Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Cha

18/08/201504:47(Xem: 3913)
Tình Cha
                                       hieu hanh         


   
Tình Cha
 Trần Đan Hà

 

                                           

                                               Kính dâng cha mẹ nhân mùa Vu Lan.

 

Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian, là tình cảm con người đối đãi. Hay nói khác là cơ hội để cho con cháu nhớ đến công đức của đấng sanh thành mà đền đáp. Sự đền đáp công ơn cha mẹ không phải dễ thực hiện cho nên có thể gọi là một việc khó nghĩ bàn. Vã lại trong dân gian có nhiều huyền thoại về những đứa con hiếu hạnh. Như trong các truyện nhị thập tứ hiếu chẳng hạn. Vì thế cho nên không ai lại không cảm thấy trong lòng có chút băn khoăn, là liệu mình có thể làm được như người xưa hay không? Đó là chưa nói đến lãnh vực tâm linh vì chúng ta nhìn đời bằng con mắt trần, thì làm sao thấy được cảnh giới vi diệu kia? May thay chúng ta là Phật tử, nên đây cũng là cơ hội để cho những người con học theo hạnh của Ngài Mục Kiền Liên, Người đã từng có truyền thuyết là bậc Đại Hiếu. Là người đã quyết chí tu hành để cứu khổ muôn loài. Mà trước tiên là cứu mẹ ra khỏi khổ nạn của địa ngục u đồ. Bây giờ đã trở thành tấm gương sáng để cho Phật tử noi theo. Chúng con xin nguyện học theo hạnh của Ngài, vì đã từ lâu rồi lòng con cứ canh cánh một niềm, là làm sao để báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha, cho tròn chữ Hiếu.

 

Vì lúc còn nhỏ dại, chúng con chưa thấu hiểu được công cha nghĩa mẹ như núi cao, như biển rộng. Mà chỉ nghĩ rằng “bổn phận cha mẹ” là phải nuôi dưỡng cho con cái nên người. Bổn phận của thầy cô là giáo dưỡng cho chúng con trở thành người hiểu biết. Chỉ đơn giản thế thôi, như một sự tự nhiên của đất trời mưa nắng:

      “Mưa là nước từ trên trời rơi xuống

      Nắng của trời đất phải chịu hai vai”

 

Lúc trước con cứ nghĩ luật tự nhiên là thế, nhưng bây giờ nghĩ lại thì thấy rằng, nắng mưa cũng là quà tặng của đất trời. Vì có nắng có mưa, cây cỏ mới đâm chồi nẫy lộc, mới đơm hoa kết trái. Vì thế mà con người cũng vậy, “bổn phận” của cha mẹ cũng chính là quà tặng cho con cái. Chúng con thừa hưởng hoa trái của thiên nhiên mà không biết đến tấm lòng của mưa nắng, ân nghĩa của đất trời !.

Sự suy nghỉ cạn cợt, hời hợt như thế khiến cho con nhiều lần phải ray rứt khổ đau, phải phân vân với thị phi sai đúng, không biết làm sao để tìm về với an lạc!  Vì như trong kinh Pháp Cú đức Phật có dạy rằng:

 

  1)-Các pháp do ý dẫn đầu, làm chủ và tác động. Do vậy nếu ai đem ý nghĩ vẫn đục mà miệng nói, thân làm, thì khổ não đi theo người ấy như cái xe lăn theo chân con vật kéo xe.

 

 2)-Các pháp do ý dẫn đầu, làm chủ và tác động. Do vậy nếu ai đem ý nghĩ trong sáng mà miệng nói, thân làm, thì sự yên vui đi theo người ấy như bóng theo hình. 

 

Từ khi ra đi tìm lẽ sống, con cảm thấy hình như cuộc đời đang trôi lăn theo với tháng ngày lênh đênh giữa chốn vô minh, chưa tìm ra bờ bến, chưa thấy được nguồn an lạc của tâm hồn, sự thảnh thơi cho thân xác. Với một tâm thức luôn nghĩ rằng, hiện tại mình đang mang thân phận của một kẻ lưu đày, đang đứng trước cảnh xa lạ và nếp đời chưa quen, nên lòng con đã gặp rất nhiều điều buồn vui lẫn lộn. Buồn vì phải xa cách những người thân, bạn bè và nơi chốn thân yêu đã một thời cho con nhiều kỷ niệm. Nhất là kỷ niệm của tuổi thơ lắm mơ nhiều mộng, những giấc mộng không tên ấy đã ấp ủ và nuôi lớn tinh thần yêu mến quê hương, yêu mến bản thân, gia đình và xã hội. Sự liên quan như một hệ thống chằng chịt giữa nhân tố vừa vô hình vừa hữu hình, đã kết thành và tạo nên một thứ tình cảm thật phong phú. Mỗi lần ngồi nhớ lại chuyện xưa, thật sự lòng con cảm thấy bâng khuâng. Nguồn yêu mến ấy là năng lượng cần thiết để nuôi dưỡng thân tâm, là phương tiện chuyên chở và hướng dẫn bước đời đi về tương lai mong đợi. Cũng như đang bảo bộc cho đời sống tha hương với hy vọng được thuận buồm xuôi gió. Không như ngày xưa với những bước chân chập chững, tuy nhiều lần vấp ngã nhưng có sự ỷ lại là mình đã có cha nâng mẹ đỡ, có vòng tay che chở của gia đình. Tinh thần nương tựa vào tha nhân đã khiến cho con mất đi tính tự chủ. Chưa bao giờ con tự làm được một việc gì hữu ích mà không nhờ vào ý kiến của người khác. Cho nên sau nầy khi gặp phải những cảnh kinh hoàng xẩy ra con đều cảm thấy rất sợ. Sự sợ hải đã đến với con mỗi khi gặp những biến chuyển trong cuộc đời. Mà có lẽ sự biến chuyển lớn nhất là chấp nhận một chuyến ra đi, bỏ lại quê hương xứ sở...!

 

Từ những ngày lênh đênh trên biển cả mênh mông, với tầm mắt bình thường của con người thì không biết đâu là bờ bến. Trải qua những ngày hải hùng trên sóng nước đại dương, ngỡ như cuộc đời đang rơi chìm vào vô vọng. Cũng như gặp cơn kinh hoàng khi đối diện với ghe hải tặc trong vịnh Thái lan, với cảnh cướp của giết người rất tàn bạo. Thế mà đành phải thúc thủ vì trên ghe hầu hết là đàn bà và con nít. Họ đang co rúm lại trong tư thế tự vệ một cách mong manh, yếu đuối. Trong cơn thập tử nhất sinh ấy, chợt vang lên lời kinh cầu nguyện, như một thứ thuốc an thần đang làm dịu lại những âu lo và sợ sệt : “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát”. Và họ đang cầu nguyện một cách thành khẩn, thiết tha như cầu mong cho chóng qua đi giây phút hải hùng. Nhờ thế nên thấy trên khuôn mặt mọi người bớt dần sự sợ hải, chớm nở những tia hy vọng. Chắc chắn nhờ những tấm lòng đang tìm về với đức tin một cách thiết tha. Vì đức tin là một năng lực cứu giúp cho những người đang gặp cơn hoạn nạn, mà bình thường ít ai nghĩ đến. Nói như Vauvenargues: “Đức tin là niềm an ủi của kẻ khốn khổ và là nỗi sợ hải của kẻ hạnh phúc”. Có lẽ đây là lời giải thích cái sức mạnh của đức tin, mà bình thường không ai muốn đề cập đến. Tuy cũng có người cho rằng cầu nguyện là một hình thức mê tín, vì chưa có ai phân tích được sự cảm ứng của tâm linh: “cảm ứng đạo giáo nan tư nghị”. Nhưng nếu lòng mình có tin rằng, mình có khả năng tháo gỡ những khổ đau, bằng cách thực tập sống với chánh niệm, tự mình xóa tan đi màn vô minh đế thấy được chân lý. Vì giáo lý của đức Thế Tôn có dạy rằng: “Hạnh phúc và khổ đau là hai mặt của cuộc đời, nếu mình chỉ nuôi dưỡng một mặt thôi, thì mặt kia sẽ héo tàn”. Những kinh nghiệm học hỏi ấy đã kết tập trong A lại da thức, nhưng khi hữu sự chúng con tìm không thấy vì tâm tán loạn. Do đó mà chân lý chỉ hiển bày khi tâm không còn vọng niệm. Và đức tin chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa chân tâm, để chúng ta ung dung bước lên bến bờ giải thoát.

 

Nguồn hy vọng đã đến với mọi người trong buổi chiều ngày hôm ấy, khi nhìn xa xa một chiếc tàu rất lớn đang tiến dần về phía ghe của mình. Cùng lúc bọn hải tặc cắt giây và bỏ chạy, mọi người hân hoan khi nghe văng vẳng bên tai tiếng loa phóng thanh đang trấn an: “Xin đồng bào hảy bình tỉnh. Chúng tôi là con tàu cấp cứu Cap Anamur... xin đồng bào hảy bình tỉnh”. Tiếng loa như một hấp lực đang vọng lại đã cuốn hút mọi người nép mình vào sự chở che của ơn trên ban phát. Họ đứng lặng yên để uống trọn nỗi mừng vui như suối nguồn hạnh phúc đang tràn ngập cõi lòng. Cảm giác ấy chỉ có những người hiện diện trên chiếc ghe bị nạn nhận biết mà thôi, chứ không có ai có thể diễn tã lại cái tâm trạng nầy được. Và sau đó tất cả mọi người đã được cứu vớt và đưa đến một nơi an toàn. Sau nhiều lần trải qua những đổi thay, chờ đợi sự thanh lọc của các quốc gia nhân đạo đến tiếp nhận và cuối cùng cũng có được một nơi chốn để dung thân, một môi trường ổn định bảo đảm cho đời sống. Từ đó mới thấy cuộc đời mang một ý nghĩa là ở đời còn có “luật bù trừ của tạo hóa” và đây là sự bù đắp những gì đã mất mát, đáp ứng được nguyện vọng của những người ra đi. Vì thế cho nên họ đã hảnh diện để được đón nhận nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Tuy là quê hương thứ hai, với tất cả đều xa lạ nhưng lại cảm thấy ấm áp bởi tình người nâng đỡ, bởi cảm mến tương thân.

 

Từ ngày đến quê hương thứ hai nầy, con cũng đã gặp những vòng tay nhân ái đã cứu vớt lúc lâm nguy, đã xẻ chia lúc thiếu thốn, đã an ủi lúc buồn phiền để từ đó tiếp tục nuôi dưỡng cuộc đời, bù đắp những mất mát, thiếu thốn những thứ cần thiết để trang trải cho cuộc hành trình nầy. Thêm một lần nữa, sự đón nhận những nghĩa tình của các ân nhân, đã xoa dịu những vết thương về tinh thần lẫn thể xác, đang dần dần hồi phục. Có người đã ban cho con của cải vật chất, có người đã hướng dẫn con đường đi nước bước của buổi ban đầu xa lạ, có người an ủi con về tinh thần, có người san sẻ với con những buồn vui, có người nâng đỡ con trong những lần vấp ngã. Trong tất cả những nhu cầu cần thiết đều được bù đắp, cho nên bây giờ tuy vẫn phải tha hương, nhưng nhìn lại thì con đã được toại nguyện. Nhất là có được sự tự do và bảo đảm cho đời sống, không còn những lo âu buồn khổ nữa.

 

Tình tự nầy đã cho con hiểu biết thêm về nhận định của người xưa: “cha mẹ đã trồng cây thiện cho con, nên bây giờ con mới hái được quả lành”. Và là một Phật tử nên con luôn tin rằng, nhân quả là một thực thể của triết lý duyên hợp rất khoa học, luôn hợp lẽ thiên nhiên có thể chứng minh bằng công thức, có thể lý giải bằng thuyết luân hồi. Trong đó các loài hữu tình hay vô tình, đều vẫn phải luân lưu theo vòng sinh diệt.

  Tục ngữ Việt nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn” vì thế con nghĩ rằng, thỉnh thoảng mình cũng nên ôn lại, nên nhớ về..., hay gặp gỡ bạn bè để hoài niệm về một quảng đời đã chuyển tiếp niềm suy tư từ những hiểu biết nầy, đến những cảm xúc khác để làm nền tảng cho nhận thức về đời sống tâm linh. Vì “hoài niệm” là phương tiện để tìm về với dỉ vãng xa gần nếu lúc nào mình muốn. (Nếu con muốn tìm về với tuổi thơ lắm mơ nhiều mộng, con chỉ cần nhắm mắt lại và tưởng tượng rằng mình đang trở về, thì chỉ trong vài giây con sẽ thấy ngay “khung trời hoa mộng” ấy). Nếu muốn tìm về với cảnh gia đình ngày xưa đầm ấm, nơi ấy có nghĩa mẹ tình cha, có anh chị em đang quây quần bên mâm cơm dưới mái tranh chiều thở khói. Cảm nhận được tình gia đình ấm nồng như ngày hạ, và hương quê như còn thoang thoảng hương bưởi hoa cau. Để thưởng thức, để được đắm mình trong tình tự quê hương mà đã từ lâu vắng bóng. Có thể đây là “ảo tưởng”, nhưng ảo tưởng mà chửa lành bệnh! Vì thực tế thì rất nhiều người đã thí nghiệm, và đều đồng cảm với tình trạng nầy. Và xem đây là hương vị của cuộc đời để xoa dịu nỗi buồn đau, nỗi niềm nhớ nhung trong lúc xa cách quê hương !     

 

Chợt nhớ những ngày xưa trong gia đình con, cha thì hiền lành, ít nói và thật thà gần như chậm lụt. Còn mẹ thì lanh lợi bặt thiệp, nên nhiều khi mẹ hay “giăng bẩy ra để chọc quê” cha con. Có lần nhân trong một bửa ăn, cả gia đình quây quần không biết trước đó cha mẹ đang nói chuyện chi, nhưng khi nghe cha nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện” thì mẹ liền “cải lại” rằng, đâu phải vậy, đúng ra là: “Nhân chi sơ là sờ vú mẹ” ! Nghe hợp lý với kiến thức và suy nghĩ các con, vì suy tư của các con chỉ cần đến những điều giản dị và thực tế. Nên tất cả đều nhao lên hùa theo mẹ và cho là mẹ đúng mẹ hay, mẹ tuyệt vời ! Rồi tất cả chạy lại ôm chầm lấy mẹ, như ôm chầm lấy nguồn hạnh phúc.

 

   Những lúc như vậy con thấy cha rất lẻ loi và tội nghiệp. Nhưng con cũng vẫn vô tâm không biết đến tình cha, không biết đến tâm sự của cha rất kín đáo, không biết cha luôn nuốt trọn vào lòng những oan trái, để rồi chúng con lại đi xem thường cha không bằng mẹ !. (Cha không thương con như mẹ, cha không ngọt ngào như mẹ, cha không dịu êm như mẹ). Cảm giác cha thua mẹ cứ lởn vởn hoài trong tâm con như một chủng tử khổ đau, như một lỗi lầm đã hái. Nhưng con vẫn thản nhiên vì chưa thấu được tấm lòng của cha. Bây giờ, khi lớn khôn thì con thấy cha nhiều thiệt thòi, thấy cha rất lẻ loi, nghĩ lại càng thương cha vô cùng. Và con cũng đang hối hận rằng, lúc ấy tại sao con không nói với cha một lời xin lỗi, một lời thương yêu như con đã nói với mẹ !.

 

 Chợt dưng lòng con khởi lên một niệm ghen tỵ, con ghen tỵ với mẹ ! Rằng, tại sao tình cha cũng ấm áp, tình cha cũng ngọt ngào mà sao cha lại không có một chổ đứng trong con như mẹ ? Rằng, cha cũng đã sung sướng khi thấy con mới sinh ra còn đỏ hỏn, nằm gọn lỏn trong vòng tay của mẹ. Rồi cha cũng cảm thấy hạnh phúc khi thấy con lớn dần biết lật, biết bò rồi biết đi. Rồi dần lớn lên trong sự bao bọc của cả cha lẫn mẹ. Những lúc ấy thì cha cũng sung sướng lắm chứ, cha cũng hạnh phúc lắm chứ. Tuy cha không nói ra là cha đã sung sướng, cha đã hạnh phúc nhưng lòng cha thì lúc nào cũng vời vợi yêu thương, cũng bâng khuâng cảm động, song luôn dấu kín trong một gốc khuất cảm xúc của tâm hồn. Và con được lớn lên cũng một phần nhờ vào những cảm xúc ấy chứ. Vì nhu cầu của con là phải đầy đủ cả tình cha lẫn nghĩa mẹ. Nếu thiếu một trong hai thì con không thể nào trưởng thành cho được, con không bao giờ có hạnh phúc, con không bao giờ khôn lớn được.

 

   Bây giờ nghĩ đến tấm lòng của cha, một tấm lòng của biển rộng sông dài con thấy thương cha vô cùng, người cha suốt một đời khó nhọc chân lấm tay bùn, vất vã cả ngày lo tìm cái ăn cái mặc cho gia đình. Thêm nữa, chúng con được sinh ra tại miền quê khốn khó, nghèo nàn vì thời tiết khắc nghiệt, vì đất đai khô cằn sỏi đá, với cảnh :”Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn...”. Người dân quanh năm lam lũ mà không kiếm đủ cái ăn cái mặc. Gia đình chúng con cũng không ngoại lệ, vì trời cứ hành cơn lụt mỗi năm. Bây giờ nhắc lại cảnh tình của quê hương, của gia đình lại thấy thương cha thương mẹ vô vàn !

 

Đôi khi chúng con có cảm giác như tình cảm chúng con dành cho mẹ thì nhiều, mà cho cha thì chẳng có bao nhiêu. Đến khi chúng con khôn lớn biết đến lời nói hối hận, thì lúc ấy cha đã không còn nữa ! Buồn thật buồn vì tiếc thương, vì hối hận là không biết trân trọng những gì khi chúng con đang có trong tay. Đến khi mất mát mới thấy tiếc nuối thì không bao giờ có thể tìm lại được. Hạnh phúc khi còn cha mà không biết nâng niu gìn giữ, bây giờ đã quá muộn màng !

 

Nên hôm nay con xin thầm hát lại “Tình Cha” như một lời sám hối, như một lời con muốn nói với cha rằng: Cha ơi, con cũng thương cha lắm, vì trong suốt cả cuộc đời, cha đã quá cô đơn !

“Tình cha ấm áp như vầng thái dương, ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn. Suốt đời vì con gian nan, ân tình đậm sâu bao nhiêu, cha hởi cha già dấu yêu...” (lời nhạc Tình Cha).

 

 Nghĩ đến những gian khổ của cha, tấm lòng của cha đã luôn lo lắng cho con. Luôn mong cầu cho con mau được lớn khôn, mau thành đạt để trở thành người hữu dụng. Cũng như con phải nhớ gìn giữ một đời sống trong sạch và thánh thiện, nên lòng con luôn biết ơn. Nhớ những ngày tháng thần tiên của tuổi thơ bên cha, nhớ những gian khổ của cha, nên lòng con luôn vẫn hoài mong được đáp đền ân sông nghĩa núi, dưỡng dục cù lao. Niềm thao thức ấy đang nặng chỉu trong lòng con bởi vì hoài vọng thì tràn đầy, nhưng lực người hữu hạn, biết làm sao ôm hết cả rừng công đức ấy vào lòng để làm tròn hiếu hạnh ?

 

Tấm lòng của cha luôn mong muốn cho con nên người, nên mới có những lời dặn dò chí thiết: “... nầy con yêu ơi con hảy nhớ, hảy nhớ lời cha sống cho nên người và con ơi chớ bao giờ dối gian. Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm. Nhưng lời của cha năm xưa con nguyện ghì sâu trong tim...”) (lời nhạc đã dẫn)

Hoài bảo của cha la thế, ước vọng của cha là thế, tình cảm của cha cũng thế, chỉ thoang thoảng như hương lài hoa lý, chỉ thầm kín như canh khuya yên ắng, chỉ phảng phất như cơn gió mùa hè làm mát dịu cõi lòng mà không cần ai biết, chẳng thiết ai hay. Chỉ luôn mong mỏi cho con sống cuộc đời lương thiện... !

 

                                      ***

Xin thêm vài hàng để giới thiệu về nghĩa mẹ, chỉ vài hàng về mẹ thôi, vì mẹ đã có nhiều người xưng tụng, nhiều người ngợi ca. Ví dụ như một nhà văn Tây phương đã viết: “Mẹ và quê hương là những kỳ quan đẹp nhất thế giới”. Chỉ một lời nầy thôi cũng đủ biết rằng, tình mẹ bao la đến ngần nào, tình mẹ ngọt ngào và đằm thắm biết ngần nào, và tình mẹ đẹp đẽ đến dường bao. Mẹ đã để lại trong lòng những người con của mẹ biết bao là tình nghĩa, biết bao là yêu thương nên bây giờ có nói thêm lời nào cũng chỉ toàn là vô nghĩa. Con chỉ lặng lẽ mà cảm nhận ân tình của mẹ như nguồn suối mát, như những hoa trái ngọt ngào yêu thương mà con đã tận hưởng.

 

“Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày, mẹ tôi mĩm cười nhìn đám con ngoan...” Vâng, Mẹ tôi là một người rất hạnh phúc, vì mẹ được mang một gốc gác tâm linh của cội nguồn Lạc Việt, thuộc giồng giống Rồng Tiên, nên mẹ có một đàn con rất ngoan. Biết chia xẻ cho nhau những niềm vui và nỗi buồn, biết nâng đở cho nhau khi gặp khó khăn, luôn yêu thương nhau vì biết rằng chúng con đều là con của mẹ. Đây cũng là những lời nguyện cầu cho những người con của mẹ nơi quê nhà, hay lưu lạc khắp bốn phương trời được sống trong thanh bình và hạnh phúc. Nhất là phải yêu thương nhau thật nhiều, bởi vì thương yêu là nhân tố duy nhất để hóa giải những khổ đau.

 

Nên con luôn có được thêm niềm tự hào rằng, con cũng là một người rất giàu có, con là một người rất hạnh phúc vì con đang có đầy đủ cả tình cha lẫn nghĩa mẹ. Con xin cám ơn cha, con xin cám ơn mẹ, con xin cám ơn huyết thống tâm linh đã cho con có được một vườn hoa trái ngọt ngào, một nguồn suối mát tâm linh và một nơi chốn bình an để trở về. ۩   

  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 17012)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 6354)
Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định. Vậy tại sao nhà Phật lại chọn sau ba tháng an cư, đến ngày Tự Tứ thì lễ Vu Lan mới được tổ chức? Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân.
05/08/2014(Xem: 15033)
Đường dẫn đến chùa xa thật xa Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững Nhẹ bước tìm về dấu vết xa
05/08/2014(Xem: 7562)
Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời, Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần? Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần, Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhòa, cám ơn vì con đến bên Mẹ... Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời! Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng! Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khóe môi, Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...
05/08/2014(Xem: 7470)
Clip nhạc: Nhớ Cha, do Nghệ Sĩ Thanh Ngân trình bày
05/08/2014(Xem: 14497)
Giữa đêm khuya vắng vẻ Mẹ vân vê vuốt nhẹ Vào mái tóc mai con Với tiếng ru nhè nhẹ Ẵm nhẹ con vào lòng Ru con giấc ngủ nồng . Những lời ru của mẹ Thấm sâu vào hồn con Giúp con khi lớn khôn Biết hiếu thảo làm người
05/08/2014(Xem: 12182)
Tình Cha tình Mẹ bao la Tình thương như một thiết tha đậm đà Từ con mở mắt oa oa Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
04/08/2014(Xem: 12955)
Cha là chỗ tựa đời con Là rường là cột cho con nương về Gian lao vất vả sớm khuya Miếng cơm manh áo đưa về nuôi con Trọng trách đè nặng vai mòn Sinh nhai kiếm kế nuôi con nên người Dạy con công hạnh ngôn dung
04/08/2014(Xem: 3886)
Năm gần tròn mười sáu tuổi, tôi phải lên tỉnh học. Tá túc trong nhà người bạn củtôi, thỉnh thoảng cuối tuần mới về thăm nhà. Từ nhà tôi lên tỉnh chỉ cách mười mấy cây số, nhưng xe đò không có nhiều, chỉ chạy những chuyến phục vụ cho khách buôn bán từ dưới quê lên tỉnh. Việc lưu thông không tiện lợi mấy, nên tôi cũng ít về thăm nhà. Vã lại, mẹ tôi thường dặn nếu nhà mình không có việc gì cần, thì con cứ ở lại trên ấy để học, chứ đừng nên về nhiều mà tốn kém, cũng như mất thì giờ vô ích. Nghe vậy tôi cũng yên tâm, rồi đâm ra làm biếng về nhà. Lâu lâu hơi nhơ nhớ, mới đón xe đò về thăm mà thôi. Ngoài giờ học, tôi hay giúp dì Thảo những việc lặt vặt trong nhà, mặc dù dì không cho tôi làm, nhưng tôi cũng cố nài nỉ dì để
04/08/2014(Xem: 4700)
Đã có nhiều lo ngại trước làn sóng xâm thực văn hóa ngoại nhập, không chỉ riêng từ thời mở cửa vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước; mà trước đó, vào những năm 70, nhất là ở các đô thị Miền Nam, có nhiều yếu tố phó mặc, vận mệnh văn hóa dân tộc vì thế đã đứng trước bờ vực lung lay. Nhiều tổ chức kêu gọi phục hưng và đấu tranh cho văn hóa dân tộc ra đời, nhưng tất cả cũng nhanh chóng hòa tan vào thời cuộc, có chăng chỉ dừng lại chỉ ở kết quả khiêm tốn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]