Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công Cha Nghĩa Mẹ

14/08/201108:47(Xem: 4834)
Công Cha Nghĩa Mẹ
cha-me-02

CÔNG CHA NGHĨA MẸ
Tỳ kheo Nguyên Các


“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi. Và, dù là chẳng biết mình phát ra những âm gì, ý nghĩ thế nào, nhưng sau khi lặp lại xong thì cười rất vui, rất sung sướng…Rồi cứ thế, “bố, mẹ” theo ta trong mọi hoàn cảnh sống. Hai tiếng ấy quá gần gũi, quá thân thương, để rồi chúng ta cảm nhận đó như điều tự nhiên, thậm chí đôi khi quên đi sự tồn tại ấy.

Từ thuở ấu thơ, khi bị té ngã, hay bị chúng bạn trêu chọc, người mà chúng ta liền gọi hoặc méc (mách) không ai khác ngoài Cha Mẹ của chúng ta. Và, Cha Mẹ luôn ở vị trí số một trong lòng ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Như thế, dù chưa hiểu biết nhiều, nhận thức còn chưa được là bao, nhưng lúc ấy chúng ta đã ý thức được Cha Mẹ là người có thể bảo bọc, chở che chúng ta. Hay nói cách khác, với trẻ thơ, Cha Mẹ là cả bầu trời. Đúng thật như thế, Cha Mẹ có thể vì chúng ta mà làm tất cả, quản gì khó nhọc hy sinh. Rồi chúng ta dần lớn lên trong tình yêu thương không bờ bến ấy. Mặc thời gian không ngừng trôi, không gian có đổi dời, và chúng ta có thế nào đi nữa, thì tình thương của Mẹ Cha vẫn mãi tràn đầy…

Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận, là niền vui nỗi buồn, là cả cuộc đời của Mẹ của Cha.

Từ lúc chúng ta hình thành trong bụng Mẹ, là chuỗi ngày Cha Mẹ đứng ngồi không yên. Phần vì hạnh phúc lớn lao khi được làm Cha Mẹ; phần vì lo lắng mọi bề… Suốt chín tháng giữ gìn thai giáo, việc uống ăn đi đứng Mẹ nào được như ý; Cha thì chăm mẹ chăm “con”, mong cho đến lúc vuông tròn cả hai. Rồi đến thời lâm bồn Mẹ khổ, chịu đau đớn trăm phần mê mỏi, thậm chí tính mạng Mẹ có thể gặp nguy; Cha thời xót vợ thương con, nhưng trong cảnh chẳng thể giúp gì được, cảm giác “bất lực” ấy cũng đau không kém. Đau đớn là thế, nhưng khi nghe được mẹ con đều khỏe mạnh, thì bao sự đau sự khổ liền đều biến tan, thay vào đó là niềm hạnh phúc vui sướng khôn tả rõ. Đó chính là sức mạnh của tình yêu thương, là tấm lòng của bậc làm cha mẹ.

Cùng với niềm vui sướng hạnh phúc khi con cất tiếng khóc chào đời, cũng là lúc Cha Mẹ bắt đầu những tháng ngày vất vả nuôi con. Vì cho con ăn no mặc ấm, dẫu mình mang nghiệp cũng cam. Miễn con ăn học nên người, thức khuya dậy sớm Cha thời xá chi. Để con có cuộc thanh nhàn, Mẹ thân phụ nữ chẳng màng chuốt chau… Sự hy sinh ấy, ngoài Cha Mẹ chúng ta ra ai làm được? Thế nên trong kinh Báo Đáp Công Ơi Cha Mẹ có dạy: “Ơi cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn”. Thái Sơn to lớn thế nào không cần rõ, nhưng chúng ta phải biết là, vì con cái mà Cha Mẹ ta hy sinh tất cả, điều đó lớn lao cao cả chừng nào? Biết được điều đó, dù trong cuộc sống có bất kỳ biến cố nào, chúng ta cũng không bao giờ quên nghĩa Mẹ công Cha.

Khi chúng ta cắp sách đến trường, chữ a, b, c Cha Mẹ cùng ta học. Con điểm mười Cha Mẹ còn vui hơn. Bao vất vả bộn bề cuộc sống, cũng chẳng bằng con Cha Mẹ giỏi ngoan (con ngoan trò giỏi). Có sá gì nắng sớm mưa chiều, quản ngại chi vai gầy gánh nặng; miễn cho con được như bạn bằng bè. Rồi đến lúc con vào đời lập nghiệp, cũng không ngừng dõi theo bước con đi. Con thành công Cha Mẹ - người vui nhất; lỡ vấp ngã trên đường đời trắc trở, nơi con về nương tựa chỉ có Mẹ và Cha. Dẫu vui buồn tranh đua nơi thế cuộc, Cha Mẹ già vẫn xót dạ thương con... Nhưng thế gian cũng lắm hạng người, dù làm Cha Mẹ con thơ chẳng màng. Những người như thế nghiệp mang, sống trong “địa ngục”, thác sanh tam đồ[1]. Còn trên bình diện rộng chung, công Cha nghĩa Mẹ non xanh khó bằng.

Ấy thế mà, được bao lần chúng ta nhìn lại, sự hiện hữu nhiệm màu của Mẹ Cha bên ta. Hay chỉ nghĩ đó là điều tất yếu, mà quên rằng Cha Mẹ cũng có khoảng trời riêng. Giờ nghĩ lại ta thấy mình quá lỗi, khi chỉ biết Cha Mẹ phải vì ta. Chẳng thế mà trong kinh[2]có nói, chúng ta là: “Mười phần mê muội cả mười, không tường ơn trọng đức dày song thân.” Thật vậy, nếu đọc qua hiểu thấu kinh này, chúng ta liền thấy mình sao quá đỗi nhẫn tâm, làm cho Cha Mẹ bao phen lo buồn. Vậy mà chẳng biết chẳng thương, lại còn cho đó chuyện thường xưa nay. Tội bất hiếu vì đây khó tránh. Thế nên, mau mau y pháp mà hành, một lòng hiếu Mẹ thuận Cha, để mai con cháu nhìn ta mà làm.

Cha Mẹ già xớm khuya thăm hỏi, cơm canh bày sẵn một lòng kính dâng. Nếu chẳng vui thì nên nhớ lại, lúc chúng ta còn thuở thiếu thời, bón cơm bú mớm song thân nào phiền. Lúc ốm đau tay nâng tay đỡ, đừng cậy tiền người khác làm thay; chúng ta có được ngày nay, một tay Cha Mẹ chăm lo ắm bồng, bao công dựng xây đắp bồi. Hơn nữa, Cha Mẹ đâu mãi sống đời, thế nên lựa ý chọn lời dạ vâng. Từ vật chất đến tinh thần, coi sao báo được thù ân thì làm. Kẻo mai Cha Mẹ mất rồi, có ngồi hối hận hiếu con chưa tròn, thì lúc đó nào còn kịp nữa. Nên y theo Vu Lan Bồn pháp, cùng kinh Báo Đáp Công Ơi Cha Mẹ, vào rằm tháng bảy hàng năm, sắm sanh lễ vật cúng dường chư Tăng, đặng cầu nguyện song đường mạnh khỏe, thọ trường; nếu thác rồi về cảnh an vui…

Có thể nói, với Cha Mẹ con cái là cả cuộc đời. Điều này nếu ai đã làm Cha là Mẹ, từng trải qua những cung bậc vui buồn vì con rồi, thì mới hiểu rõ tấm lòng Cha Mẹ. Cũng có nghĩa, nếu chưa từng sanh con nuôi dưỡng con cái, thì cả đời sẽ chẳng bao giờ hiểu hết được những khó nhọc và tình thương cao cả ấy. Thế nên, chúng ta sống trong văn hóa đạo đức Việt, ít nhất phải tạc dạ ghi lòng:

CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN
NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA
MỘT LÒNG THỜ MẸ KÍNH CHA
CHO TRÒN CHỮ HIẾU MỚI LÀ ĐẠO CON.


Vĩnh Nghiêm, Vu Lan năm 2011

Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam



[1]Hay còn nói “tam đồ ác đạo”: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

[2]Kinh Báo Đáp Công Ơi Cha Mẹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 6113)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
09/05/2011(Xem: 15065)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
27/03/2011(Xem: 7580)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
09/03/2011(Xem: 11145)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
23/02/2011(Xem: 5471)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
22/01/2011(Xem: 14788)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
24/12/2010(Xem: 3774)
Ý Nghĩa Lễ Vu Lan Mùa Vu Lan Báo Hiếu Năm Tân Mão, Phật Lịch 2555 đang trở về trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta và trong trái tim của những người con Phật khắp mọi miền trên thế giới. Trong niềm vui giải thoát của ngày Phật hoan hỷ cùng với tín tâm thuần tịnh của ba tháng thanh tu đã viên mãn sau giờ phút Chư Tăng Tự Tứ.
20/11/2010(Xem: 5447)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
30/10/2010(Xem: 5374)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]