Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Trung Thu

17/10/201011:59(Xem: 3536)
Tết Trung Thu

Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền, thiện tiện phế lập và cuối cùng cướp được ngôi vua, đặt quốc hiệu là Tân.
Bấy giờ có người tông thất về chi xa của nhà Hán là Lưu Tú nổi lên chống lại Vương Mãng, chiếm được thành trì. Nhưng thế lực Mãng còn thời mạnh mẽ, nên Lưu Tú bị bao vây, phải chờ binh cứu viện.
Trong thời gian chờ đợi, trong thành đã hết lương thực. Quân sĩ phải đào củ chuối mà ăn. Rốt cuộc củ chuối, củ vỏ cũng không còn nữa. Và, binh cứu viện cũng chưa thấy đến. Lưu Tú lấy làm lo lắng, mới đặt bàn hương án cầu trời: "Nếu có thể khôi phục được Hán triều, dòng Hán chưa tuyệt thì xin Thượng Đế ban phép mầu cho mọc vật chi để cầm cự đỡ lòng mà chờ viện binh đến".
Lời của Lưu Tú động đến thiên đình.
Sáng hôm sau, giữa lúc quân lịnh đào đất để tìm vật ăn thì bỗng đào được một thứ khoai. Họ mừng rỡ, đem về nấu ăn. Đó là một thứ khoai môn, vị rất bùi, ăn rất ngon. Nhưng quân lính ăn nhiều quá mang chứng sình bụng, không tiêu được. Lưu Tú đâm hốt hoảng, lại đặt bàn hương án cầu trời.
Ba hôm sau, quân lính trong thành đi tìm thức ăn bỗng bắt gặp một thứ cây bưởi có trái. Họ hái trái ấy ăn thấy ngon nên ăn nhiều quá; và cũng nhờ đó mà đi tiêu được, không còn mắc phải chứng bịnh sình bụng nữa. Cầm cự một thời gian như thế, viện binh đến, dùng cách ngoại công nội ứng nên giải được vây.
Ngày mà Lưu Tú cầu trời nhằm ngày rằm tháng 8.
Truyền thuyết như thế.
Sau Vương Mãng bị giết. Hai năm sau, Lưu Tú bình định được toàn quốc, lên ngôi vua tức là Quang Võ Đế nhà Hậu Hán. Nhân Quang Võ đóng đô ở Lạc Dương thuộc về miền đông nước Tàu nên gọi là Đông Hán.
Vì muốn kỷ niệm lại những vật nuôi sống trong thời kỳ bị vây là khoai môn và bưởi, nên đến ngày rằm tháng 8, nhà vua làm lễ tạ trời đất, lại thưởng trăng bằng hai vật là bưởi và khoai môn. Rồi được truyền khắp dân gian.
Hai vật này là hai vật chính mà người Tàu dùng để cúng trăng. Sau lần lần, người ta mới bày thêm bánh in, có đề chữ "Trung thu nguyệt bỉnh", tổ chức thành một ngày lễ long trọng gọi là Tết Trung Thu.
Vì ngày rằm 8 tháng 8 đúng vào giữa mùa Thu, theo luật âm dương tuần hoàn, trong một năm được phân định bốn kỳ: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí. Rằm tháng 8 vào thời kỳ Thu phân (giữa mùa thu) lại giữa tháng 8 nên gọi là tiết Trung Thu.
Tiết Trung Thu đọc trại là Tết Trung Thu.
Khi nói đến Tết Trung Thu là nói đến trăng tròn, trăng sáng, trăng đẹp. Thế nên người Tàu còn kêu tết Trung Thu là "Lễ trông trăng".
Lễ này có mục đích là trông mặt trăng để đoán định vận mạng quốc gia, tiên liệu mùa màng... và trông trăng để gợi nguồn cảm hứng cho thi tứ của tao nhân mặc khách.
Theo cổ học Đông phương thì trăng thuộc về Thủy trong 5 ngũ hành (Kim, Một, Thủy, Hỏa, Thổ) mà Thủy (nước) là một yếu tố quyết định nghề nông... Cho nên, vào đêm rằm Trung Thu, nhân dân kéo ra sân mà quan sát mặt trăng. Nếu trăng vàng thì năm tới sẽ trúng mùa tằm tợ Nếu trăng có màu xanh, màu lục thì thiên hạ sẽ lâm cảnh thất mùa cơ hàn do thiên tai: hạn hán, lụt lội. Nếu trăng trong sáng màu cam la, biểu lộ một cảnh thạnh trị thái bình...
Ấy là ngắm trăng thu để tiên tri thời cuộc, mùa màng, còn tao nhân mặc khách ngắm trăng thu để gợi nguồn cảm hứng. Những nhà thơ VN cũng như những nhà thơ Trung Hoa có rất nhiều thơ về trăng thu và về mùa thụ Nhưng mỗi người có một tính cáh; cũng như thơ có nhiều sắc thái do tình cảm buồn sầu vì thu hay vui vẻ vì thu chẳng hạn.
Đỗ Phủ, một thi hào danh tiếng thời thịnh Đường (715-766), nhân lênh đênh phiêu bạt đất khách có 2 năm trời, lòng hoài vọng cố hương nên gởi lòng trong một bài "Thu hứng" rất lâm ly, áo não:

Ngọc lộ điêu thương phong thụy lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai; tha nhật lệ,
Cô chu nhất lệ: cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Dưới đây là hai bản dịch: một của cụ Nguyễn Công Trứ và một của ông Ngô Tất Tố:
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn lau hiu hắt khí thu mờ.
Ngút trời sóng dậy lòng sông thẳm,
Rợp đất mây ùn mặt ải xa.
Khóm trúc tuôn hai hàng lệ cũ
Con thuyền buộc một mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành quạnh dồn chân buổi ác tà.

(Nguyễn Công Trứ)
Vàng úa rừng phong, hạt móc bay,
Non Vu hiu hắt phủ hơi may.
Dòng sông cồn cộn, trời tung sóng,
Ngọn ải mờ mờ, đấy rợp mây,
Lệ tủi: sợ coi chòm cúc nở,
Lòng quê: mong buộc chiếc thuyền đầy.
Giục ai kéo thước lo đồ lạnh,
Đập vải trời hôm rộn tiếng chày.

(Ngô Tất Tố)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2011(Xem: 4083)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
23/08/2011(Xem: 3528)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
23/08/2011(Xem: 3487)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
23/08/2011(Xem: 3767)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
22/08/2011(Xem: 5347)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
22/08/2011(Xem: 3656)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
22/08/2011(Xem: 5366)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
20/08/2011(Xem: 3588)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 3696)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 3397)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567