Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Mục Liên Thanh Đề (PDF)

17/08/202118:29(Xem: 6932)
Truyện Thơ: Mục Liên Thanh Đề (PDF)
Truyện Thơ Mục Liên Thanh Đề-01

MỤC LIÊN THANH ĐỀ


Truyện Thơ:
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Minh Họa:
Dương Kinh Thành



Lời nói đầu
____________

   Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.

  Ngài Mục Liên là một trong số mười đại đệ tử của Đức Phật, tài giỏi hàng đầu về thần thông. Một ngày ngài dùng “đạo nhãn” xem trong thế gian và nhận thấy mẹ mình bị sinh vào con đường đói khổ trong chốn địa ngục thẳm sâu, chịu bao nhiêu cực hình. Ngài thương xót nên mang cơm đến dâng cho mẹ. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên nên khi bà mẹ đưa cơm vào miệng thì cơm hóa thành ra than hồng, bà không ăn được.

   Ngài Mục Liên hết sức đau buồn, trở về bạch với Phật mọi sự tình và cầu xin Phật chỉ dạy cho phương cách cứu độ mẹ mình. Phật dạy rằng mặc dù lòng hiếu thảo của ngài vô cùng lớn lao và tuy rất giỏi về thần thông ngài cũng không thể một mình mà cứu độ được cho mẹ. Phải cần nhờ đến oai thần, đến đức lớn như biển, đến lực gia trì của chư tăng, ni trong mười phương, mới mong giải thoát được cho mẹ.

   Ngài Mục Liên đã thực hiện đúng những lời Phật dạy, vào ngày RẰM tháng BẢY, ngày lễ VU LAN, thành tâm kính lễ trai tăng nên mẹ mới thoát khỏi kiếp quỷ đói và sinh về cảnh giới an lành.

   Truyện MỤC LIÊN – THANH ĐỀ nhấn mạnh đến luật “nhân quả”, đến lòng hiếu thảo chí thành của ngài Mục Liên và công đức trì trai, giữ giới thanh tịnh trong ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng, ni. Tất cả cùng thành tâm chú nguyện mà tạo ra sức mạnh cảm thông và kích thích đến tâm hồn bà Thanh Đề, làm bà tự bản thân mình thức tỉnh cơn mê, xoay chuyển tâm niệm ác, hướng về nẻo thiện và do đó thoát khỏi hình phạt khổ cực nơi địa ngục. Kinh Phật dạy rằng: “Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm cũng có thể chuyển nghiệp.”

   Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếu và báo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.

   Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối nên Phật rất vui vì tinh thần phục thiện, hối cải đó. 

   Ngày Vu Lan cũng là ngày “Báo Hiếu”, gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật. Nhân dịp này Phật tử nhớ lại công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng cực khổ mà nhờ đến sức chú nguyện của chư tăng, ni để phụ lực mà độ cho cha mẹ.

   Cha mẹ quá vãng dù đã qua bảy đời thì nếu có sa vào đường khổ cũng nhờ phúc đức này mà được thoát khỏi, được siêu thăng. Còn nếu cha mẹ không đi trong đường khổ thì nhờ phúc đức này mà được tăng trưởng thiện căn. Nếu cha mẹ còn sống, chưa qua đời, thời nhờ phúc đức đó mà tăng trưởng tuổi thọ và phát tâm Bồ Đề.

   Ngày lễ Vu Lan cũng là ngày “Xá Tội Vong Nhân”, ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm. Mọi người đều ăn năn, xin cải đổi sám hối. Chư tăng, ni cầu nguyện cho các vong nhân được thoát khỏi cảnh đọa đày của ba đường ác là “địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh”. Hiếu thảo thường được hiểu là lo đầy đủ mọi thứ về vật chất cho cha mẹ. Nhưng cha mẹ sẽ qua đời một ngày nào đó. Theo Đạo Phật, chúng ta không chỉ có mặt ở một đời này mà còn có mặt ở vô số kiếp về trước và sau nữa, mất thân này sẽ mang thân khác. Bởi vậy người con hiếu còn phải lo cho cha mẹ cả về
tinh thần, làm sao thức tỉnh cha mẹ hướng về đường thiện, tin vào nhân quả tội phước, quy y tam Bảo, niệm Phật làm lành để trong đời hiện tại cha mẹ được yên vui và khi mất đi sẽ được hạnh phúc, an lành trong đời sau.

   “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh  Phật”. Với truyền thống người Việt ta, hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết, rất thiêng liêng và cao cả. Có hiếu trong gia đình thì mới có thể là một công dân tốt ngoài xã hội. Hiếu là bước đầu để xây dựng một gia đình tốt đẹp, một xã hội văn minh và tiến lên thành một quốc gia cường thịnh.

Soạn giả đã dựa vào một số tài liệu xưa và nay mà viết lại toàn bộ truyện MỤC LIÊN – THANH ĐỀ bằng những dòng thơ “lục bát” nhẹ nhàng, trong sáng và bình dị để độc giả dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm nhận. Mong rằng ý nghĩa của truyện xưa này sẽ là ngọn đuốc tuệ soi sáng cho con người nương vào đó để vượt qua những con đường vô minh, hành phép sám hối mà diệt tội, hầu vượt qua biển khổ sinh tử mà ghé bờ giải thoát thơm hương.

Diệu Phương
(2009) (2021)
Truyện Thơ Mục Liên Thanh Đề-02pdf-iconTruyện Thơ Mục Liên Thanh Đề



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 18689)
Xin bấm vào xem file PDF
10/04/2013(Xem: 9716)
Kinh này tên là Kinh Kiệt Tham Vương. Kiệt Tham Vương là ông vuacó nhiều tham dục. Phần trường hàng kể một chuyện tiền thân: hồi ấyBụt là một người trai trẻ tên là Uất Đa (có thể dịch từ Uttara hay Utto)đã có khả năng giảng giải một bài kệ cho vị vua đã từng khổ đau vìnhiều tham dục. Vua hài lòng và ban cho người trẻ tước hiệu là đạiđức (bhadanta). Rồi Bụt dạy kinh này.
09/04/2013(Xem: 7624)
Thông Tư Vv Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức
09/04/2013(Xem: 10067)
Thư Mời Tham Dự Đàn Tràng Dược Sư Thất Châu Mạn Đà La
09/04/2013(Xem: 9652)
Thư Ngỏ Vận Động Trùng Tu Chùa Giác Lâm
09/04/2013(Xem: 7521)
Tin Hòa Thượng Như Tịnh Viên Tịch tại Khánh Hòa
09/04/2013(Xem: 7897)
Vì sao cõi đó tên là Cực Lạc?
09/04/2013(Xem: 15528)
Thiền uyển tập anh, sao dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa vậy. Sao thế? Người theo Thiền tôn cố nhiên là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ. Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
09/04/2013(Xem: 6759)
Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
08/04/2013(Xem: 6239)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]