Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Báo Viên Giác 234 (Xuân Canh Tý 2020) đây là tạp chí của Kiều Bào và Phật tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Đức Quốc

24/12/201907:32(Xem: 8630)
Báo Viên Giác 234 (Xuân Canh Tý 2020) đây là tạp chí của Kiều Bào và Phật tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Đức Quốc

Bao Vien Giac_Xuan Canh Ty-2020Bao Vien Giac_Xuan Canh Ty-2020-3Bao Vien Giac_Xuan Canh Ty-2020-1Bao Vien Giac_Xuan Canh Ty-2020-2


Kính thưa quý độc giả của báo Viên Giác,

Quý vị đang cầm trên tay quyển báo Viên Giác số 234 của tháng 12 năm 2019 và cũng là số kỷ niệm đúng 40 năm mà Viên Giác đã được xuất bản tại Đức nhân những lễ hội của chùa Viên Giác năm nay vào cuối tháng 6 vừa rồi. Ban Biên Tập cũng đã làm lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản báo do Đạo hữu Chủ Bút cũng như toàn Ban Biên Tập đã thực hiện một đêm hội ngộ thật là đặc biệt. Vì lẽ có rất đông chư Tôn Đức Tăng Ni cùng bà con Phật tử khắp nơi trên thế giới về tham dự lễ hội và tham dự sự kiện có một không hai của tờ báo nầy. Nhưng tại sao lại là sự kiện có một không hai? Bởi lẽ từ xưa đến nay, ở trong cũng như ngoài nước Việt Nam chưa có tờ báo Đạo nào có tuổi thọ đến 40 năm như báo Viên Giác. Đó là lý do chính mà Ban Biên Tập cũng như các độc giả trung thành với lập trường của báo Viên Giác luôn hãnh diện về việc nầy.

Hãnh diện vì được sống lâu dài để phục vụ cho các độc giả khắp 4 châu lục trên quả địa cầu nầy với chừng ấy thời gian nó không phải là chuyện tầm thường và đơn giản. Bởi lẽ, kể từ khi khởi đầu với bao nhiêu gian khó, ngày nay Viên Giác đã trưởng thành ở mọi phương diện; nên hãnh diện là phải. Nếu độc giả không thương thì Viên Giác cũng khó sống đến ngày hôm nay. Nhiều tờ báo sống nhờ quảng cáo là chính; nhưng Viên Giác việc quảng cáo trong nước Đức chỉ là phần phụ và phần chuyển tải nội dung về Đạo cũng như về Đời mới là chuyện chính. Có những mẩu chuyện Đạo mà cũng xen lẫn nhiều bài thuyết trình hay những bài viết nghiên cứu về Phật họcvăn họclịch sử rất hay.

Ngoài ra những tin tức trong nước Đức và thế giới cũng đã làm cho nhiều người đọc quan tâm hơn; mặc dầu tin đến hơi chậm, vì sau hai tháng mới đọc được báo. Tuy nhiên đối với những vị lớn tuổi lúc nào cũng ngóng trông báo Viên Giác vào mỗi cuối tháng chẳn để được nhận báo, mặc dầu ngày nay những tin tức hay những thông tin trên mạng Internet vẫn có mặt khắp nơi và mọi lúc; nhưng với những người lớn tuổi, cầm tờ báo trên tay để đọc từng hàng chữ vẫn có nhiều ý vị hơn là ngồi trên máy vi tính để đọc. Cũng có người nói rằng: liệu Viên Giác còn sống được bao lâu nữa? vì lẽ số người lớn tuổi đọc báo tiếng Việt càng ngày càng ít đi, do vậy chắc không còn ai quan tâm nhiều đến Viên Giác trong thời gian sắp tới nữa chăng? Hỏi như vậy cũng rất tốt; nhưng không phải là một sự bi quan, vì lẽ thế hệ nầy đi qua rồi, sẽ còn thế hệ khác tiếp diễn nữa, vì dòng đời không chấm dứt ngay từ ngày mai. Biết rằng có nhiều em Việt Nam được cha mẹ sinh ra tại Âu Mỹ không rành tiếng Việt; nhưng cũng may là trong hiện tại có nhiều du học sinh trẻ đến từ Việt Nam và số nầy lại muốn đọc báo Viên Giác. Có nhiều em còn muốn đọc được báo Viên Giác từ số đầu tiên xuất bản từ năm 1979 nữa. Đây thật là một niềm khích lệ rất lớn cho Ban Biên Tập.

…….…..

Sang năm 2020 sẽ là năm Canh Tý; năm cầm tinh của con chuột, mà chuột thì hay đào tường khoét vách. Chuột hay cắn xé với nhau và chắc rằng vận nước cũng sẽ còn nổi trôi theo cách nhìn của vấn đề tướng mệnh học; nhưng mong rằng chúng ta, mọi con dân của nước Việt, dầu cho sống ở bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu nầy cũng nên luôn hướng về quê Mẹ thân yêu để cầu nguyện cho mọi người luôn thắm đậm được tình người và thông cảm hiểu biết nhau để giúp cho quê Mẹ sớm thoát ra khỏi sự lệ thuộc của phương Bắc.

Ban Biên Tập Báo Viên Giá


pdf-icon
Báo Viên Giác (số 234), Xuân Canh Tý 2020









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 8101)
ĐứcThế Tôn thường nói: “Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là 'Cái này khôngphải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã củatôi.'” Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao tư tưởng vô ngã lại được diễn đạt như là hệ quả từ thực tế khổ? Lý do để giải thích có thể rút ra từ Tiểu kinh Saccaka (Cūḷasaccaka Sutta), Trung Bộ kinh... Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
28/06/2010(Xem: 22875)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
08/01/2009(Xem: 13986)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]