Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

06/08/201002:55(Xem: 7344)
Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

red_rose_47



Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
Điều đáng nói là một sự kiện quan trong như vậy của Phật Giáo Việt Nam hầu như không được các sử sách Phật Giáo trong nước cũng như hải ngoại đề cập tới.
Dường như chỉ có một cuốn sách duy nhất nói tới sự kiện này là cuốn ghi chép về thơ thầy Nhất Hạnh của sư cô Chơn Không Cao Ngọc Phượng (Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát, nhà xuất bản Lá Bối, Paris 1980). Sự lãng quên nào cũng có dụng ý của nó, và những dụng ý đó không thiếu trong những cuốn sử về Phật Giáo Việt Nam khi đề cập tới các Phật sự do ni giới hay giới cư sĩ thực hiện. Mùa Vu Lan tượng trưng cho sự tri ân và báo hiếu của Phật Giáo, nên cũng là dịp để chúng ta phủi bớt đi lớp bụi của sự lãng quên này.
Năm 1962 sư ông Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông Hồng Cài Áo,trong đó ông giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng.
Lúc đó Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh trong giới Phật tử trẻ. Chỉ có một số nhỏ sinh viên biết đến ông. Tuy thế, đề nghị nói trên của Nhất Hạnh được một số thành viên trong Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn Bông Hồng Cài Áo thành thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu Lan năm đó (1962), đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo.
Có thể đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện được điều này nhờ hai yếu tố thuận lợi:
1- Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn (trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam) từ ngày 26 tới 28 tháng 12.1961 với khoảng 200 đại biểu tham dự. Đại Hội biểu quyết: a- bản nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam; b- quyết định hợp nhất Gia Đình Phật Tử thuộc Ban Hướng Dẫn bốn đoàn thể Phật Giáo (Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Việt, Nam Việt, Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam) dưới sự lãnh đạo của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam; c- bầu Ban Thường Vụ của Ban Hướng Dẫn Trung Ương với Thượng toạ Thiện Hoa làm Trưởng Ban, các thành phần khác đều là các huynh trưởng kỳ cựu của GĐPT.
Lúc đó Sinh Viện Phật Tử Sài Gòn là đoàn đầu tiên về loại này (đoàn Sinh Viện Phật Tử Huế mãi tới tháng 3.1963 mới được thành lập), nên các hoạt động có tính Phật sự của họ dễ được sự yểm trợ tinh thần dù ẩn hay hiện của ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT.
2- Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt từ năm 1955, nắm quyền quản trị chùa Xá Lợi, là một cư sĩ học giả Phật học có tinh thần khai phóng không cố chấp bảo thủ, nên không ngăn cản việc đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đưa một nghi thức mới lạ nhưng dễ thương vào lễ Vu Lan.
Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan 1962 tại chùa Xá Lợi, đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng xung kích lôi cuốn các sinh viên học sinh khác, làm bùng nổ lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền này vào đầu tháng 11.1963.
Đầu năm 1965 nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn xuất bản cuốn Bông Hồng Cài Áo nhưng không giữ bản quyền, nên cuốn sách mỏng này được phổ biến rất rộng qua nhiều đợt in khác nhau. Nó trở thành cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nhất Hạnh.
Nhà văn Cộng sản Anh Đức kết án tác giả Bông Hồng Cài Áo “cố ý làm cho người ta chỉ nhớ đến bà mẹ cá nhân của mình mà quên đi bà mẹ lớn lao là tổ quốc” (trong Bức Thư Cà Mau, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1966).
Năm 1967, một nhạc sĩ quen thuộc với giới sinh viên Phật tử Sài Gòn là Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Nhất Hạnh trong đoản văn trên, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được các đơn vị Gia Đình Phật Tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan. Kể từ đó bản nhạc này gắn bó với nghi thức Bông Hồng Cài Áo.Bông Hồng Cài Áo, Sáng Tác: Phạm Thế Mỹ | Ca Sĩ: Bằng Kiều
Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo,được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi. Họ cho rằng lòng hiếu đễ được nâng lên thành một nghi thức tôn giáo là một điểm sáng của Phật Giáo đáng được đặc biệt lưu ý. Có điều họ chưa biết nghi thức này là một đặc điểm riêng của Phật Giáo Việt Nam và trở thành một truyền thống trong lễ Vu Lan là nhờ nỗ lực liên tục của các đơn vị Gia Đình Phật Tử từ năm 1962 tới nay.

* Tâm Huy Aug 20, 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2020(Xem: 6794)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
02/09/2020(Xem: 7560)
Lễ Vu Lan PL 2564 (2020) tại Thiền Viện Minh Quang Sydney, thứ Tư 02/09/2020 (15/07/Canh Tý), Viện Chủ HT Thích Minh Hiếu.
02/09/2020(Xem: 3596)
Hạnh Phúc Đã nhiều năm bôn ba Khắp thế giới bao la Vẫn chưa nhận biết ra Chân hạnh phúc đâu là Bỗng trong một sắc na Ngắm ánh trăng trắng ngà Lá vàng rơi là đà Chợt bừng tỉnh hiểu ra Hạnh phúc chẳng đâu xa Mỗi khi quay về nhà Vui sống cùng mẹ cha Thật hạnh phúc đó là Hạnh phúc chẳng đâu xa Chính trong tầm tay ta Sống trung thực hiền hòa Luôn mở lòng vị tha Biết đủ không xa hoa Chiến thắng được nội ma Nhận thấy Phật trong ta Chân hạnh phúc rõ là. An tịnh tự tâm ta Ao sen rộ nở hoa Một lòng niệm Di Đà Hạnh phúc thật không xa. Bắc Úc, Mùa Vu Lan 2020 28/08/2020
01/09/2020(Xem: 3613)
Thắng Hội Vu lan trải đất trời Đang mùa dịch bệnh khắp nơi nơi Thương nhiều đói lạnh kêu không thấu Xót lắm phiền đau nói chẳng rồi Thành thị người thưa nhà phố lẻ Quê làng ruộng lỡ cảnh đời côi Quì hương khấn lễ mong qua khỏi Kiếp nạn còn vương sớm dứt rời. 1/9/2020 Minh Đạo
01/09/2020(Xem: 4045)
Mẹ ơi hôm nay ngày của mẹ. Viết tặng bài thơ Con dâng Mẹ. Nơi Con xứ khách trời se lạnh. Chạnh lòng Con nhớ tiếng ầu ơ. Thời gian hờ hững chẳng đoi chờ. Chợt giật mình Mẹ đã già nua. Mãi mê quay với dòng đời cuốn. Bóng Mẹ già mình hạc sương mai Hướng về Mẹ Con xin cầu nguyện. Con mong mẹ an lạc bên Phật Và Vu Lan cũng tưởng về Cha. Ngày xưa mưa nắng Cha dãi dầu. Gian nan khổ Cha đâu nán lòng Tóc Cha mây trắng phủ giang đâu. Con mong Cha mãi vui an lạc. Cha mãi làm đuốc sáng đời Con. Thích Nữ Diệu Liên
31/08/2020(Xem: 7856)
Hôm nay 30/8/2020, để tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của hai đấng sanh thành: Cha và Mẹ. Tứ chúng chùa Việt Nam, đồng tụng kinh Báo Hiếu để hướng nguyện về Cha Mẹ. Cầu cho Cha Mẹ hiện tiền thân tâm an ổn và phước thọ tăng trưởng. Cha Mẹ, Ông Bà và Tổ Tiên cửu hiền thất tổ quá cố ác đạo xa lìa, được sanh Tịnh Cảnh. Ngỏ hầu đáp đền một trong muôn phần thâm ân cao dày của hai đấng sanh thành của chúng ta. Và Lễ Quy Y Tam Bảo được diễn ra thanh tịnh và trang nghiêm. Cũng như lễ Cúng Thí Thực Cô Hồn trong sự thương tưởng đến người quá Cố của chúng ta bằng lời kinh, tiếng mõ thật trầm ấm. Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.
31/08/2020(Xem: 7235)
Lễ Vu Lan PL 2564 (2020) tại Chùa Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc (Thứ Bảy, 29/8/2020, nhằm ngày 11/7/Canh Tý)
30/08/2020(Xem: 12584)
Dâng dòng thơ Đạo an vui Nhiệm mầu pháp giới Mẹ cười mỉm chi Câu kinh gửi gắm trang dài Âm ba vi diệu một ngày Mẹ nghe Chuyện xưa ân nghĩa dâng về Rộn ràng xúc cảm, vắng hoe nỗi buồn Chữ Hiền, chữ Nhẫn, chữ Thương Thi ca bát ngát Mẹ thường gửi trao Từng câu ai điếu nghẹn ngào Từng lời từ ái dạt dào cho con Muôn vàn hương sắc ngời loang Là muôn vàn ý mãi còn đọng lưu Dâng dòng thơ ẩn chữ Tu Mẹ cười một nụ thiên thu nhẹ nhàng.
30/08/2020(Xem: 6726)
Lễ Vu Lan PL 2564 (2020) Tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc Chủ Nhật 30/08/2020 nhằm ngày 12/07/ Canh Tý. Trụ Trì TT Thích Viên Trí.
30/08/2020(Xem: 4549)
Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong Truyện Kiều, cũng ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay. Ngoài Truyện Kiều đã quảng bá khắp dân gian, thi hào Nguyễn Du còn là tác giả của một tác phẩm mà không mùa Vu Lan nào không được nhắc đến. Đó là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”. Tự thân Nguyễn Du đã nhận chịu quá nhiều đau thương buồn tủi từ thuở ấu thơ nên tâm hồn rất nhạy cảm trước nỗi đau nhân thế. Những tác phẩm của tiên sinh thường bàng bạc tinh thần Phật Giáo qua luật nhân quả, vòng sinh tử luân hồi, vay trả mà chưa phân minh thì sau khi thác sẽ thành những oan hồn uổng tử, vất vưởng khắp chốn u tối mịt mùng. Những oan hồn đó chỉ trông chờ vào mùa mưa Tháng Bảy, m
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]