Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

06/08/201002:55(Xem: 7332)
Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

red_rose_47



Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
Điều đáng nói là một sự kiện quan trong như vậy của Phật Giáo Việt Nam hầu như không được các sử sách Phật Giáo trong nước cũng như hải ngoại đề cập tới.
Dường như chỉ có một cuốn sách duy nhất nói tới sự kiện này là cuốn ghi chép về thơ thầy Nhất Hạnh của sư cô Chơn Không Cao Ngọc Phượng (Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát, nhà xuất bản Lá Bối, Paris 1980). Sự lãng quên nào cũng có dụng ý của nó, và những dụng ý đó không thiếu trong những cuốn sử về Phật Giáo Việt Nam khi đề cập tới các Phật sự do ni giới hay giới cư sĩ thực hiện. Mùa Vu Lan tượng trưng cho sự tri ân và báo hiếu của Phật Giáo, nên cũng là dịp để chúng ta phủi bớt đi lớp bụi của sự lãng quên này.
Năm 1962 sư ông Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông Hồng Cài Áo,trong đó ông giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng.
Lúc đó Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh trong giới Phật tử trẻ. Chỉ có một số nhỏ sinh viên biết đến ông. Tuy thế, đề nghị nói trên của Nhất Hạnh được một số thành viên trong Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn Bông Hồng Cài Áo thành thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu Lan năm đó (1962), đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo.
Có thể đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện được điều này nhờ hai yếu tố thuận lợi:
1- Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn (trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam) từ ngày 26 tới 28 tháng 12.1961 với khoảng 200 đại biểu tham dự. Đại Hội biểu quyết: a- bản nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam; b- quyết định hợp nhất Gia Đình Phật Tử thuộc Ban Hướng Dẫn bốn đoàn thể Phật Giáo (Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Việt, Nam Việt, Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam) dưới sự lãnh đạo của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam; c- bầu Ban Thường Vụ của Ban Hướng Dẫn Trung Ương với Thượng toạ Thiện Hoa làm Trưởng Ban, các thành phần khác đều là các huynh trưởng kỳ cựu của GĐPT.
Lúc đó Sinh Viện Phật Tử Sài Gòn là đoàn đầu tiên về loại này (đoàn Sinh Viện Phật Tử Huế mãi tới tháng 3.1963 mới được thành lập), nên các hoạt động có tính Phật sự của họ dễ được sự yểm trợ tinh thần dù ẩn hay hiện của ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT.
2- Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt từ năm 1955, nắm quyền quản trị chùa Xá Lợi, là một cư sĩ học giả Phật học có tinh thần khai phóng không cố chấp bảo thủ, nên không ngăn cản việc đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đưa một nghi thức mới lạ nhưng dễ thương vào lễ Vu Lan.
Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan 1962 tại chùa Xá Lợi, đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng xung kích lôi cuốn các sinh viên học sinh khác, làm bùng nổ lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền này vào đầu tháng 11.1963.
Đầu năm 1965 nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn xuất bản cuốn Bông Hồng Cài Áo nhưng không giữ bản quyền, nên cuốn sách mỏng này được phổ biến rất rộng qua nhiều đợt in khác nhau. Nó trở thành cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nhất Hạnh.
Nhà văn Cộng sản Anh Đức kết án tác giả Bông Hồng Cài Áo “cố ý làm cho người ta chỉ nhớ đến bà mẹ cá nhân của mình mà quên đi bà mẹ lớn lao là tổ quốc” (trong Bức Thư Cà Mau, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1966).
Năm 1967, một nhạc sĩ quen thuộc với giới sinh viên Phật tử Sài Gòn là Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Nhất Hạnh trong đoản văn trên, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được các đơn vị Gia Đình Phật Tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan. Kể từ đó bản nhạc này gắn bó với nghi thức Bông Hồng Cài Áo.Bông Hồng Cài Áo, Sáng Tác: Phạm Thế Mỹ | Ca Sĩ: Bằng Kiều
Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo,được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi. Họ cho rằng lòng hiếu đễ được nâng lên thành một nghi thức tôn giáo là một điểm sáng của Phật Giáo đáng được đặc biệt lưu ý. Có điều họ chưa biết nghi thức này là một đặc điểm riêng của Phật Giáo Việt Nam và trở thành một truyền thống trong lễ Vu Lan là nhờ nỗ lực liên tục của các đơn vị Gia Đình Phật Tử từ năm 1962 tới nay.

* Tâm Huy Aug 20, 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2022(Xem: 3255)
1. Không thể trả ơn (Tăng Chi Bộ Kinh Nikàya, Chương 2) 2. Cha Mẹ là “Phật” (Kinh Tâm Địa Quán) 3. Cha Mẹ là “Phạm Thiên” (Tăng Chi Bộ Kinh Nikàya, Chương 3 Người con hiếu được sinh thiên) 4. Diệu hạnh hiếu kính Cha Mẹ (Tiểu Bộ Kinh Nikàya. Kinh Tập_Sutta Nipata. Chương II. Kệ 404_ Người con hiếu được sinh thiên) 5. Lành thay hiếu kính Cha Mẹ (Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Bà La Môn, Phẩm Cư Sĩ, Phần Màtaposaka_ Người con hiếu được sinh thiên) 6. Phụng dưỡng Cha Mẹ với Từ tâm (Tiểu Bộ Kinh, Chuyện tiền thân số 532, Kệ 90-93_ Người con hiếu được sinh thiên) 7. Điềm Lành (Tiểu Bộ Kinh. Tiểu Tụng. V. Kinh Điềm Lành, Kệ 5) 8. Hiếu hạnh cảm đến trời đất (Khế Kinh)
25/07/2022(Xem: 3922)
Thư Mời Tham Dự Đại Lễ Vu Lan Bao Hiếu Pl 2566 (2022) tại Tu Viện An Lạc, California, Hoa Kỳ
22/07/2022(Xem: 2180)
Dường như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Dường như thông điệp thiện chân Tim hồng mầu nhiệm mẹ phân thân vào Cho đêm vằng vặc trăng sao Cho ngày biển rộng non cao vô bờ.
22/07/2022(Xem: 3730)
Vì cảm niệm ân sâu nghĩa nặng của Mẹ Cha nên Tôn giả Mục Kiền Liên, một đại đệ tử của Đức Phật, sau khi tu tập và chứng đắc đạo quả A La Hán. Khởi đầu công cuộc hoằng pháp lợi sanh của một người xuất gia, Ngài đi tìm Mẹ để báo hiếu và cứu khổ. Mẹ của Ngài là bà Thanh Đề đang bị thọ quả báo trong A Tỳ địa ngục, do lúc sinh tiền Thân mẫu Thanh Đề vì niềm tin dị biệt đã đem lời phỉ báng Phật, hủy nhục Tăng, khinh khi nói xấu người chân chánh xuất gia tu hành, mưu toan hãm hại thanh danh của Tăng chúng, làm cho người khác mất chánh tín đối với Tam Bảo. Vì vậy mà nhân quả luân hồi, phải nhận lấy sự báo ứng không sao tránh khỏi. Duyên khởi truyền thống Vu lan trong Phật Giáo cũng từ sự kiện lịch sử này.
20/07/2022(Xem: 4697)
Thông Báo Thay Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan Pl 2566 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 7/8/2022)
11/07/2022(Xem: 2723)
Lâu ni con mãi xa nhà Quê hương chỉ có mẹ già nhớ con Vào - ra Mẹ cứ bồn chồn Con đi - đi biệt - Mẹ khôn nguôi buồn Một đời quang gánh gian truân Lưng chai nắng sớm - thân luồn gió sương
01/09/2021(Xem: 9380)
Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan vào hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 2021 (ngày 21 và 22 tháng 7 năm Tân Sửu) - Phật lịch 2565. Ngày 28 tháng 8, Tu viện tụng kinh Vu Lan Báo Ân, Mục Liên Sám Pháp và làm lễ Quy y Tam Bảo. Ngày 29 tháng 8, Tu viện trang nghiêm cử hành Đại lễ Vu Lan theo chương trình sau: 09:00 Phật tử vân tập 10:00 Pháp thoại. Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện giảng về chữ “Hiếu”: Hiếu dưỡng, Hiếu tâm, Hiếu hạnh và Hiếu thuận. Bài hát “Hiếu Đạo”. Rachael Tường Vi hát 11:00 Khai lễ Vu Lan Cung nghinh Chư Tôn Đức Ni quang lâm chánh điện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]