Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Lục Tổ Huệ-Năng.

12/10/202111:12(Xem: 14540)
06. Lục Tổ Huệ-Năng.
54_TT Thich Nguyen Tang_Luc To Hue Nang



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Lục Tổ Huệ Năng, vị tổ thứ 33 theo dòng truyền thừa từ Sơ Tổ Ca Diếp.

Lục Tổ mồ côi cha năm lên ba tuổi. Lớn lên Tổ làm nghề bán củi phụ mẹ để độ sanh.

Nhân một hôm, Tổ đi giao củi cho một người đặt mua trước đó, Tổ nghe nhà cạnh bên có tiếng tụng kinh rất hay, ngài đứng lại để nghe, đến câu:
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (có nghĩa là: Hãy nương vào chỗ không có chỗ nương mà khởi lên tâm kia).
Như là Tổ đã nghe từ vô lượng kiếp xa xưa.Tổ chờ dứt tiếng tụng kính, liền gõ cửa xin hỏi người nhà tụng kinh gì nghe hay quá.

Sau khi Tổ được biết là kinh Kim Cang do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở chùa Đông Thiền, quận Huỳnh Mai giảng dạy. Tổ tìm phuơng cách đến tu học Ngũ Tổ, người nhà giúp cho Tổ số tiền để Tổ lo cho mẹ. Tổ lên đường đi bộ sau hai tháng đến chùa và được Tổ Hoằng Nhẫn thọ nhận.

Sau 8 tháng cực khổ làm công quả dưới nhà trù, ngài được sư phụ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng và truyền Y Bát cho Lục Tổ và khuyên đi về miền nam ẩn tu, đợi thời cơ thuận duyên mới ra giáo hóa.
Ngài Huệ Minh đuổi theo nhưng được Tổ dùng lòng từ bi để nhiếp phục và cảm hóa, Tổ khai thị: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của TT Huệ Minh”. Sư phụ giải thích đây là bài pháp đầu tiên mà Lục Tổ tuyên pháp.

Sau đó ngài ẩn tu trong đám thợ săn 15 năm, đến thời cơ, Tổ đến chùa Bửu Lâm ( nay là chùa Nam Hoa ) được thỉnh mời giảng pháp. Một sư cô xin Tổ giảng kinh Niết Bàn, Tổ bảo đọc cho Tổ nghe vì Tổ không biết chữ, Tổ chỉ cần nghe rồi giảng, thính chúng liễu nghĩa và rất khâm phục Tổ.

Sau đó Tổ đến chùa Pháp Tánh. Nơi đây Tổ giải thích cho hai vị tăng đang tranh luận về "gió động hay phướn động", Tổ đưa ra lời khuyên " không phải gió động, cũng không phải phướn động mà chính là tâm của hai vị đang động".
Đại Sư Ấn Tông nghe Tổ giải thích thấy hay quá, nhận ra Ngài là truyền nhân của Ngũ Tổ và xin Ngài cho xem Y Bát.
Đại Sư Ấn Tông làm lễ xuất gia cho Tổ và xin làm đệ tử của Tổ.

Tổ không truyền thừa Y Bát vì số người chứng ngộ nhiều.

Tổ để lại lời kệ cốt tủy :


"Tâm địa hàm chư chủng
Phổ vũ tất giai sanh

Đốn ngộ hoa tình dĩ

Bồ-đề quả tự thành ".

Dịch nghĩa:

"Đất tâm chứa các giống

Mưa khắp tất nẩy sanh

Đốn ngộ - hoa bừng nở

Bồ-đề quả tự thành".

Chỉ cần lìa ngũ dục thì hạt giống Phật là chân như tự tánh là tâm phật hiện tiền .

Sự chứng đắc của Lục Tổ làm thức tỉnh lòng người qua pháp tu “đốn ngộ”tuyệt vời và quá đơn giản, con tưởng chừng như hành giả không cần phải tu hành gì mà vẫn được giác ngộ. Nói dễ nhưng kỳ thực khi làm thì quá khó, Tổ dạy chỉ cần liễu đạt cốt tủy lời dạy của Ngài qua mấy chữ “tự tâm đốn ngộ, trực chỉ Nhơn tâm, tự tánh cụ túc, kiến tánh thành Phật”, có nghĩa là ngay mãnh đất tâm này của mình có dung chứa hạt giống Phật, cần chăm sóc, tưới tẩm 24/7 không ngừng nghỉ, không gián đoạn thì Phật quả sẽ hiện tiền. Không cần tìm cầu bên ngoài.



 Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 18914)
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
17/08/2014(Xem: 12490)
Văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc ăn chay được Phật giáo truyền bá và phát triển từ tinh thần từ bi, hình thành một số nét văn hóa trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc, trong đó Văn hóa Thiền - Trà từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điều tinh yếu của Đạo Phật. Trà và Thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: Những tách trà Thiền. Đó cũng là lý do ra đời của tập sáchThiền trà và Ăn chay.
17/08/2014(Xem: 12787)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
17/08/2014(Xem: 16632)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.
17/08/2014(Xem: 12842)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!
17/08/2014(Xem: 28623)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
17/08/2014(Xem: 27360)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
17/08/2014(Xem: 13895)
Thời gian làm việc của chúng ta bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cuộc sống hằng ngày, cho dù là ta đang giữ bất cứ vị trí nào trong xã hội. Vì thế, qua công việc chúng ta không chỉ nhận được những giá trị vật chất bằng vào sức lao động của bản thân, mà còn có cả những giá trị tinh thần trong cuộc sống...
15/08/2014(Xem: 10787)
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, do Hòa Thượng Kiến Lão dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển. Lời văn dón gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngỏ đi vào cảnh giới Phật Đà. Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đo,ù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
22/07/2014(Xem: 32505)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]