Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Lễ Bông Hồng Cài Áo

20/11/201008:47(Xem: 5363)
Ý Nghĩa Lễ Bông Hồng Cài Áo
hoa hong3

Mùa Vu lan về, tôi lại nặng trĩu lòng khi nhớ đến Mẹ. Thực ra nói và viết về Mẹ đã là một việc làm không phải, mà phải sống như Mẹ, sống tốt với Mẹ, bây giờ Mẹ không còn thì dù ta có nói hay mấy đi nữa cũng chẳng ăn thua gì đâu.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có những câu thơ, những áng văn bất hủ để ca ngợi hình ảnh thiêng liêng và giá trị tình thương vô bờ bến của Mẹ, cũng chính là để nhắc nhở những ai có hạnh phúc đang còn Mẹ, rằng hãy đừng quên, và đừng làm Mẹ buồn khổ.

Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn. Mẹ của người làm vua và Mẹ của kẻ cùng đinh hà tiện đều thương con như nhau, dù khổ đau lam lũ hay hạnh phúc cao sang thì giá trị tình thương của Mẹ vẫn luôn không thay đổi. Thế nhưng những người con thương Mẹ thì lại khác.

Cho nên hàng năm, cứ đến mùa Vu lan, hầu hết người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều tổ chức lễ “Bông Hồng cài áo”, để tưởng nhớ công ơn của Mẹ, dù còn hiện tiền hay không còn lưu dấu.

“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù Người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”. (Tản văn“Bông hồng cài áo” của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh)

Tôi cũng được cài bông hồng, nhưng lại “phải” cài bông hồng màu Trắng, rất quý nhưng rất buồn. Nhìn mọi người cài hoa cho nhau trong những ngày lễ Cài bông hồng lúc trước tôi như chìm hẳn vào dòng suy tư miên man, và bỗng suy nghĩ về xuất xứ của ngày lễ này (lễ “Bông hồng cài áo”).

Lễ cài bông hồng lên áo đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni Phật tử nói riêng, cho dù bạn có là Phật tử hay chưa phải là Phật tử bạn cũng được tham dự và được cài bông hồng, đó là giá trị tinh thần và giá trị văn hoá, giáo dục cao. Đã là lễ hội vậy nó có từ lúc nào? Tại sao lại là bông hồng mà không là loại bông hoa nào khác? Và lễ hội này là của người Việt Nam hay còn dân tộc nào khác?

Vào những năm cuả thập niên 1960, cài bông hồng trong một dịp kết thúc khoá tu do Hoà thượng Thích Nhất Hạnh tổ chức, theo Ngài là có một ý nghĩa đền đáp “Tứ ân” và để nhắc nhở với đại chúng trong lúc tham dự, về sự biết ơn, báo ơn nhằm hoá giải những oán kết giữa con người với vạn loại trong cuộc sống vốn có nhiều mối ràng buộc chằng chịt với nhau, đó cũng chính là tông chỉ của tình thương và hoà hợp.

Sau đó nghi thức “Bông hồng cài áo” được giới thiệu với người Việt từ một cuốn sách cùng tên của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, được viết vào tháng 8 năm 1962, cùng thời điểm đó nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã sáng tác nhạc phẩm “Bông hồng cài áo” - đến nay bài hát đó được coi như là “bài hát vàng” (xin đừng hiểu lầm là “nhạc vàng). Từ đó nghi thức cài bông hồng trong ngày Vu lan được phổ thông hoá và trở thành ngày lễ, đến nay là trên bốn mươi lăm năm.

Tại Mỹ, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5. Đây là dịp mà những người mẹ nhận được nhiều thiệp, quà và hoa. Ngày của mẹ đầu tiên được tổ chức tại Philadelphia, năm 1907, dựa vào ý kiến của Julia Ward Howe năm 1892 và của Anna Jarvis năm 1907. Mặc dù trước đó chưa hề có Ngày của Mẹ nhưng vẫn có những sự kiện đặc biệt dành cho mẹ ở Hy Lạp trước đó để tỏ lòng thành đối với Người mẹ của các vị thần, Rhea, vợ của Cronut

Sau đó, tại Anh, vào những năm của thập niên 1600 vẫn có những ngày gọi là Ngày chủ nhật của Mẹ, được tổ chức trong dịp lễ Phục Sinh, vào ngày chủ nhật thứ tư. Vào ngày này, những nô lệ được trở về nhà thăm mẹ. Việc tặng mẹ những chiếc bánh đặc biệt cùng với việc tổ chức lễ hội cũng dần trở thành truyền thống.

Các nước trên thế giới cũng tổ chức Ngày của Mẹ vào những thời gian khác nhau trong năm. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kì, Úc và Bỉ, ngày của mẹ cũng được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng năm, sau dịp Lễ Tạ Ơn.

Nhật cũng lấy ngày Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 là ngày của Mẹ (Mother's Day). Trong ngày này, con cái thường tặng mẹ hoa cẩm chướng đỏ (carnation) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ lòng kính yêu mẹ.

Phong tục này khởi đầu từ thành phố Grafton, West Virginia (Hoa Kỳ) vào ngày 09 tháng 05 năm 1907 và người đầu tiên lấy hoa cẩm chường đỏ và trắng để vinh danh các bà mẹ là cô Anna Jarvis. Cô là người bỏ cả đời ra để vận động cho một ngày lễ mẹ trên toàn quốc Hoa Kỳ để vinh danh các bà mẹ, trong đó có thân mẫu của cô đã tận tụy nuôi 11 người con. Hôm đó là ngày chủ nhật mồng 9 tháng 5, Anna đã tổ chức một ngày Mother's Day trong nhà thờ nhỏ tại Grafton. Khi đó, Mother's day chưa được chấp thuận là National Holiday.

Anna Jarvis từ Grafton, West Virginia bắt đầu cuộc vận động để tổ chức Ngày lễ Quốc tế dành cho Mẹ. Anna Jarvis thuyết phục mẹ của bà ở nhà thờ tại Grafton để tổ chức Ngày của Mẹ ngay dịp giỗ của bà ngoại của bà. Thế là một loạt các nghi thức được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1908 tại Philadelphia vào năm sau đó. Cùng với một số người khác, Anna Jarvis cũng bắt đầu viết những lá thư vận động gửi đến các nhà cầm quyền, thương nhân, chính trị gia để trình bày về việc tổ chức Ngày của Mẹ và họ đã thành công. Woodrow Wilson đã làm bảng thông cáo về việc chính thức tổ chức Ngày của Mẹ vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 từ năm 1914.

Các nước phương Tây có khởi nguồn phong tục ngày của Mẹ (Mother’s day) vào sau dịp Lễ Tạ ơn, vì hầu hết họ theo Thiên Chúa giáo, và dùng hoa cẩm chướng đỏ và trắng là theo truyền thuyết Ki tô giáo, hoa cẩm chướng sanh ra từ những giọt nước mắt của Đức mẹ Maria lúc bà theo chân Chúa Jesus trên đoạn đường vác thánh giá. Vì vậy, hoa cẩm chướng tượng trưng cho tình yêu bất tử của người Mẹ. Và trong ngày lễ là các con tặng quà, hoa, thiệp và bánh cho Mẹ (chứ không phải tặng nhau).

Do vậy ở người Việt ta có giá trị văn hoá và phong tục Á đông (đại đa số là theo Phật), nên lấy ý nghĩa tri ân và báo ân cha mẹ mà tặng hoa cho nhau để nhắc nhở nhau kính trọng cha mẹ, sống thật tốt với cha mẹ. Điều quan trọng là đối với người Việt bông hồng thông dụng và dễ thương nhất, mang quy ước biểu hiện tình yêu, và do có một khởi đầu từ nghi thức tặng hoa hồng trong khoá tu của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh và giới thiệu nó trong cuốn sách có tựa đề “Bông hồng cái áo” của Ngài nên đến nay chúng ta sử dụng hoa hồng trong ngày lễ, chứ thực ra hoa gì cũng được, miễn đẹp là được rồi, với lại giá trị của sự việc là ở chỗ tinh thần chứ không phải ở hoa. Tấm lòng đẹp thì hoa gì cũng đẹp, tấm lòng đã không đẹp thì hoa lưu ly cũng vậy thôi.

Hồng Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2011(Xem: 4784)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
02/08/2011(Xem: 4176)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
02/08/2011(Xem: 5120)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
01/08/2011(Xem: 11091)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 4877)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân...
01/08/2011(Xem: 13213)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 6476)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng ta là Phật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
31/07/2011(Xem: 5167)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
31/07/2011(Xem: 5783)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
31/07/2011(Xem: 12098)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]