Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Qui Sơn Cảnh Sách

05/02/202205:05(Xem: 3221)
Qui Sơn Cảnh Sách
Qui Son Canh Sach_Thich Bao Lac

LỜI NÓI ĐẦU 

Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang Việt ngữ như trong sách Phật Tổ Tam Kinh (1950; của Vô Danh Thị), Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1972), Tuệ Nhuận (1973); Chư Thượng Tọa, Đại Đức dạy chúng, tại các trường Phật học Báo Quốc, Linh Ứng (Non Nước), Nguyên Thiều (Bình Định), Ấn Quang (Sàigon), Lưỡng Xuyên (Trà Vinh), Phật Ân (Mỹ Tho), Huệ Nghiêm (Gia Định) v.v... đều giảng dạy tăng sinh bộ sách quý này.

Tại sao chúng tôi vẫn tiếp tục dịch luận bản văn trên sang tiếng Việt làm gì?

Vẫn biết có nhiều vị uyên thâm Phật học đã dịch văn Cảnh Sách, song văn phong mỗi thời một thay đổi; hoàn cảnh Giáo Hội - Tăng Đoàn – mỗi giai đoạn không giống nhau. Từ khi có số Phật Tử Việt tỵ nạn đông đảo tại hải ngoại đến nay gần hai mươi năm, tình trạng Phật giáo có phức tạp, đổi thay. Chưa có vị nào dịch luận văn “Cảnh Sách” cho thích hợp trào lưu hiện tại, có thể nói là thời kỳ vô cùng giao động trong giới nhà tu Phật và Phật Tử nói chung, nếu nhìn theo nhiều góc cạnh khác nhau trong công cuộc hoằng dương Phật pháp tại hải ngoại.

Vì lẽ đó, chúng tôi mạo muội dịch, dẫn giải và bình luận bản văn ngắn gọn, khúc chiết của tổ Qui Sơn, là bài “Cảnh Sách” này, theo một tinh thần mới với cái nhìn từ bên trong, nhằm mục đích:

-Tự răn nhắc cảnh tĩnh mình; có nhiều lúc vì công việc bận rộn, do chức vị hoặc ưu thế... khiến tâm tư mù quáng; lòng khinh thường ngạo mạn khởi lên mà không tự kiểm được. Nhờ những lời sách tấn tu hành cụ thể soi sáng mà trừ diệt được những tà niệm để dũng mãnh tiến bước theo dấu chân của Phật và Tổ. Cùng nhau sách tấn tu hành, đem ánh sáng đạo vàng soi sáng nhân sinh để làmrạng danh tiền đồ Phật giáo. Đó cũng là sứ mạng và bổn hoài của người xuất gia muốn đền đáp bốn ân trong muôn một.

Trong công cuộc hoằng pháp, người xuất gia có công suy nghĩ trong việc sáng tác, dịch thuật; người Phật Tử tại gia góp của in ấn cho những tác phẩm (Kinh luận) lưu hành sâu rộng trong Cộng Đồng Phật Tử. Đó là lý do để tập sách dịch luận nhỏ này được hoàn thành trong mùa Phật Đản, Phật Lịch 2615 (1991) với tâm nguyện tặng biếu quý độc giả đọc hiểu thêm về những điều cần thiết.

 

Cầu cho hết thảy chúng sanh

Nguyện đem công đức ấn kinh lưu truyền

Nguồn từ rưới khắp nhân thiên

Xây tòa an lạc mãn viên đạo vàng

Vô dư thể nhập Niết Bàn

Chứng nên Phật quả thiện toàn Chân Như

 

Xin chân thành tri ân chư thiện hữu tri thức xa gần đã góp ý kiến cho chúng tôi trong việc dịch giải này, và xin đa tạ quý Phật Tử đã góp phần tịnh tài in ấn tập sách luận nhỏ này. Nhờ sự trợ duyên quý báu của quý vị mà công cuộc hoằng pháp trở nên dễ đàng và hữu hiệu. Ngưỡng nguyện Tam Bảo chứng minh cho tất cả quý vị.

 

Cầu nguyện Phật pháp mãi trường tồn,

Chúng sanh sống hòa bình an lạc.

 

 

Sydney, ngày 24/4 Tân Mùi (6/6/1991)

Tỳ Kheo Thích Bảo Lạc

 

 

 

 

ht bao lac

Đôi lời trong lần tái bản

 

Tập luận Qui Sơn Cảnh Sách nhỏ này được ấn tống trong mùa Phật Đản, năm Tân Mùi, 1991; đã được khắp nơi đặc biệt chú ý đón nhận như một sinh phong mới của hai mặt: dịch giải và bình luận.

Có số độc giả ở xa như Pháp, Đức, Hoa Kỳ gởi thư xin thỉnh sách, rất tiếc chỉ còn một số ít giữ lại cho thư viện Pháp Bảo, không thể đáp ứng nhu cầu đòi hỏi được. Tập sách này không những cung ứng nhu cầu học hỏi của giới tăng ni sinh xuất gia làm chuẩn đích trong sự tu hành, mà còn thỏa mãn việc nghiên cứu của người Phật tử cư sĩ trong lãnh vực tri thức chuyên biệt. Cuốn sách đã được nhiều bậc tôn túc tán trợ trên một số vấn đề căn bản người xuất gia nơi phần bình luận và nhận xét. Một số độc giả tri thức xin tạm không nêu danh tánh, đọc xong sách nhiệt liệt ca ngợi viết thư bày tỏ với dịch giả trong hai điểm: dám nói thẳng và nói sự thật mà xưa nay giới thiền gia hầu như ít có ai đề cập tới. Đó là lý do mạnh mẽ để tác phẩm tái hội với độc giả xa gần, nhất là những ai chưa có cơ hội đọc qua.

Ở đây dịch giả chân thành cảm tạ quý Ngài và quý vị đã để thì giờ và tâm ý soi sáng việc pháp lạc cao quý này.

Cầu nguyện Phật pháp vĩnh trường tồn, chúng sanh an lạc.

 

Sydney 30 tháng 9 năm 1994

Dịch giả Thích Bảo Lạc

 

 

pdf-icon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 10940)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan nhận được tin buồn: Thân phục của Sư cô là cụ Ông Cư Sĩ Quảng Pháp, thế danh Nguyễn Đình, sinh năm Ất Hợi 1935.
29/03/2013(Xem: 7342)
Phó Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã viên tịch vào lúc 06 giờ 20 sáng 5-12-2012 tại Chùa Pháp Luân, thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
29/03/2013(Xem: 13219)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạtmọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ ThíchCa Mâu Ni sáng lập. Với giòng thời gian biến chuyển; từ khi đạo Phật truyền bá trên trái đất, theo lẻ tuần hoàn, tất nhiên không thể tránh khỏi hưng… suy... Do đó, ta có thể căn cứ trên quan điểm lịch sử để nhậnxét: về mặt hình thức (dĩ nhiên) đạo Phật chịu ảnh hưởng hoàn cảnh ở những nơi mà đạo Phật đã truyền vào
29/03/2013(Xem: 10684)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]