Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ tôi

14/01/201115:23(Xem: 5286)
Mẹ tôi

 red_rose_100

Mẹ Tôi

Võ Đại Sinh

---o0o---

 

Ba tôi qua đời cách đây 4 năm. Mẹ tôi mất cách đây đúng 4 tháng. Cả hai đều ra đi sau một thời gian khá dài cầm cự với cơn bệnh, ở tuổi 89. Mới ngày nào đây, khi chùa Quảng Đức dời về trụ sở mới ở Fawkner, nhân ngày báo hiếu Vu Lan, thầy Tâm Phương còn trao cho tôi đóa hoa hồng, lòng tôi vừa vui mừng vừa lo. Mẹ tôi đã ra vào bịnh viện khá nhiều lần trong 2 năm qua. Ngày Ba tôi mất, điện thoại từ Việt Nam báo tin vào lúc nửa đêm. Từ đó cứ mỗi lần điện thoại reo vào nửa khuya là tim tôi hồi hộp lạ thường. Tôi đang lo một điều khó tránh thoát được, Mẹ tôi càng ngày càng yếu đi và có thể ra đi bất cứ lúc nào...

Một đêm, sau tiệc cưới, về nhà, tôi được điện thoại từ Việt Nam sang báo tin Mẹ mất. Ngày được tin Ba mất, nước mắt tôi chảy dài. Hôm nay, Mẹ mất, nước mắt tôi không rơi, nhưng sao lòng tôi như đang chết lặng, tim tôi như ngừng đập. Ba mất, một mất mát quá lớn. Mẹ mất, một mất mát hình như to tát hơn. Không hiểu đó có phải là tâm trạng chung của mọi người, hay của chỉ riêng tôi, vì tư chất và hoàn cảnh quá đặc biệt của Mẹ tôi.

Hình như Mẹ tôi cũng có được sống qua một thời gian ngắn đầy đủ, sung túc. Nhưng đó chỉ là chuyện tôi nghe kể lại, lúc tôi chưa chào đời, và khoảng thời gian đó quá ngắn, không để lại một dấu tích, một ấn tượng nào trong tiềm thức tôi. Bây giờ, Mẹ mất, cố nghĩ, cố đào sâu ký ức... tôi thật không nhớ được Mẹ tôi có ngày nào được sung sướng.

Không biết các anh chị em tôi như thế nào, chớ riêng phần tôi, bất cứ một thành công nào trong cuộc đời tôi, dù lớn, dù nhỏ đều được trả giá bằng sự hy sinh của Mẹ tôi. Một người đàn bà mù chữ, nghèo khó, trong hoàn cảnh của Mẹ tôi, làm được việc gì để giúp cho sự khôn lớn, thành công của 8 đứa con, ngoài chấp nhận cuộc sống làm thuê, ở mướn. Tôi học trung học ở Gò Công, Mẹ tôi ở mướn ở Gò Công. Tôi lên Sài Gòn học đại học, Mẹ tôi lên theo tiếp tục nghề ở mướn ở Sài Gòn. Nhục nhằn Mẹ tôi gánh chịu trong thời gian ở mướn ở Gò Công tôi không được biết. Những chịu đựng của Mẹ tôi trong thời gian ở mướn ở Sài Gòn tôi trực tiếp chứng kiến, cùng chia xẻ, chịu đựng với Mẹ tôi. Vui buồn của Mẹ con tôi trong thời gian nhục nhằn đó tùy thuộc trọn vẹn vào buồn vui của 3 ông chủ con. Con nhà giàu, từ Gò Công, lên Sài Gòn học, tiền bạc dư thừa, 3 cậu tha hồ làm mưa làm gió. Và mưa gió đó đã vùi dập cuộc sống của Mẹ con tôi.

Tôi ra trường năm hai mươi ba tuổi. Mẹ tôi chấm dứt cuộc sống hai mươi ba năm ở mướn, thì hình như đã quá trễ. Nghèo khó đeo đẳng quá lâu... đã khiến Mẹ tôi luôn sợ nghèo, sợ khổ, không quen sống cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Ở mướn thời gian quá dài đã khiến Mẹ tôi quen thuộc với chịu đựng, gọi dạ, bảo vâng... đến không dám nhờ vả, sai khiến bất cứ ai, dù rằng anh chị em tôi lúc đó đã có đủ khả năng lo cho Ba Mẹ tôi đủ ăn đủ mặc, dù rằng lúc đó, quanh Mẹ tôi có hàng chục con cháu sẵn sàng lo lắng, phục vụ ! Ngày cả trong lúc bạo bịnh, thời gian ngắn chị em tôi túc trực nằm vây quanh giường bịnh, Mẹ tôi cũng ngại ngùng chẳng dám làm phiền con, dâu, nửa đêm, nhẹ nhàng lén đi tiểu, tiểu một mình...

Năm 1974, tôi cưới vợ. Với địa vị xã hội và sự quen biết của tôi ở thời điểm đó, đám cưới tôi được tổ chức lớn lắm, lớn nhứt quận Hòa Đồng, theo như nhiều người kể lại. Ba Mẹ tôi lo lắng thật nhiều, nhưng khổ nhất là Mẹ tôi, vì thương con, cũng vì thương con, đã bỏ ra hàng tuần để tập đồ đi đồ lại tên mình, chuẩn bị ký tên vào tờ hôn thú cho vợ chồng tôi trong ngày trọng đại đó. Khổ cho người Mẹ mù chữ, thương con của tôi. Mẹ tôi ngại cho tôi, nhưng tôi thì không. Tôi luôn hãnh diện vì Mẹ tôi, vì sự mù chữ của Mẹ tôi ! Đức Đạt Lai Lạt Ma ca tụng người Mẹ vĩ đại của Ngài vì những hy sinh chẳng đáng gì đâu, nếu so với sự hy sinh của Mẹ tôi ! Tôi không biết diễn đạt thế nào cho đầy đủ về sự hy sinh của Mẹ tôi, cho xứng đáng với sự hy sinh của Mẹ tôi. Điều chắc chắn là, với tôi, Mẹ tôi vĩ đại hơn Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ngày Mẹ tôi mất, tôi được tin quá trễ, vào lúc nửa đêm thứ Bảy. Ngày Chúa Nhật không làm được việc gì. Sáng thứ Hai tôi phải bay vội về Việt Nam qua một đêm chờ đợi ở phi trường Singapore. Trên phi cơ tôi đã vội vàng chuẩn bị bài điếu văn khóc Mẹ. Đường bị kẹt ở cầu Long An khá lâu, về đến nhà vào ngày thứ Ba, chỉ còn 5 phút nữa đến giờ động quan. 5 phút ngắn ngủi chỉ đủ cho tôi vật vả lạy Mẹ trước quan tài. Điếu văn khóc Mẹ do vậy đã không được đọc, dù rằng tôi thèm được khóc với Mẹ tôi lần tiễn biệt cuối cùng. Tôi thèm nói cho Mẹ tôi biết cảnh tang tóc của tiểu gia đình tôi ở nơi tha hương khi được hung tin. Tôi thèm nói cho Mẹ tôi biết về sự đau buồn, thê lương của 3 đứa con tôi, Đoan Trang, Việt Nam, Khoa Nam, khi được tin Bà Nội mất.

Chiều chiều, từ ngày trở lại Úc sau đám tang Mẹ, trên căn gác lửng nhà tôi, nhìn chim bay từng đàn, tôi thật sự không biết chúng đang bay từ đâu, định đến hướng nào, nhưng tôi chắc chắn là chúng đang trên đường về với Mẹ, về quê Mẹ. Khi Mẹ tôi còn sống, tôi về Việt Nam mỗi năm đôi, ba lần. Từ khi Mẹ tôi mất, quê hương Việt Nam vẫn còn đó, nhưng lòng tôi không còn nao nức muốn về thăm nữa. Hình như khi mất Mẹ, sự gắn bó với quê hương cũng mất theo với Mẹ. Thầy Nhất Hạnh trong quyển bông hồng cài áo khi nói về Mẹ đã viết "Tôi thấy tôi mất Mẹ, mất cả một bầu trời". Còn tôi, từ ngày mất Mẹ, tôi mất cả quê hương, mất luôn cả đường về !

     Melbourne 8-3-1998


vo dai sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3726)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
10/04/2013(Xem: 3794)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 3433)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 4086)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 3293)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 3760)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
10/04/2013(Xem: 4132)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
10/04/2013(Xem: 3947)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 3884)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 3494)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567