Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thâm ân nan báo

18/08/201500:03(Xem: 4655)
Thâm ân nan báo
cha me 2

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
 
Thâm Ân Nan Báo
 
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Ngài cho gọi các Tỷ kheo:
Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. 
Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp,
 xoa gội, tắm rửa và dầu tại đấy cha mẹ có đại tiểu tiện, như vậy, 
này các Tỷ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
 
Vì cớ sao ? Vì rằng, này các Tỷ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, 
nuôi dưỡng chúng khôn lớn, giới thiệu chúng vào đời này.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.119)
 
Suy Gẫm:
Hiếu dưỡng cha mẹ là một trong những chuẩn mực đạo đức căn bản của những người con Phật. Học theo hạnh Phật, trước hết phải là kiện toàn công hạnh của những người con chí hiếu. Nếu chưa tròn câu hiếu đạo thì không đủ tư cách làm người và dự phần vào hàng Phật tử chân chính.
 
Biết ơn và đền ơn các đấng sanh thành là điều người con Phật hằng tâm niệm. Tuy vậy, công ơn sanh thành dưỡng dục vốn cao như núi, rộng như biển nên thật khó đáp đền. Phụng dưỡng và hiếu kính cha mẹ trọn vẹn về phương diện vật chất trong hiện đời đã là việc khó làm. Nhưng dẫu có làm được, theo tuệ giác của Thế Tôn vẫn chưa gọi là đủ. Người con Phật chí hiếu nhận thức rõ về tác dụng của nghiệp trong dòng luân chuyển của sanh tử luân hồi, đồng thời phải định hướng cho cha mẹ tác tạo thiện nghiệp ngõ hầu thăng hoa đời sống trong tương lai.
 
Mỗi người có một nghiệp riêng, do đó chiêu cảm quả báo khác nhau. Trong phương diện biệt nghiệp thì phước ai làm thì người ấy hưởng và tội ai làm thì người ấy chịu. Khi nghiệp chín muồi và trổ quả thì dẫu chí thân hay trọn tình đến mấy vẫn không ai có thể chịu thay. Do vậy, song hành với hiếu dưỡng, chu toàn cho cha mẹ hiện đời, người con Phật hiếu thảo còn hướng thiện cho cha mẹ để song thân được an lạc trong nhiều đời.
 
Vì thế, những người con Phật chân chính ngoài việc tu tập chuyển hóa tự thân, chu toàn hiếu dưỡng, cần phải nỗ lực trợ duyên, khuyến hóa song thân tịnh tín Tam bảo, an trú thiện giới, siêng năng tu bố thí, hoan hỷ với hạnh cúng dường và nhất là thành tựu chánh kiến. Chính tuệ giác của Chánh kiến sẽ soi sáng cho tất cả những pháp lành trên con đường thực hành Bát chánh đạo. Nhờ đó mà những bậc cha mẹ hội đủ duyên lành tác tạo nên nhiều thiện nghiệp, xa lìa ác đạo trong những đời sau.
Đây chính là nét đặc thù của tinh thần hiếu đạo Phật giáo, đồng thời cũng là phương pháp
 báo hiếu đầy đủ và trọn vẹn nhất.
'LÃI Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.Con trai càu nhàu:- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ!Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run lên bần bật.TNG__(())__'
Vẻ Đẹp Trong Trái Tim Người Mẹ
 
Người mẹ hạnh phúc hỏi bác sĩ sau khi tỉnh dậy: “Tôi có thể nhìn con được không?”.
 Bác sĩ đặt đứa trẻ bên cạnh mẹ… Người mẹ nhẹ nhàng mở các nếp khăn để nhìn khuôn mặt nhỏ bé, 
chợt người mẹ kinh hoàng. Bác sĩ vội quay nhìn ra cửa sổ… Đứa bé sinh ra không có tai…!
 
Tuy nhiên, thời gian đã cho thấy thính giác của đứa bé hoàn hảo. Chỉ có hình dáng bên ngoài là không hoàn thiện. Cậu bé lớn lên, đẹp trai, bất chấp sự khiếm khuyết. Một học sinh được bạn bè yêu thích, lẽ ra cậu có thể làm lớp trưởng, thế nhưng chỉ vì đôi tai…Một ngày kia, cậu bé từ trường chạy ào về nhà và lao vào trong đôi tay của người mẹ. Cậu bé nức nở: “Có đứa gọi con là đồ quái thai”, tim người mẹ đau như cắt. Cậu bé ngày càng bộc lộ tài năng thiên bẩm về âm nhạc và văn chương. Mẹ cậu ân cần động viên: “Còn nhiều người tốt để con có thể ...hòa đồng… con ạ”. Thế nhưng, trong tim người mẹ vẫn đau buồn vì thương con… Cha cậu đã liên hệ với một nhà phẫu thuật. Bác sĩ khẳng định: “Tôi tin chắc tôi có thể ghép đôi tai nếu mua được…”
 
Sau đó là cuộc tìm kiếm người có thể hiến tặng đôi tai... Hai năm trôi qua, người cha nói: “Con sắp được phẩu thuật. Cha mẹ đã tìm được người tặng tai cho con. Nhưng đó là một bí mật”. 
Và rồi… cuộc giải phẫu thành công rực rỡ… 
Một nhân vật mới bắt đầu nổi lên. Tài năng anh nở rộ xuất chúng, cuộc đời ở trường trung học 
và đại học là những chuỗi ngày hân hoan. Anh lập gia đình và làm công việc ngoại giao.
 
Anh luôn van nài cha: “Ai đã tặng con quá nhiều như thế? Con không bao giờ có thể đền đáp xứng đáng cho 
người ấy”. Người cha trả lời: “Cha cũng tin là con không thể… nhưng cha phải giữ lời hứa là chưa được nói ra…”. Nhiều năm trôi qua với điều bí mật của họ, nhưng ngày ấy vẫn đến… Một trong những ngày tối tăm nhất chưa từng có trong đời đứa con. Anh cùng cha đứng nghiêng mình trước quan tài người mẹ.  Dịu dàng và chậm rãi, người cha đưa tay vén mái tóc dài màu nâu dày để lộ ra… đôi tai không còn của người mẹ. Ông thì thào vào tai con trai: “Mẹ từng nói rằng mẹ hạnh phúc khi không bao giờ cắt tóc, 
và không ai có thể nghĩ mẹ bớt đẹp đi phải không?” 
 
- Vẻ đẹp thật sự không nằm trong dáng vẻ bên ngoài, mà ở bên trong trái tim…
blank
Chờ Con 
Dường như trời đã chớm thu
Thoảng nghe gió nhắn mùa Vu Lan về
Rưng rưng lá rụng bên hè
Nghiệp trần lưu chuyển người về nơi nao ..
Con xa cố quận thu nào
Mẹ hiền tấc dạ dạt dào nhớ thương..
Con như nước chảy quên nguồn
Tháng ngày trôi, Mẹ tuyết sương mái đầu.
 
Nắng chiều vàng ngọn cây cau
Đốt hương rồi Mẹ bấm đầu ngón tay..
Con chừ tựa cánh chim bay
Sau lưng mắt Mẹ tháng ngày dõi theo..
Bờ lau in bóng liêu xiêu
Đường trần con hỡi lãng phiêu chốn nào!
 
.. Chiều quê hương lúa ngạt ngào
Chỗ nằm con, mẹ vẫn vào viếng thăm.
Ba mươi, mùng một, ngày rằm
Từng đêm khấn nguyện âm thầm cho con 
Đường công danh được vẹn toàn
'' Đá mền chân cứng '', vuông tròn ước mơ..
 
- Mẹ xưa đi chợ con chờ
Chừ khôn lớn.. Mẹ từng giờ đợi con
Mây trời xuống ngủ đầu non
Ầu ơ.. tiếng Mẹ ai còn nhớ chăng..
Những lời khuyên bảo, dạy răn
Còn theo con vạn bước trần gieo neo?
 
Con ơi tuổi Mẹ đã chiều
Vẳng nghe trời đất nhủ điều trăm năm
Đôi khi dừng bước thăng trầm
Con về cho Mẹ được cầm đôi tay!
Một mai mẹ hóa thành mây
Muộn màng.. con ngắm một cây nhang buồn..
 
Vu Lan.. thoảng lại hồi chuông 
Giật mình, ngỡ tiếng vô thường vọng sang
Ai xuôi ngược.. buổi chiều tàn
Về mau, kẻo Mẹ hôn hoàng nắng thu..
Như Nhiên - Th Tánh Tuệ 
 
blank
 
blank
Chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Đại Lễ Vu Lan chùa Vạn Phước- 
Sandiego- California 16. Aug-2015
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Thuợng tọa Thích Thiện Long ban Pháp thoại Vu Lan tại Chùa Vạn Phước 
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Hình ảnh chiều Thơ nhạc Vu Lan
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Vu lan 2015
 
Nhạc phẩm: Nỗi Niềm Vu Lan
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4300)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5702)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4471)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4614)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4182)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5066)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5285)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4384)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4589)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]