Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi buồn nhớ Mẹ

17/01/201304:07(Xem: 3659)
Nỗi buồn nhớ Mẹ


mehien2
NỖI BUỒN NHỚ MẸ


           Cứ mỗi độ Vu lan về lòng tôi lại trào dâng một nỗi buồn vô hạn, không diễn tả được. Mẹ tôi qua đời khi tôi vừa đúng 20 tuổi và cũng là lúc tôi là một Sa di ni. Vừa thọ giới chưa được bao lâu thì thân mẫu của tôi bệnh. Giới pháp chưa vững mà buộc lòng đảnh lễ xin phép Sư phụ và Đại chúng để về săn sóc Mẹ. Về đến quê thì Mẹ đã nằm điều trị tại bệnh viện Huế trước đó cả tuần. Tôi chưa kịp gặp các chị của mình, vội vả lo thu xếp lên bệnh viện để biết bệnh tình của Mẹ ra sao. Vừa vào giường bệnh thì Mẹ mở mắt ra nhìn và hai hàng nước mắt của mẹ tuôn trào làm cho tôi không tài nào ngăn được giòng nước mắt của mình và cứ để nó chảy tự nhiên.

           Mới đó mà Mẹ tôi đã giả từ cõi tạm này đã 27 năm ; Mẹ tôi sinh năm  Quý hợi (1923)và tạ thế ngày 10 tháng 06 năm Ất sửu (nhằm ngày 27 tháng 07 năm 1985), hưởng thọ 63 tuổi. Và tôi cũng xa quê đã 24 năm.

           Vu Lan về, nhắc nhở cho những người con hiếu hạnh phải ghi nhớ ơn sanh thành dưỡng dục. Lễ Vu Lan năm nào cũng có chương trình bông hồng cài áo. Tôi nhìn chiếc hoa hồng trắng mà các em đang cài lên chiếc y vàng của Phật tôi mang mà lòng không khỏi ngậm ngùi rơi lệ. Và cứ thế để cho giòng nước mắt chảy là bớt khổ đi rồi.

           Đã hai mươi bảy năm vắng bóng Mẹ mà lòng quặng đau như thế, làm sao không thông cảm với giáo sư Huỳnh Kim Quang với cảm niệm :  Vu Lan và Niềm Đau Mất Mẹ. Giáo sư đã thổn thức : . . . Đây là mùa Vu Lan đầu tiên trong đời mẹ tôi không còn. Cảm giác này chỉ khi nào tự thân mình trải nghiệm thật sự thì mới cảm nhận được trọn vẹn ra sao.

           Những ngày Mẹ còn tại thế, không những chính bản thân tôi mà ngay Giáo sư Huỳnh Kim Quang cũng đã từng . . .  Bao nhiêu năm, chỉ vay mượn cảm giác của người khác về trạng huống tâm thức của người con mất Mẹ để đưa vào cảm thức cho chính mình.
           Thật sự không phải vậy. Vay mượn chỉ là vay mượn thôi. Cái ngày mất mẹ rồi đến mùa Vu Lan đầu tiên nâng cánh hoa hồng trắng cài lên ngực áo thì mới thấy được là chính mình đã mất tất cả, không còn đậm đà như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau, . . . 
           Giáo sư Huỳnh Kim Quang thì sao, tôi không rõ, riêng tôi, khi biết thương mẹ và biết mình không còn mẹ là một nỗi mất mác lớn lao làm sao ?  Bởi lẽ chính tôi, cũng chưa làm được gì cho Người khi còn tại thế, vì tuổi nhỏ, con út, ăn chưa no, lo chưa tới. Đến khi vào chốn thiền môn, được tu học, được Sư phụ và các bậc Tôn trưởng dạy dỗ thì Mẹ đã không còn.
           Tôi còn nhớ một đoạn do Hòa thượng Thích Trí Quang giảng về phẩm kinh Vu Lan Bồn mà lòng cảm thấy ân hận khi nghĩ đến song thân, nhất là người Mẹ đã ra đi cách đây 27 năm.
           Hòa thượng giảng rằng : . . .  "Có hai việc làm cho phàm phu được đại công đức, thành đại quả báo, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, đó là phụng sự cha mẹ được đại công đức, thành đại quả báo khi cúng dường vị Bồ tát chỉ một đời nữa là làm Phật. Vì vậy, các thầy Tỳ kheo, hãy luôn luôn nhớ mà hiếu thuận phụng sự cha mẹ."
          "Các thầy Tỳ kheo, có hai người mà các thầy hướng dẫn làm điều thiện đi nữa cũng chưa trả ơn được, đó là cha là mẹ. Nếu có kẻ vai trái để cha, vai phải để mẹ đến ngàn vạn năm, cung phụng đủ cả đồ ăn, đồ mặc, đồ nằm và thuốc thang, để cha mẹ tiểu tiện đại tiện ngay trên vai mình đi nữa, cũng chưa trả hết ơn cha mẹ. Các thầy phải hiểu rằng ơn cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, không lỡ cơ hội, làm cho ta thấy được nhật nguyệt, vì thế mà biết ơn đó rất khó trả. Do đó, các thầy phải phụng dưỡng cha mẹ, luôn luôn hiếu thuận cho đúng lúc, không lỡ mất cơ hội." (Tăng nhất A hàm, Đại tạng, tập 2, trang 601).
          Trên đây là những lời đức Phật trực tiếp dạy cho hàng xuất gia. Tuy thế, hàng tại gia mà những người con chí hiếu, có tu học chánh pháp cũng phải y như vậy mà thừa hành. Riêng hàng xuất gia, đức Phật nhấn mạnh rằng, không thể nại cớ chỉ lo phần hướng dẫn cha mẹ làm lành, hay nại cái cớ mình là người xuất gia, mà không lo phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ cần đến mình. Nếu khi xuất gia mà cha mẹ cần đến mình, mình không  đáp ứng hay cố tình lơ đi, thì thà tại gia để suốt đời phụng dưỡng cha mẹ (Trung A hàm, Đại tạng, tập 1 trang 500).
           Chính ngài Trí Húc cũng dẫn lời Phật dạy :  "Có hai vị Phật sống ở trong nhà các ngươi, đó là cha và mẹ". (Tục tạng, tập 35, tờ 154a). Bởi vì kinh Bảo Tạng cũng dạy, hiếu sự cha mẹ là vua trời Đế Thích ở trong nhà các ngươi, thực hành hiếu là chúa trời Đại Phạm ở trong nhà các ngươi (Tục tạng, tập 59, tờ 154a), bởi vì ngay trong luật Thanh Văn Thừa đi nữa, thí dụ, thấy cha mẹ bị bắt, không cố chuộc ra, là phạm đệ thất tụ (Tục tạng tập 59, tờ 213a). Nên trong kinh Vu Lan Bồn đức Phật dẫn dụ cho ngài Mục Kiền Liên tìm cách cứu độ cho mẹ. Gương hiếu hạnh của đức Mục Kiền Liên Tôn giả được tôn xưng là : "Vạn Cổ Hiếu Danh Xưng" là vậy.
            Giờ đây, với tâm niệm một Tỳ kheo ni, chỉ biết tiến tu đạo nghiệp. Tụng kinh bái sám để cầu sám hối cho cha, sám hối cho mẹ. Noi gương đức Mục Kiền Liên để sống và làm như thế nào là đấng thích tử, cho trọn một phần làm con hiếu hạnh ;  là con của cha, là con của mẹ.
           Nhơn mùa Báo hiếu lần thứ 2556, Hạnh Thanh  thô thiền vài dòng nghĩ đến người Mẹ mến yêu.
           Hai tay nâng cánh hoa hồng,
           Cài lên ngực áo mà lòng chẳng vui.


Vu lan Thắng hội Nhâm thìn - 2012
  
Tỳ kheo ni Thích Nữ Hạnh Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3798)
Trong diễn văn khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008, đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỹ xã, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người.
10/04/2013(Xem: 4216)
Hằng năm, vào dịp lễ Vu Lan, chương trình “Bông Hồng Cài Áo” lại rộ lên như một mùa hoa tươi mới thắm thiết, nở từ tâm hồn mỗi người con hiếu hạnh. Hãy thử nhớ lại, lần đầu tiên mình được cài đóa hoa hồng lên áo vào lễ Vu Lan là dịp năm nào, khi lên mấy tuổi..? Tôi không nhớ được… Có lẽ, không mấy ai nhớ rõ điều kỷ niệm ấy. Mà điều gì cố gắng nhớ lại chỉ để tính đếm, chỉ để đánh dấu thì có vẻ hình thức, khiên cưỡng. Vậy thì thôi, hãy để cho hồi ức, hoài niệm của ta bay bổng, mơ màng…
10/04/2013(Xem: 4509)
Tôi đang ngồi trong lớp học sinh ngữ tiếng Anh dành cho những người lớn tuổi (50+). Thầy tôi còn trẻ lắm, đang yêu và sắp lám đám cưới. Thầy tôi muốn chúng tôi viết một bài luận văn về tình yêu của thời chúng tôi còn trẻ…Tình yêu ấy tôi đã và đang có, đã đơm hoa và kết trái, tôi không còn gì để viết. Hiện tại trong tôi là hình ảnh người Mẹ, lúc nào cũng rực sáng trong tôi.
10/04/2013(Xem: 7309)
Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai. Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.
10/04/2013(Xem: 3678)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm. Bài thể dục của ông là hướng dẫn cho người con trai hơn 30 tuổi tập... đi.
10/04/2013(Xem: 4039)
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất.
10/04/2013(Xem: 4056)
Cuộc thi viết ngắn Mẹ tôi: Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học, mẹ đi trường đời
10/04/2013(Xem: 3797)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 3583)
Vào buổi chiều mùa hè, một người đàn ông đi cùng một cậu trai; hai người khách đặc biệt ấy xuất hiện trước một nhà hàng. Nhìn họ biết là hai cha con. Người cha mù lòa được đứa con cẩn thận nắm lấy tay trái dắt vào nhà hàng. Cậu trai còn rất trẻ, chỉ khoảng 17 tuổi, ăn mặc rất đúng thời trang, có vẻ như là một học sinh trung học
10/04/2013(Xem: 4112)
Mới đây, những hình ảnh về một con khỉ mẹ ở Ấn Độ đã không quản nguy hiểm lao mình ra đường để cứu đứa con chuẩn bị rơi vào miệng một con chó dữ đã khiến nhiều người không khỏi thán phục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567