ đối với con cái thìđã được cảm nhận từ bao giờ rồi. Cho nên có con ngườilà có hiếu thảo. Đây là một bổn phận phát xuất từ tìnhthương, vì vậy không có tính chất bắt buộc hay áp đặtnào cả.

Tìnhthương của cha mẹ là “nước trong nguồn chạy ra” lai láng,mát dịu, ngọt ngào. Nó chính là thứ dịch thủy đã bao bọcthai nhi trong chín tháng mười ngày, là dung môi cần cho sựsống tăng trưởng. Thiếu nước thì vạn vật héo mòn cằncõi, thiếu tình thương thì nhân loại lầm than, lụi tàn trongsân hận chấp tranh; thiếu cha mẹ thì người con lâm cảnhkhốn cùng giữa cuộc đời sa mạc chói chang, khô sở thiêuđốt, lạc lõng, bơ vơ, thân tâm không nơi nương tựa. Chonên nếu lỡ ra, chẳng may nguồn thương ấy mất đi thì đólà bất hạnh lớn nhất của đời người.

Thếnhưng, cuộc sống vẫn thường diễn ra lắm cảnh trớ trêu,ý thức và cảm nhận về hạnh phúc thường đồng hóa vớihạnh phúc. Cho nên khi ở trong hạnh phúc con người thườngít khi thấy mình hạnh phúc, chỉ khi nào hạnh phúc đã vượtkhỏi tầm tay mới thấy được hạnh phúc.

Khicha mẹ còn sống, còn khỏe, người con được tắm đượcbơi trong tình thương yêu dịu mát, ngọt ngào, thì ít ai cảmnhận được cái hương vị tuyệt vời ấy một cách rốtráo. Chỉ khi cha mẹ đã mất rồi, khi tình thương ấy khôngcòn nữa, mới xót xa nuối tiếc ngợi ca.

Mộtthi sĩ đã cảm tác lên mấy vần thơ trong khi mất mẹ:

Khicòn mẹ con còn tất cả
Mẹđi rồi tất cả đều đi

Mẹơi con chẳng còn chi

Bơvơ đến cả khi đi lúc về

Thậtđúng! Mất mẹ cha là mất tất cả bầu trời, vì trái timcủa cha mẹ là kho tàng chất chứa nguồn thương, tình âuyếm, nét dịu hiền, bao dung, quên mình và tận tụy.

Ôi!Trọn cả cuộc đời chẳng thảnh thơi
Nhưngmong con trẻ chóng nên người!

Tìnhthương của cha mẹ “êm như gió lùa mặt hồ”, “nắngmưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ”, “thương conthao thức đêm trường, chẳng nề sớm khuya mưa nắng, lặnlội gieo neo, không quản thân nghèo, không nao mái đầu buồnphiền nhuộm bạc. . .”

Côngơn cha mẹ cao như trời lồng lộng, rộng như đất khó dò.
Lúccòn nhỏ cha mẹ lo miếng cơm manh áo, ngày lớn khôn lo việchọc hành.

Locho con lập thân vào đời, sao cho nở mặt rạng mày với thiênhạ. Lo dựng vợ gã chồng, lo sinh cơ lập nghiệp cho con cóchỗ nương nhờ tương lai… Chính nỗi âu lo đã làm cho máiđầu cha mẹ sớm bạc trắng trên trán cha mẹ nhiều nếpnhăn nheo và làm cho cha mẹ sớm già hơn tuổi tác. Những đêmdài trằn trọc lo toan, những đêm khuya thức trắng mắt khicon ốm đau tai biến. Nào những ngày triền miên như thế kỷcha mẹ ngồi đợi trông con, nào những giọt nước mắt lăntrên đôi má mẹ cha, tủi hờn thân thế khi đã tận sứcmình mà chẳng lo nổi cho con tròn nguyện ước bình sinh.

Chamẹ là nơi ẩn núp an ổn chắc chắn nhất của tuổi ấuthơ! Bị vấp ngã bị vây đuổi, bị đe dọa, chạy vào lòngmẹ, vùi cả đầu, cả khuôn mặt đẫm nước mắt vào áoôm lấy cha mẹ là cảm thấy an toàn.

Lớnlên, những lúc bị vùi dập, trong nỗi khổ đau tận cùngcủa thân phận, người con ở bất cứ lứa tuổi nào vẫngọi “Cha mẹ ơi” để than thở.

Thếmà, có những đứa con vì vô minh che khuất không thấy đượcnỗi niềm của cha mẹ, đang lê thân qua mờ mịt đêm dài,làm trái tim cha mẹ quặn đau, làm đôi mắt cha mẹ rưng rưng!Những đứa con đã ngỗ nghịch từ thuở bào thai, đập phávẫy vùng làm mẹ đớn đau, làm cha kinh hãi – Những đứacon không biết ơn nặng nghĩa sâu của cha mẹ, đã chẳng trântrọng kính yêu lại còn vong ân thất đức – Không xót xacù lao chín chữ … thương thay những đứa con mê mờ lầmlạc, trà đình lửa điểm, lãng đãng ngao du theo phương cờbạc, rượu chè, cần sa ma túy, quên cha, quên mẹ bán bổthâm tình, phản thầy lừa bạn, lòng lang dạ thú, bội nghĩavong ân, trọng tiền tài khinh nhân nghĩa, đã trở thành bấthiếu bất nhân.

Ôi!Những đứa con:
Thânngười ba ngã tối tăm

Yêucuồng, sống loạn, uống ăn tối tàn

Lọclừa tham ác mưu toan

Đườngtu xa mãi, nghiệp oan chất đầy!

Khicha mẹ đã mất rồi, người con bất hiếu chỉ biết khóccho thân phận, hay rưng rưng nuốt lệ ăn năn vì đã lỡ tayđánh mất một hạnh phúc lớn lao và vô phương cứa chữa.

Hiếuhạnh trong Đạo Phật được quan niệm một cách cứa cánhvà siêu việt về không gian và thời gian: Về thời gian làbáo đền công ơn cha mẹ trong vô lượng, vô số kiếp vàkhông gian là tất cả chúng sanh trong tam đồ lục đạo –Hơn nữa, hiếu là giới luật, là công đức của muôn ngàncông đức và tâm hiếu chính là tâm Phật, hạnh hiếu chínhlà hạnh Phật. Cho đến muốn cầu thành Phật Quả, hiếudưỡng cha mẹ là việc làm đầu tiên. Tiền kiếp Đức ThíchCa rất nặng lòng hiếu đạo và xem là một công hạnh tiênquyết trong đạo làm người. Ngài không từ chối bất cứmột hy sinh nào miễn cha mẹ sống còn và mạnh khỏe, dù phảimóc mắt để làm thuốc, moi tim để thế mạng, hoặc từbỏ ngai vàng đế nghiệp để phụng dưỡng cha mẹ. ĐứcPhật đã dạy: “Nếu người nào mong cầu đạo giải thoát,mong cứu khổ chúng sinh hoặc mong đạt đến Thánh quả VôThượng, người ấy tuyệt đối phải hiếu kính với cha mẹ.Người con chí hiếu sẽ thành tựu được các hạnh lành”.Chính Phật ngôn này đã trở thành một “Thông điệp hiếukính” mà Đức Phật đã gởi cho nhân loại cách đây trên2500 năm lịch sử.

Mưatrời ngập chảy ra sông
Nhớcông dưỡng dục ra công đáp đến

Gióđưa cành trúc la đà

Mẹcha còn sống Phật Đà hiện thân!

Chamẹ là một ân huệ cao quý của đời ta, xin hãy trân quýnâng niu, đừng vì lý này lẽ nọ mà lãng phí nguồn ân suốiái ấy. Xin hãy nhìn cha mẹ bằng cái nhìn hồn nhiên, cáinhìn tìm gặp một tâm hồn, một niềm ai ủi, mà đôi mắthiền từ của cha mẹ là cửa ngõ gọi chờ – Hãy nhìn chamẹ cười, nụ cười xinh tươi hay móm mém đều biểu hiệnthân ái và cảm động… nụ cười của cha mẹ đã nói lêntất cả những gì mà mắt và lời nói, không diễn tả hếtđược.

Chamẹ là tình thương trầm lắng âm ỉ và bất diệt chớm nởgiữa loài người từ thuở hồng hoang. Tình thương yêu ấylà cội nguồn của hiếu trung, là nơi xuất phát của tìnhthương nhân loại. Ta thương mẹ thương cha vì ta là con củacha của mẹ như nước thương nguồn, như cây thương cội.Thương mẹ kính cha không vì những ràng buộc chung quanh mớilà hiếu thảo đích thực.

Thươngcha mẹ và còn có cha mẹ để mà thương đời còn chi hơnnữa.

Giàunghèo sang hèn xin đừng quái ngại, những người con hiếuthảo hãy gạn lọc lòng mình hướng về Tam Bảo cầu cho chamẹ còn sống phước lạc trăm năm, cha mẹ quá vãng siêu sinhtịnh cảnh.

Xinhãy thành tâm cầu nguyện cho năm tháng đều trở thành VuLan, cho thế giới ba ngàn khổ lụy tắm cam lồ, cho lời kinhbáo ân vang vọng tình đời, cho trần gian không còn đứa connào làm khổ cha mẹ.

NAMMÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT

Cố Đô Huế, mùa Vu Lan năm Mậu Tý, Phật lịch 2552

Hòa thượng THÍCH KHẾ CHƠN


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2024(Xem: 1048)
Cảm niệm nhân Mùa Vu Lan 2024 kính dâng Má Hải Ngọc Vương Thị Ngọc Quyên (1935-2024) Bài viết của NS Thích Nữ Thảo Liên Diễn đọc & layout video clip: Cư Sĩ Giác Nguyên
17/08/2024(Xem: 3411)
Thư Khánh Tuế Mùa Tự Tứ Phật lịch 2568 (của Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống Thích Đức Thắng)
17/08/2024(Xem: 2377)
Gió lộng mưa giăng tháng Bảy về, Xa rồi bóng Mẹ… những ngày thê. Âm thầm sinh dưỡng như trời bể Lặng lẽ chan hòa tựa thủy khê. Chịu thiệt nuôi con nào lúc kể, Sống hiền với xóm chẳng đường chê. Nhà không Người, vắng tìm đâu dễ, Nhận cả ân thâm, hiếu nghĩa kề.
16/08/2024(Xem: 913)
Kìa …Hoa rực nở trong vườn có phải thay vạn ngàn lời muốn nói ? Chào đón thế gian với muôn sắc thắm tươi Như nụ cười mãn nguyện của mẹ khi con lớn thành người Và bao mỹ từ thường dùng trong … hoa tình thương, hoa nhân ái !
16/08/2024(Xem: 540)
Sẽ chẳng bao giờ nước mắt chảy ngược Sẽ chẳng bao giờ nguồn lìa bỏ suối Tình mẹ cũng thế Muôn đời là cánh đồng vàng thơm hương lúa Là cánh diều cao bay trong gió , cho con no lớn vui đùa.
16/08/2024(Xem: 830)
Đây là một sự kiện rất quan trọng chào mừng Đại lễ Vu Lan năm nay. Tại triển lãm sẽ trưng bày hơn 1500 tựa sách liên quan tới Phật giáo, văn hóa giáo dục, sức khỏe và tinh thần… Những tựa sách mới xuất bản cũng sẽ được giới thiệu tại triển lãm như bộ sách “Phật học căn bản” của tác giả Ari Ubeysekara được dịch bởi dịch giả Thủy Nguyễn và do thầy Thích Quảng Lâm hiệu đính, “Ni tổ Theravada Việt Nam” bản song ngữ Anh-Việt của Tiến sĩ Kim Lan, “Nguồn gốc Thiền Phật giáo” của Alexander Wynne, “Đạo Phật hiện đại hóa” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Chuyện trong nhà - Làm con hiếu hạnh”, Bộ sách “Tĩnh Tư Ngữ” của Sư bà Chứng Nghiêm, “Bí quyết để có bình an” của TS Nguyễn Mạnh Hùng,…
16/08/2024(Xem: 846)
Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ “đần độn, rối trí” (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: “Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!” Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.
16/08/2024(Xem: 632)
Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN - 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền, do những đặc điểm siêu thế tục nổi bật của mình, Phật giáo từng phải chịu sự lên án của người dân Trung Quốc, đặc biệt là các Nho sĩ khi mới du nhập vào đất nước này. Các nhà sư lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại đã phải đào sâu các tư tưởng về “đạo đức hiếu thảo” từ kinh điển Phật giáo và quảng bá, phổ biến tư tưởng này để làm cho Phật giáo phù hợp với đạo đức truyền thống Trung Quốc. Đây là nền tảng để Kinh Vu Lan, lễ hội Vu Lan được truyền bá rộng rãi ở đất nước tỷ dân này. Những tư tưởng “hiếu thảo” của Phật giáo ở các bộ Kinh Vu Lan không chỉ phù hợp với quan niệm “tôn kính gia đình” của Nho giáo Trung Quốc mà chữ “hiếu” của Phật Giáo còn có ý nghĩa cao quý hơn và vượt lên sự thế tục, có tính thiêng cao.
15/08/2024(Xem: 1408)
Tôi có hai Má : Má trước và Má sau. Cả hai bà tôi đều thương như nhau. Má trước (má ruột tôi) mất lúc tôi còn quá nhỏ đủ để không nhớ được gì hết ngoại trừ lúc Má tôi nằm trên giường bịnh. Lúc nào tôi cũng đeo dính bên cạnh bà, đó là thời gian hạnh phúc nhất của tôi. Má tôi đau nặng lắm. Bà biết mình sắp mất nên cứ gặng hỏi tôi: - Má chết rồi con ở với ai?
15/08/2024(Xem: 1445)
Với người con Phật thuần thành ở khắp mọi nơi, Mùa An Cư và Vu Lan Thắng Hội là mùa HOAN HỶ nhất. Bởi vì: - Trong thời gian an cư, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, hoan hỷ được nghỉ ngơi, có thời gian tịnh dưỡng, tu học, đặc biệt là tránh phạm giới thứ nhất (sát sanh), trưởng dưỡng lòng từ bi, vì không phải đi lang thang ngoài đường “khất thực” để khỏi giẫm đạp lên côn trùng trong mùa mưa đang sinh sôi nẩy nở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]