Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết Lý Về Nghiệp

13/11/202120:33(Xem: 6693)
Triết Lý Về Nghiệp

triet-ly-ve-nghiep
THERAVÀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
TRIẾT LÝ VỀ NGHIỆP
VANSARAKKHITA MAHA THERA HỘ TÔNG
IN LẦN THỨ NHẤT TẠI SÀI GÒN: 1964



Mục Lục
Lời nói đầu
THIÊN I
Giải về nghiệp
THIÊN II
Chứng cớ hiển nhiên của nghiệp
Phật ngôn về vấn đề nghiệp
THIÊN III
Vấn đề nghiệp (tiếp theo)
Nghiệp đen, nghiệp trắng
Năm pháp mà chúng sinh khó được
Pháp tạo bốn nghiệp (Dhammasamadaana)
THIÊN IV
Mười hai nghiệp
Loại 1 cho quả theo thời
Loại 2 cho quả theo phận sự của nghiệp
Loại 3 cho quả theo thứ tự
THIÊN V
Nghiệp trong Phật giáo
THIÊN VI
Sự tạo nghiệp
THIÊN VII
Quan niệm về nghiệp trong Sandaka-suutra
THIÊN VIII
Người như thế nào cũng do nghiệp
THIÊN IX
Đạo pháp về tẩy nghiệp
Thân nghiệp
Khẩu nghiệp
Ý nghiệp
THIÊN X
Do nhân nào chúng sinh bị đọa trong khổ đạo và được lên nhàn cảnh
THIÊN XI
Phần tạo bốn nghiệp
THIÊN XII
Nghiệp theo báo ứng
THIÊN XIII
Nghiệp là tín hiệu của si nhân
THIÊN XIV
Chánh pháp và bất hợp pháp có quả bất đồng
THIÊN XV
Dây xích của nhân quả
THIÊN XVI
Dây xích của nhân quả theo ý nghĩa của Vi diệu pháp
Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc
Lục nhập - Xúc - Thọ- Ái - Thủ -
Hữu - Sinh - Lão, Tử
THIÊN XVII
Tâm sở (Cetasika)
THIÊN XVIII
Khu vực tái sinh
Phần kết luận

 

HT Ho Tong

LỜI NÓI ĐẦU

 

Triết lý về nghiệp là nền tảng kiên cố làm cho các tôn giáo có những quan điểm([1]) dị đồng.

Các tôn giáo khác cho rằng: việc làm ăn của người mà có quả báo, như thế nào đó, là tùy ở  "Một cái" có thế lực tối cao cho thực tiễn. Họ gọi "một cái" đó là đấng Tạo hóa hay là đức Phạm thiên.

Nhưng Phật giáo thuyết trái ngược với các tôn giáo khác rằng: người là kẻ tạo nghiệp. Nghiệp là điều qui định tự nhiên của đời. Nó cho quả phải thực thi như thế nầy như thế kia. Nó là điều chỉnh lý([2]) bất biến. Sự xoay vần của nó, ví như bánh xe có phận sự xoay tròn vậy.

Chúng ta là người tạo nghiệp, theo ý nghĩa tương phản, nghiệp không làm gì được người. Quả của nó phân hạng chúng sinh khác nhau ấy cũng do chúng sinh tạo nghiệp riêng biệt. "Tạo lành quả cũng lành, tạo dữ quả cũng dữ".

Những nhà khoa học hiện đạithừa nhận căn bản "Nghiệp" trong Phật giáo vì họ thấy rằng: sự động tác và sức phản ứng hằng có quả ngang nhau và tương phản nhau. Thí dụ: như sự ném quả bóng, ta thấy rằng: ném mạnh thì quả bóng dội lại mạnh, ném nhẹ thì quả bóng dội lại nhẹ. Đây là nghiệp vậy.

Vấn đề "Nghiệp" trong quyển sách nầy dẫn chứng cớ ra để giải thích, làm bằng cho thấy hiển nhiên cho chư quý độc giả dùng để điều trangẫm nghĩ không nên vội bỏ. Ví bằng không để ý đến căn bản "nghiệp" thì Phật giáo không có ý nghĩa và thú vị gì nhiều đến ta và toàn thể nhân loại.

Có kẻ cho rằng: "nghiệp" là một lợi khí của hàng trí tuệ viên dẫn ra để đàn áp và trấn tỉnh lòng người thiển kiến. Như thế là sự hiểu biết sai suyển([3]) vô căn cứ. Vì Phật giáo chẳng phải là lợi khí của ai và và cũng chẳng dạy kẻ nào phải co tay rút chân cả.

Mong rằng sự học vấn về "nghiệp" theo căn bản Phật ngôn dạy dầu sao cũng có lợi không nhiều thì ít đến chư quý độc giả và xin nhớ rằng "nghiệp" không làm gì được người, chính người riêng biệt tạo nghiệp. Như nước mát, lửa nóng. Nếu mó vào thì nước cho mát theo phận sự của nó; lửa cũng cho nóng theo phận sự của lửa, chỉ tuỳ người tự mó vào mà thôi.

Chúng tôi xin hồi hướng quả phúc sự phiên dịch quyển kinh nầy đến tất cả Chư Thiên trong sa bà thế giới cùng cha mẹ thầy tổ các bậc ân nhân và hàng Phật tử.

Cầu Chư Thiên hoan hỉ hộ trì tất cả chúng sinh nhất là toàn thể Phật giáo đồ hằng mau đoạt được mục đích cứu cánh giải thoát.

Mong thay!

Vansarakkhita Maha Thera

HỘ TÔNG

 

 ([1]) Quan điểm: căn cứ của kiến thức để nghiên cứu mọi vấn đề.

([2]) Chỉnh lý: chỉnh đốn.

([3]) Sai suyển: không đúng.



***
facebook
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 18701)
Xin bấm vào xem file PDF
10/04/2013(Xem: 9718)
Kinh này tên là Kinh Kiệt Tham Vương. Kiệt Tham Vương là ông vuacó nhiều tham dục. Phần trường hàng kể một chuyện tiền thân: hồi ấyBụt là một người trai trẻ tên là Uất Đa (có thể dịch từ Uttara hay Utto)đã có khả năng giảng giải một bài kệ cho vị vua đã từng khổ đau vìnhiều tham dục. Vua hài lòng và ban cho người trẻ tước hiệu là đạiđức (bhadanta). Rồi Bụt dạy kinh này.
09/04/2013(Xem: 7627)
Thông Tư Vv Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức
09/04/2013(Xem: 10072)
Thư Mời Tham Dự Đàn Tràng Dược Sư Thất Châu Mạn Đà La
09/04/2013(Xem: 9655)
Thư Ngỏ Vận Động Trùng Tu Chùa Giác Lâm
09/04/2013(Xem: 7527)
Tin Hòa Thượng Như Tịnh Viên Tịch tại Khánh Hòa
09/04/2013(Xem: 7906)
Vì sao cõi đó tên là Cực Lạc?
09/04/2013(Xem: 15532)
Thiền uyển tập anh, sao dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa vậy. Sao thế? Người theo Thiền tôn cố nhiên là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ. Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
09/04/2013(Xem: 6785)
Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
08/04/2013(Xem: 6248)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]