Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng bảy Mùa Vu Lan

21/08/201500:02(Xem: 4150)
Tháng bảy Mùa Vu Lan

Tháng bảy Mùa Vu Lan (Ảnh Minh Họa) (1)Tháng Bảy MÙA VU LAN

THÍCH HUYỀN LAN



Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…

Chiều Vu Lan tình thu gợi lòng con nhớ mẹ da diết, những đứa con xa quê, xa mẹ ngồi bó gối trong ký túc xá nhìn mưa rơi mà nghe hồn tái tê nhớ mẹ. Ở quê nhà mẹ cũng vò võ nhớ thương con lạc loài miền xa bươn chải cuộc sống, tự lập bản thân, mưu cầu công danh với bao khắc khoải âu lo, không biết con mình có đạt thành nên người giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn? Mẹ ơi! Chiều mưa ngoại thành trên lối con về nhà trọ bập bềnh là nước, nước ngập đường, nước tưới màu xanh ruộng lúa, nước tưới vườn cây ăn trái nặng trĩu cành và nước làm ướt sũng con gà mẹ đang ủ ấp đàn con bằng đôi cánh của mình dưới bụi chuối. Thật vô tình thơ ngây mấy chú gà con không biết mẹ mình ướt, cứ rút đầu chen lấn tìm hơi ấm của mẹ và chim chíp kêu mẹ thật đáng thương. Nhìn hạnh phúc của bầy gà con, con lại nhớ thương mẹ càng nhiều hơn nơi mái tranh xưa mẹ cũng từng chở che nắng mưa, sưởi ấm đàn con giữa mùa đông giá rét khi anh em chúng con còn nhỏ dại… Thế vậy mà chừ lớn khôn mỗi đứa một phương trời tương lai, bỏ mẹ một mình nơi quê nhà vàng võ niềm thương, rong rêu nỗi nhớ. Rồi mẹ ơi! Con nghe lòng chùng xuống khi thoáng nghe Thùy Trang da diết dòng nhạc Trần Quang Lộc:

“Bao tháng ngày con xa hình bóng mẹ – bờ dậu xưa mẹ có đứng chờ trông – lòng mẹ đau mà vẫn cứ tươi cười – nhìn đàn con đi mãi mãi không về…”

Tháng bảy mùa Vu Lan gọi hồn thiêng đất nước, cho những người con quay về tìm lại nguồn cội tổ tiên, cho con quì dưới chân mẹ hít thật sâu lòng đất thiêng liêng quê mẹ đã nâng đỡ, dìu dắt bước con đi từng bước chập chững vào đời và đôi môi con thơm mùi sữa mẹ lần đầu tiên bập bẹ gọi:

Ba…A…A! Má…A…A! con lớn lên, có ai muốn phải xa cha xa mẹ. Nhưng ngặt vì hoàn cảnh nên phải đành cam chịu ấy thôi. Có đứa xa cha mẹ vì công danh học vị, có đứa vì binh nghiệp giữ gìn non sông bờ cõi, có đứa vì duyên nợ vợ chồng con cái, có đứa vì oan nghiệt báo chướng gì đó gây nên tội phải bị tù đày để rồi sự cách xa cha mẹ trong tủi phận làm con không tròn câu hiếu thảo. Xa con có người cha người mẹ nào mà không xót xa, dày vò nỗi nhớ và từng bữa cơm chan nước mắt nếu cha mẹ biết là… xa đứa con đó sẽ không bao giờ gặp lại. Năm tháng đi qua như cái chớp mắt, mọi thứ tình yêu sẽ được sòng phẳng vay trả theo luật định, song có một thứ tình yêu bình dị, mộc mạc chân tình xuất phát từ nguồn cội con tim của cha mẹ, sẽ bất hoại kết tinh thành khối yêu thương vô ngã bằng máu và nước mắt. Bất cứ người con nào ở trên đời mà không nghiệm ra rằng: Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, thì coi như đứa con đó đã chết đi sự yêu thương, mà chết đi sự yêu thương duy nhất cũng có nghĩa là mất tất cả khả năng yêu thương muôn loài, muôn vật. Ta không kính cha mẹ thì ta không có đức tin tín ngưỡng bất cứ một tôn giáo nào, ta không yêu thương cha mẹ thì không bao giờ ta yêu thương bất cứ ai bằng niềm rung động thật sự của con tim. Tình yêu thương cha mẹ là nền tảng đạo đức xây dựng con người lớn lên bằng nhân bản thánh thiện mà luân lý phương đông hun đúc từ ngàn đời coi trọng sự hiếu thảo là hàng đầu, bởi vậy đức phật mới dạy rằng: “SANH RA ĐỜI KHÔNG GẶP PHẬT – THỜ CHA MẸ CHÍNH LÀ THỜ PHẬT”.

Tháng bảy mùa Vu Lan lấp lánh gương hiếu đạo của Đức Bồ Tát Mục Kiền Liên, mặc dù là vị đệ tử thần thông đệ nhất trong hàng thập đại đệ tử Phật, nhưng vẫn bôn ba tay cầm tích trượng, bình bát đi khắp nơi mà tìm mẹ. Mẹ trót đã gây nhân xấu bởi nghiệp ác tạo ra, thì dĩ nhiên phải thọ lãnh quả khổ xấu xa, tồi tệ nơi địa ngục. Song với Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát vẫn là mẹ mình, và ngài tìm đủ phương cách để cứu khổ mẹ ra khỏi u minh. Với ngài ân đức của mẹ dù ở thiên đàng hay địa ngục cũng là một chân dung mẹ mà thôi, bởi những ân đức cao vời vợi mà mẹ đã sanh thành nuôi lớn thân ta.

Xuất phát từ niềm hiếu đạo sâu kín, thiêng liêng nền đạo đức phương đông, tinh thần hiếu thảo trong mùa Vu Lan rằm tháng bảy đã trở thành bông hoa đạo lý cho những đứa con hãy sống hoàn thiện đạo đức hơn nữa, mà đáp đền công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với chúng ta như trời biển bao la, không tính toán, đo lường được.

Tháng bảy mùa Vu Lan chân dung cha mẹ vẫn hiện hữu như bức tường thành lá chắn, che chở, cản ngăn những giông bão cho từng cuộc đời những đứa con. Bước lên thềm thế kỷ 21, nhân loại chạy đua siêu thông tin, khoa học hiện đại để chinh phục thiên nhiên, khám phá huyền bí vũ trụ. Nhưng trái tim cha mẹ vẫn là kỳ quan vĩ đại nhất, không một ai khám phá, tìm hiểu hết được tình cha mẹ nhiệm mầu đối với con. Vì dù anh có tên tuổi là nhà khoa học, chị có tài ba bằng cấp lấp lánh sao học vị, thì tất cả đều quá nhỏ dại và tầm thường khi đối mặt đứng trước ân đức chân dung cha mẹ. Không có mẹ sớm tối nhọc nhằn giữ gìn thai giáo thì anh không là gì cả; Không có cha lao tâm tổn lực, thức khuya dậy sớm để kiếm tiền nuôi chị khi còn bú mớm trên tay mẹ thì chị không là gì cả. Tất cả chúng ta không là gì cả nếu không có công ơn trời biển của cha mẹ.

Tháng bảy mùa Vu Lan không ai bảo anh chị phải mua sắm lễ vật để cúng kiến là trả hiếu cho cha mẹ. Mà quan trọng ý nghĩa hơn là anh có thật sự tận hưởng trong ân tình của cha mẹ, chị có phút giây ngồi lại nhìn cho thật kỹ cha mẹ để hiểu sâu hơn tình yêu thương cha mẹ đối với con. Anh hạnh phúc, chị hạnh phúc trong sự mầu nhiệm hiện tại cảm nhận cảm thấy mình quá sung sướng còn được cha mẹ, để sớm thăm viếng, dâng cha mẹ bát cơm tách trà, thì đó mới là ơn nghĩa Vu Lan tươi hoa thánh thiện, đạo đức phương Đông. Những chiều mưa tháng bảy nhẹ bay qua thành phố, có giây phút nào đó thôi… Anh và chị trong những cuộc vui mà rưng rưng giọt nhớ giọt thương về cha mẹ xa tận miền quê thì cũng quý báu quá rồi. Bởi vì luôn có ý niệm thương tưởng về cội nguồn, dù ít dù nhiều cũng giúp ta không đánh mất đường về, không bội phản ân tình… Anh nhớ mẹ ngày giờ này đang khổ cực, lặn lội gieo neo thân cò dãi dầu nắng  mưa, gian nan lắm mới kiếm ra đồng tiền nơi mảnh đất miền trung thiên tai dập vùi hàng năm, thì anh không thể nào dám bỏ tiền ra mua những cuộc vui phù phiếm, vô nghĩa. Chị nhớ cha ngày giờ này đang phơi lưng trần kiếm từng hạt lúa, rồi lận đận lam lũ hơn những mùa nước lũ về sớm thành bão lụt khắp nơi miền đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài vườn cây trái trúng mùa nhưng rẻ quá bán không được, lúa hè thu sắp gặt nhưng lũ ập tới nhận chìm trắng xóa, vậy mà chị vẫn nhận được tiền chu cấp hàng tháng để yên bề học vấn sánh bước công danh với đời, thì chị sẽ không dám bỏ tiền ra đua đòi, sắm những thứ thời trang không làm cho mình đẹp tâm hồn, không làm cho mình tăng giá trị đạo đức khi chưng diện những thứ ấy. Nhớ thương cha mẹ trong từng giây phút để luôn ý niệm sự hiện hữu ân đức cha mẹ, thì mỗi người  con chúng ta sẽ diễm phúc cài đóa hoa hồng lên áo để con tim dạt dào nhịp thở suối nguồn tổ tiên, trong mỗi độ mùa Vu Lan tháng bảy về lấp lánh gương hiếu thảo của những người con như Đức Bồ Tát Mục Kiền Liên, một bông hoa bất tử hiếu thảo, mãi mãi thơm hương đạo đức phương Đông.


- T.H.L -

(Báo Vô ưu - Vu Lan năm 2001)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3357)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 3647)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 3726)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 3338)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
10/04/2013(Xem: 4761)
Đạo Phật có sứ mạng mang ánh sáng và tình thương đến cho muôn loài. Ánh sáng lung linh của tinh tú, chói lọi của mặt trời, hay u huyền của vầng trăng có thể giúp cho vạn hữu thoát khỏi mọi phiền tạp, mò mẫm, tối tăm và u ám của cuộc đời. Ánh sáng của chánh pháp, của tình thương có thể giúp cho muôn loài sống an vui tự tại, xua tan tất cả mọi bóng tối của si mê lầm lạc. Ánh sáng và tình thương là hai sự trạng vô cùng rạng rỡ và hoạt dụng trong nguồn sống của đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 3263)
Cứ mỗi lần mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần gợi lên trong mỗi chúng ta cảm xúc trào dâng về mẹ và cha. Vu Lan báo hiếu đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của cả dân tộc, lễ hội văn hóa của tình người, của lòng từ bi ban vui và cứu khổ. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.
10/04/2013(Xem: 3293)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ…
10/04/2013(Xem: 4190)
Mẹ tôi có ba người con : Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảo và thương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẽ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977......
10/04/2013(Xem: 3647)
Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567