Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

90. Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền, Tổ thứ 66, đời thứ 29 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202109:29(Xem: 16576)
90. Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền, Tổ thứ 66, đời thứ 29 Thiền Phái Lâm Tế


236_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Huyen Huu Chanh Truyen-1

Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614). Ngài thuộc tổ thứ 66 tính từ sơ tổ Ca Diếp, đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 29 của Tông Lâm Tế. Ngài là đệ tử nối pháp của TS Tiếu Nham Đức Bảo và  dưới sự giáo hóa của ngài có nhiều đệ tử liễu ngộ, trong đó có ba vị nổi tiếng, có vai trò lớn đối sự phát triển của Thiền tông Trung Quốc, đo là Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ, Ngữ Phong Viên Tín và Thiên Ẩn Viên Tu.

 

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 233 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu, đặc biệt thời pháp thoại hôm nay Sư phụ giảng từ Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc, cách Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, 1 tiếng máy bay.

Ngài họ Lý, người Lạc Dương, huý Huyễn Hữu, tự Chánh Truyền, hiệu Nhất Tâm, sanh năm Kỷ Dậu (1549) niên hiệu Gia Tỉnh thứ 28 triều đại nhà Minh, tại Lạc Dương, Trung Hoa.

Năm 6 tuổi, Sư phát tâm ăn chay trường, học Phật pháp. Sư hẳn nhiên là vị sư tái sanh thần đồng, 6 tuổi đã biết lý đạo, nổi khổ của chúng sanh, nên khởi niệm từ bi, ăn chay.

Sư Phụ giải thích, theo tông phái Nam Truyền thì không ăn chay trường, không vào bếp, khất thực, ai cúng gì ăn nấy; không lái xe, gần nhà con có một tu viện nhỏ của quý Sư Nam Truyền, Phật tử đến nấu bếp và làm tài xế, đến một lúc nào đó thì...Con nghĩ trong tương lai truyền thống này chắc cũng phải thay đổi, vì xứ người ai ai cũng bận rộn lo toan cho cuộc sống, mỗi người phải tự nấu ăn, phải tự lái xe….

Phái Phật Giáo Đại thừa  xem ăn chay là một pháp tu, ăn chay là thể hiện lòng từ bi, vì lòng từ bi là nền tảng cho con đường giác ngộ, là thể tánh của Niết Bàn. Sư phụ giải thích chỗ này rất hay, ai hiểu được điều này thì sẽ không hời hợt và xem thường việc ăn chay.

Ăn chay là tôn trọng sự sống bình đẳng của chúng sanh, tôn trọng sự sống là tôn trọng Phật tánh của muôn loài, ai cũng tham sống sợ chết, mình vì đừng miếng ăn của mình mà đem đau khổ cho chúng sanh. Ăn chay cũng là chận đứng quả báo bị sát hại và góp phần chận đứng chiến tranh trên thế giới.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2015(Xem: 16526)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
02/12/2014(Xem: 25736)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
01/12/2014(Xem: 16363)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
24/11/2014(Xem: 18009)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
18/08/2014(Xem: 26467)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn và đã được in chung với bảng thuật ngữ tra cứu thành một Phụ lục đính kèm theo toàn bộ kinh, xuất bản trong năm 2009.
18/08/2014(Xem: 23432)
Tôi nghe như thế này: Một thuở nọ, đức Phật ngự tại thành Tỳ-da-ly, trong vườn cây Am-la với chúng đại tỳ-kheo là tám ngàn người, Bồ Tát là ba mươi hai ngàn vị mà ai ai cũng đều biết đến, đều đã thành tựu về đại trí và bổn hạnh. Oai thần mà chư Phật đã gầy dựng được, chư Bồ Tát ấy nương vào đó mà hộ vệ thành trì đạo pháp. Các ngài thọ lãnh giữ gìn Chánh pháp, có thể thuyết pháp hùng hồn như tiếng sư tử rống, danh tiếng các ngài bay khắp mười phương. Chẳng đợi sự thỉnh cầu giúp đỡ mà các ngài tự mang sự an ổn đến cho mọi người. Các ngài tiếp nối làm hưng thạnh Tam bảo, khiến cho lưu truyền chẳng dứt.
18/08/2014(Xem: 27405)
Tôi nghe như thế này: Có một lúc đức Phật tại thành Vương Xá, núi Kỳ-xà-quật, cùng với sáu mươi hai ngàn vị đại tỳ-kheo. Các vị đều là những bậc A-la-hán đã dứt sạch lậu hoặc, không còn sinh khởi các phiền não, mọi việc đều được tự tại, tâm được giải thoát, trí huệ được giải thoát, như các bậc đại long tượng khéo điều phục. Các ngài đã làm xong mọi việc cần làm, buông bỏ được gánh nặng, tự thân đã được sự lợi ích, dứt hết mọi chấp hữu, đạt trí huệ chân chánh nên tâm được tự tại. Hết thảy các ngài đều đã được giải thoát, chỉ trừ ngài A-nan. Trong pháp hội có bốn trăm bốn mươi vạn Bồ Tát, đứng đầu là Bồ Tát Di-lặc. Các vị đều đã đạt được các pháp nhẫn nhục, thiền định, đà-la-ni. Các ngài hiểu sâu ý nghĩa các pháp đều là không và hoàn toàn không có tướng nhất định. Các vị đại sĩ như thế đều là những bậc không còn thối chuyển trên đường tu tập.
18/08/2014(Xem: 18822)
Sách Liên Tông Bảo Giám nói rằng: “Tâm thể chính là cõi Cực Lạc trải khắp mười phương. Tự tánh là đức Di-đà tròn đầy trí giác. Mầu nhiệm ứng theo thanh sắc nơi ngoại cảnh, tỏa sáng nơi tự tâm. Bởi vậy, bỏ mê vọng liền về chân thật, thẳng lìa trần ai tức là giác ngộ.” “Thuở trước ngài Pháp Tạng phát lời nguyện lớn, khai mở con đường nhiệm mầu sang Cực Lạc. Cho nên đức Thế Tôn mới chỉ về phương Tây mà dạy cho bà Vi-đề-hy biết rõ cõi diệu huyền. Khi ấy, mười phương chư Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà xưng tán. Nên báo trước rằng khi các kinh khác đều đã mất, sẽ chỉ riêng lưu lại bộ kinh A-di-đà.
18/08/2014(Xem: 20634)
Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thődol, trước đây được một vị Lạt-ma Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chőgyam Trungpa. Sau đó đã có thêm bản tiếng Pháp của bà Marguerite La Fuente, dịch lại từ bản tiếng Anh. Chúng tôi đã sử dụng phần lớn bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyên Châu, cũng được dịch từ bản tiếng Anh.
18/08/2014(Xem: 17833)
Tập sách này là phần tinh yếu của giáo pháp mật truyền thuộc Mật tông Tây Tạng, được Đại sư ORGYEN KUSUM LINGPA giảng giải thật chi tiết và rõ ràng. Sách đề cập đến các giai đoạn tu tập và chuẩn bị cho giai đoạn thân trung ấm (bardo), tức là giai đoạn quyết định sự tái sinh của mỗi chúng sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]