Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 03: Giới Đàn Tăng

19/02/201918:16(Xem: 5312)
Phần 03: Giới Đàn Tăng

GIỚI ĐÀN TĂNG 

Soạn dịch: H.T THÍCH THIỆN HÒA

(Nguyên bản chữ Hán)

PHẦN 3

VÀI ĐIỀU CẦN KHI KIẾT

VÀ GIẢI CÁC GIỚI

---

 

            Kiết và giải các giới đây có nhiều thứ không đồng đều là Như Lai phương tiện tùy thuận, vì lợi ích cho các đệ tử.

-         Một là kiết đại giới, vì thu nhiếp Tăng cùng ở một chỗ, để cho khỏi tội biệt chúng.

-         Hai là kiết giới y, vì nhiếp y thuộc về người để cho khỏi tội rời y mà ngủ.

-         Ba là định liệu trù khố (nhà bếp, nhà kho) vì thu xếp thức ăn, ngăn Tăng, để cho khỏi tội nấu cùng

Kiết giới tràng, để cho chúng khỏi mệt ngủ.

Xưa mỗi tháng Bố tát 2 lần, Tăng họp về một chỗ, khi Yết ma họp cả chúng mệt mỏi, nên Phật cho kiết giới tràng riêng biệt, tùy theo Yết ma lên họp đủ số Tăng thôi, còn ra ở ngoài đại giới mà nghỉ.

- Trong luận Tỳ Bà sa nói: Tăng kiết đại giới rất lớn, bề dọc bề ngang chừng 10 Câu lô xá (Câu lô xá: 4 cánh làm một cung, 500 cung làm một câu lô xá, nay chừng 1.000 thước; 10 câu lô xá 10.000 thước).

Vì sao Tăng kiết đại giới thông cả tụ lạc?

- Vì giới có oai lực, ác ma không được tiện, lại ở trong giới Thiện Thần thường ủng hộ, cho nên vì Đàn việt mà thông kết cả tụ lạc. Ni kiết giới thời không đồng. (Kiết hẹp hơn Tăng).

Trong luật Thiện Kiến nói: Nếu Tỳ Kheo Tăng kiết giới rồi là không phải giới của Tỳ Kheo Ni, giới Tỳ Kheo Ni cũng không phải Tỳ Kheo Tăng, nhưng trên giới Tỳ Kheo Ni, Tỳ Kheo Tăng Trên giới Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni cũng được kiết giới trên, mà giới Tỳ Kheo Tăng không mất. Như trên giường có chỗ ngồi đặt nệm lên, lấy nệm, nhưng chỗ ngồi còn.

Trong phẩm Thuyết Giới có nói: Phật thường cho các Tỳ Kheo đến trong thành La Duyệt nói giới rất mệt nhọc. Vì cả một xứ lớn họp về một chỗ. Các thầy Tỳ Kheo đem duyên đấy bạch Phật. Phật bảo: Từ nay trở đi, theo chỗ Trụ xứ kiết giới, rồi nói giới: Trong Trụ xứ ấy có cựu trụ Tỳ Kheo, nên trước đặt tướng nêu, hoặc núi, cây, thành, hào, rừng, ao, làng, nhà, tùy theo chỗ có vật có thể làm tướng nêu, ở trên chỗ giới nêu, liền viết đây là giới gì?

Trong luật Thiện Kiến: Giới núi hình rất nhỏ như hình con voi, đá rất nhỏ chừng 30 cân. Không được lấy đá vụn d8at5 tướng nêu. Giới cây rất nhỏ, chừng bằng cái bát lớn, không được lấy cây khô đặt tướng nêu. Giới rừng rất nhỏ chừng 4 cây liên tiếp nhau. Rừng cỏ, rừng tre, sậy, thể nó rỗng, không được bền, không được đặt tướng nêu. Giới ao, cầu ao tự nhiên có nước mới được làm. Nếu đường nước thông vào ruộng, hoặc bể cạn đựng nước đều không được đặt tướng nêu.

Như thế phân biệt đặt tướng rồi, đánh kiền chùy, Tỳ Kheo trong giới đều cùng họp một chốn, không được thọ dục, đợi chúng Tăng đến đủ, Tỳ Kheo cựu trụ lễ Thượng tọa một lễ, bạch rằng:

Ngày nay kiết giới, trước thỉnh đại chúng đến gần đại giới xem ngó giới hạn bốn phía, sau rồi để cho tiện tác pháp Yết ma.

Phép tắc kiết giới như trước.

KIẾT HẠ AN CƯ

---

 

            Vì sao mỗi năm phải kiết hạ an cư?

           

DUYÊN. – Khi bấy giờ Lục quần Tỳ Kheo ở trong tất cả thời đi dạo trong nhân gian, các cư sĩ thấy thế đều chê hiềm nói: “Các ngoại đạo còn biết ba tháng an cư, đến như chim muông còn có hang tổ () để nghỉ ở, huống là Sa môn Thích tử mà chẳng biết hổ thẹn, tất cả thời (3 mùa) dạo đi trong nhân gian, gặp nước đẩy lên trôi mất y bát, dặm chết cỏ tươi, hại loài trùng kiến”.

 

- Các Tỳ Kheo nghe, bạch Phật, Phật quở trách, rồi bảo các Tỳ Kheo từ nay trở đi, cho ba tháng kiết hạ an cư, bạch với người  sở y, nói rằng: “Tôi ở chốn này kiết hạ an cư”.

 

Trong luật Tăng Kỳ nói: Tỳ Kheo không an cư phạm tội “Đọa”. Nếu đi đường chưa đến trụ xứ (chỗ chùa nào định ở an cư) ngày an cư đến (16-04) liền ở bên đường, hoặc gặp xe, nương xe, nên thọ phép an cư (quỳ bạch an cư chùa nào) đến minh tướng (ra gần sáng rõ) đến trụ xứ.

 

Trong luật Tứ Phận Ni nói: “Ni chẳng tiền an cư, pham tội “Đột kiết la”, tội này cho sám hối. Chẳng hậu an cư, phạm tội “Đọa”. Tỳ Kheo Tăng bị phạm tội “Đột kiết la”.

 

Không phạm là vì có bận việc Tam Bảo, hoặc trông nom bịnh mọi duyên, nếu không kịp hậu an cư thì không phạm.

 

Ấn Độ mỗi năm 3 mùa: Xuân, hạ, đông.

Xuân từ 16 tháng 12, Hạ từ 16 tháng 4, Đông từ 16 tháng 8.

 

Ba tháng an cư thiện tín cung cấp đồ dùng cả một năm.

SẮP ĐẾN NGÀY AN CƯ

---

 

            Theo lệ thường các Tô đình, tối ngày 13-4  Đại chúng cầu xin an cư.

            Phép tác bạch. – Chúng đã xếp hàng, vị Thượng tọa ở giữa đại bạch:

 

            A Di Đà Phật.

            Bạch Hòa thượng, chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch:

 

            Đồng lễ một lễ, đứng dậy rồi quỳ xuống.

            Bạch: A Di Đà Phật.    (2 lần).

            Bạch Hòa thượng nay đến ngày an cư, xin Hòa thượng bố thí về sự an cư pháp như thế nào, chúng con được trượng thừa công đức.

                                                                                                             

            Đây là pháp cầu thỉnh (thuận cho).

            - Hòa thượng; “À phải” ! Phàm là đệ tử của Phật; mỗi năm đến mùa hạ cần phải họp Tăng an cư, y theo như lời Phật dạy, cùng nhau sách tấn sự tu hành, nếu không an cư, phải bị tội. Chư Tăng đã không quên, thì cứ theo lệ thường như pháp mà làm.

 

            (Hòa thượng bảo rồi).

            - Thượng tọa: A Di Đà Phật, về sự an cư, trên Hòa thượng đã hoan hỷ cho rồi, chúng con xin tác lễ cúng dường.                                                                                                           (Lễ 3 lễ ra).

 

            Thượng tọa bạch giữa chúng ngày mai (14) sau khi tiểu thực xong, chư Tăng bao sái tôn tượng, phất thức các nơi, phòng xá phá tu v.v… cho sạch sẽ.

           

            Ngày rằm, sau khi chứng trai xong, vị Hòa thượng bạch lên cụ Hòa thượng và họp đường đại chúng rằng:

            “Bạch…  hôm nay các vị hạ tọa đã phất thức phá tu phòng xá rồi, xin chiều hôm nay về khoảng 3 giờ, chúng con xin kích hiệu thỉnh Hòa thượng, Thượng tọa, chư Tăng lên chùa làm phép hành trù, (chia thẻ). Xin Hòa thượng, Thượng tọa chư Tăng chứng minh cho.

 

            Tối rằm, họp chúng cử chức sự để làm việc và biên bản danh sách theo thứ lớp tuổi hạ, sắp chỗ ngồi. Niên lạp ít hơn, hay thụ giới sau một giây phút cũng ngồi ở dưới.

            Sau khi Hòa thượng cử chức sự xong, các chức sự ra lễ tạ ngay, vì đã lãnh trách nhiệm trong ba tháng.

            Phép tác bạch như thường lệ.

 

            Nam mô A Di Đà Phật.

            Bạch trên Thượng tọa, chư Tăng, hôm nay sắp đến ngày an cư, Thượng tọa, chư Tăng cử chức sự để trông coi sự an cư tu tập trong ba tháng. Trên Hòa thượng, chư Tăng đã đặt cho chúng con mỗi nhiệm vụ, chúng con rất hoan hỷ lãnh thọ, nguyện trong ba tháng tận tụy với trách vụ. Xin Thượng tọa, chư Tăng chứng minh…

 

            (Phép lễ tạ tùy liệu mà bạch).

            Sáng ngày 16, khi tiểu thực xong, chúng đều đắp y sắp hàng trước Tổ đường. Thượng tọa hay Duy Na đại bạch:

            A Di Đà Phật. Bạch Hòa thượng, nay là ngày an cư, ngày trước có cầu trên Hòa thượng đã hứa khả cho rồi, nay chúng con xin kêu lên Hòa thượng từ bi tác pháp cho chúng con an cư.

            - Hòa thượng bảo: Về việc lễ nghi Tăng gia thường sự, nay chúng tề tựu đông đủ, để cùng nhau sách tấn sự tu học. Vậy xin thỉnh chư Tăng lên chùa tác pháp.                (Bạch lễ như trước).

 

            Đúng 8 giờ rưỡi, theo thường lệ đánh kiền, thỉnh Tăng lên chùa, niệm hương cầu Phật Bồ tát gia bị. Xướng : Pháp vương vô thượng v.v… lễ ba lễ. Lư hương sạ nhiệt v.v… Đại bi v.v… quỳ lễ sám:

            Đệ tử chúng đẳng chí tâm sám hối.

            - Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp v.v…

            - Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma ha tát.

            - Sám hối dĩ, quy mạng lễ A Di Đà Phật cập nhứt thiết Tam Bảo.                       (3 lần, 3 lễ).

 

            (Tản ra hai bên ngồi).

            Trên hai Thượng tọa đối thú an cư xong, chia ra hai nơi (Mỗi Thượng tọa một ghế nhỏ riêng), để chịu chúng lễ bạch cho chóng.

 

PHÉP THƯỢNG TỌA

ĐỐI THÚ AN CƯ

---

 

            Hai vị Thượng tọa đối thú bạch an cư trước, sau mới thọ người an cư. Hai vị đứng ngang nhau đồng thời lạy xuống một lạy, rồi quỳ đối thú chấp tay bạch rằng: (vị lớn bạch trước).

 

            “Đại đức nhứt tâm niệm, Ngã Tỳ Kheo… kim y (tên chùa nào an cư) Tăng già lam, tiền tam nguyệt hạ an cư”.                                                                                                                   (3 lần).

 

            Vị Thượng tọa bị đối đáp: “Thiện”. Vị tác bạch nói: “Nhĩ”.                                             (1 lạy).

            Vị Thượng tọa bị đối, tác bạch cũng thế… (như trên). Nếu người bị đối là đệ tử, chỉ thụ lễ có khác (Phải lễ lại thầy, rồi quỳ chịu lễ, không ngồi, thầy chịu lễ thì ngồi). Phép đáp cũng thế (Thiện – Nhĩ).

            (Vì hai bên đều rõ luật pháp chẳng y người, nên không có lời hỏi và khuyên răn như đại chúng).

            Khi hai Thượng tọa đối thú tác bạch xong, chia ra tòa hai bên, để cho đại chúng lần lượt tác bạch.

          Hai Thượng tọa ngồi yên, theo thứ lớp tuổi hạ nhiều hơn, từng vị một bạch trước, Sa Di lần lượt bạch sau.

         

          “Đại đức nhứt tâm niệm, Ngã Tỳ Kheo… kim y (tên chùa nào an cư) Tăng già lam, tiền tam nguyệt hạ an cư”.                                                                                                                   (3 lần).

 

          (Nếu người bạch cũng là Thượng tọa, thì Thượng tọa bị đối nói rằng: “Thiện”. Thượng tọa tác bạch nói rằng: “Nhĩ”.

            Nếu là bậc Thượng tọa, Hạ tọa trở xuống thì cũng bạch như trên, nhưng có lời hỏi và khuyên răn theo phép đại chúng an cư).

 

PHÉP ĐẠI CHÚNG AN CƯ

---

 

            Trước lễ một lễ, quỳ bạch:

           

            “Đại đức nhứt tâm niệm, Ngã Tỳ Kheo… kim y (tên chùa nào an cư) Tăng già lam, tiền tam nguyệt hạ an cư”.                                                                                                                   (3 lần).

 

            - Thượng tọa bảo: Tri mạc phóng dật.

            - Người tác bạch đáp: Thụ trì.

            Hỏi : Y thùy trì luật giả?

            Đáp : Y (pháp danh) Luật sư*

            Hỏi  :  Hữu nghi đương vãng vấn.

            Đáp :   Nhĩ (vâng). (lạy 1 lạy lui ra ngồi một bên).

           

            Còn tứ chúng thì đối là Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma na Ni, Sa Di, Sa Di Ni, và theo danh hiệu mình mà xướng, còn văn bạch đều giống nhau. Bực có trí huệ, đã 5 tuổi hạ thì không còn y sư. Nếu 10 hạ mà còn học, phải y sư thì phải theo câu vấn đáp thư hai trên.

 

            Từng người bạch xong, tụng;

            - Bát nhã tâm kinh…

            - An cư công đức thù thắng hạnh v.v…

            - Tam tự quy y…

            Ra lễ Tổ.

           

            Sáng ngày 17, sau khi tiểu thực xong, trên các Thượng tọa ra đảnh lễ Hòa thượng. Như phép tác bạch trước:

 

            Bạch Hòa thượng, trong tam nguyệt hạ an cư, chúng con rất hâm mộ sự học, có lòng khát ngưỡng mong Hòa thượng mở lượng từ bi, thí pháp nhủ cho chúng con được trượng thừa công đức.

           

            Hòa thượng đáp:  Theo phép có cầu mới có nói; nếu không cầu mà nói, cả hai đều có lỗi. Như chư Tăng đã y pháp y luật, y Phật sở giáo hết lòng cần cầu, tôi xin hoan hỷ.

 

            Hòa thượng bảo xong:

            A Di Đà Phật, Hòa Thượng đã từ bi bố thí cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường.                                                                                                                                        (3 lễ).

PHÉP HẬU AN CƯ

---

 

            Trong luật Tứ Phận nói: Tổ Xá Lợi Phất, Tổ Mục Kiền Liên muốn cùng Thế Tôn an cư, mà ngày 17-04 mới đến . Phật nói rằng: Cho hậu an cư, từ ngày 17-04 đến ngày 16-05. Nếu có người vì an cư mà đến, thì nên hậu an cư. Trong lời tác bạch, chỉh đổi chữ “Tiền” làm chữ “Hậu” còn lời tác bạch đều giống như vấn tiền an cư..

           

            Người hậu an cư nên cùng người tiền an cư tự tứ, được nhận của cúng (Tăng chia vật cũng được phần), nhưng cứ tu chờ đủ 90 ngày mới ra ngoài giới.

PHÉP TÂM NIỆM AN CƯ

---

 

            Khi bấy giờ các Thầy Tỳ Kheo ở trụ xứ không người bị y, không biết chốn nào mà bạch. Phật bảo: Nếu không có người bị y, thì cho tâm niệm an cư. Đến trước lễ Tam Bảo, quỳ xuống chấp tay tâm nghĩ miệng nói:

 

            Ngã Tỳ Kheo… kim y (chùa là thế)

            Tăng già lam, tiền tam nguyệt hạ an cư (3 lần).

Làm như thế liền thành an cư. (Phép này Ni bất cộng).

PHÉP THỤ NHỰT RA NGOÀI GIỚI

---

 

            Trong bộ Căn bản Bách nhứt Yết ma nói: “Tổ Ô Ba Ly bạch Phật: Nếu có việc cần, xin một ngày một đêm ra ngoài giới được không?

            - Phật nói: “Được”.

            Như thế có việc cần yếu có thể xin hai đêm cho đến 40 đêm ra ngoài giới được không?

            - Phật nói: “Được”. Nhưng tùy theo có việc đến, so các lượng duyên nhiều ít mà thụ nhựt.

             Lại nói: Được ra ngoài giới quá 40 đêm không?

            -Phật bảo: “Trong một hạ, nên ở trong giới nhiều ngày, ở ngoài giới ít hơn.

            Hỏi:Xin ra ngoài giới tử một đêm, hai đêm, cho đến 7 đêm, đối với ai mà tác pháp.

-Phật bảo:Từ một ngày cho đến 7 ngày nên đối với một vị Thượng tọa mà tác pháp. Nếu quá 7 ngày trở đi,  cho đến 40 ngày, đều phải bạch Tăng theo pháp Yết ma và tác pháp thụ nhật.

PHÉP THỤ BẢY NGÀY RA NGOÀI GIỚI

---

 

            Trong luật Tứ Phận: Tỳ Kheo an cư, có việc Phật, Pháp, Tăng, cha mẹ, đàn việt thỉnh, hoặc mời đi trao giới mọi duyên, hoặc đi xem bịnh tim thuốc, đi hỏi chỗ nghi ngờ, đi cầu thỉnh pháp, các việc như thế không thể ngay trong ngày trở về được. Phật cho thụ 7 ngày đi, đến ngày thứ 7 nên trở về.

            Trong luật Thập Tụng: Nếu không Tỳ Kheo, nên theo tứ chúng khác mà thụ nhựt.

            Người xin thụ nhựt, sau khi tiểu thực xong, ra bạch giữa chúng:

           

            Nam mô A Di Đà Phật, Bạch trên Thượng tọa, Đại đức Tăng, chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch.                                                                                    

 (Lễ 1 lễ quỳ bạch):

Nam mô A Di Đà Phật, Bạch trên Thượng tọa, Đại đức Tăng, chúng con (tên là thế) có duyên Tam bảo sự (…) xin ra ngoài giới 7 hôm, công việc xong trở về nội giới cùng chúng an cư tu tập, xin trên Thượng tọa, chư Đại đức Tăng từ bi tác chứng cho.

 

Thượng tọa bảo:  Trong lúc an cư kiết túc, nhưng Thầy có duyên sự sự về việc Tam bảo, xin ra ngoài giới 7 hôm, công việc xong, mau trở về nội giới cùng chúng tu tập. Vậy thầy lễ Tổ chứng minh cho.

 

Người xin bạch: A Di Đà Phật, trên Thượng tọa, chư Đại đức Tăng đã từ bi chứng minh cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường.                                                          (Lễ 3 lễ).

 

Sau  khi bạch giữa chúng xong, thỉnh một vị Thượng tọa lên ngồi bên bàn Tổ, hay là bên bàn Phật. Vị xin thụ nhựt lễ một lễ, quỳ bạch:

 

“Đại đức nhứt tâm niệm, ngã Tỳ Kheo… kim thụ thất nhựt pháp, xuất giới ngoại, vị… sự cố, hoàn lai thử trung an cư, bạch Đại đức linh tri”.                                                              (3 lần).

 

Vị Đại đức đáp: “Thiện”.

Vị xin thụ nhựt đáp: “Nhĩ”.                                                                                         (Lễ 1 lễ ra).   

 

 

            Tuy xin ra ngoài giới 7 ngày, nhưng 3, 4 ngày việc xong rồi thì phải trở về, không nên ở lại đợi đủ số ngày mới trở về.

            Nếu có nạn duyên, giữa đường bị đứt, đường thủy bị ngăn, quá hạn. Phật nói rằng: không mất tuổi hạ.

            Khi trở về, hợp thời trước giờ tiểu thực hay đại thực, ra giữa bạch:

A Di Đà Phật, bạch Thượng tọa chư Tăng, vừa rồi con có duyên sự… xin ra ngoài giới, hôm nay công việc đã xong, con trở về nội giới cùng chúng tu học, xin Thượng tọa, chư Tăng chứng minh cho.

Thượng tọa đáp: v.v…

PHÉP THỌ NGÀY CÒN DƯ RA NGOÀI GIỚI

---

 

            Trong luật Thập Tụng nói: Nếu Tỳ Kheo thọ 7 ngày chưa hết, việc chưa xong mà trở về. Phật nói: Cho thọ phép tàn dạ (ngày còn dư lại). Thỉnh một vị Tỳ Kheo lên ngồi một bên dưới bàn thờ Tổ, trước lễ một lễ quỳ bạch: Đại đức nhứt tâm niệm, ngã Tỳ Kheo… thọ thất dạ pháp, dư hữu (bao nhiêu) dạ tại, thọ bỉ xuất.                                                                                             (Bạch 1 lần).

 

            Tỳ Kheo chịu lễ đáp: “Thiện”. Người thụ nhựt nói: “Nhĩ”.                                 (Lễ 1 lễ, lui ra).


 

*         Hoặc y đệ ngũ luật sư:

Có năm bực luật sư:

1.        Tụng giới tự cho đến 30 sự (xả đọa)

2.        Tụng giới tự cho đến 90 sự  (đọa)

3.        Rộng tụng Tỳ Ni giới một phần.

4.        Rộng tụng hai phần (Tăng, Ni) Tỳ Ni giới.

5.        Rộng tụng toàn phần Tỳ Ni giới (thông suốt luật tạng).

Mùa xuân mùa đông, y chỉ 4 bực luật sư trên: mùa hạ an cư, thì y chỉ đệ ngũ luật sư.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2021(Xem: 12122)
100 SÁCH PHẬT GIÁO DO TT THÍCH NHẬT TỪ LÀM TÁC GIẢ, BIÊN TẬP 7.A. SÁCH CỦA THÍCH NHẬT TỪ LÀM TÁC GIẢ 1. Thế giới Cực Lạc(link is external). Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 142. 2. Chết đi về đâu(link is external). Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 126. 3. Cẩm nang viết khảo luận, luận văn & luận án(link is external). Sài gòn: NXB TP. HCM. 2003, tr. 200. 4. Tìm hiểu Kinh bốn mươi hai chương(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 499. 5. Phương trời thong dong(link is external). Sài gòn: NXB Phương Đông. 2010, tr. 87. 6. Chuyển hoá cảm xúc(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại. 2010, tr. 112. 7. Hiểu thương và tuỳ hỷ(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 174. 8. Khủng hoảng tài chánh toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo(link is external). Sài gòn: NXB Hải Phòng, 2009, tr. 152. 9. Không có kẻ thù(link is external). Sài Gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 121. 10. Chuyển hóa sân hận(link is external). Sài Gòn: NXB Phương Đôn
04/03/2021(Xem: 12289)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vương bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bổng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.
05/01/2021(Xem: 17811)
Một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại (nhiều tập) Kính thưa chư Tôn đức Tăng Ni, Kính thưa quý thân hữu, Bắt đầu ngày 03.01.2021, trên trang facebook: Tuong Vo và trang website: chuaviettoancau.com sẽ giới thiệu một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại. Việc giới thiệu các ngôi chùa Ni Giới tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nga và Ấn Độ sẽ không theo bất cứ thứ tự nào: 2 ngày 1 chùa. Ngôi chùa Ni Giới ở đây được hiểu là ngôi chùa hiện nay do một vị Ni (Ni trưởng, Ni sư, Sư cô) quản lý (trụ trì, giám tự …). Chúng con chỉ giới thiệu những ngôi chùa mà chúng con có duyên lành đến viếng thăm và chụp ảnh từ năm 2007 đến nay, nên có một số hình ảnh, thông tin chưa được cập nhật. Nếu có những thông tin sai sót, cần sửa hoặc bổ sung, xin quý Chùa, quý thân hữu hoan hỷ liên lạc qua messenger: Tuong Vo hoặc email: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn. Về bài viết giới thiệu chùa, chúng con sử dụng thông tin ghi chép trực tiếp lúc viếng chùa; tư liệu từ bộ sác
17/11/2020(Xem: 7988)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
05/11/2020(Xem: 10542)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
04/11/2020(Xem: 8183)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
11/10/2020(Xem: 14907)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
02/10/2020(Xem: 7862)
NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TỰ VẤN, BÁT NHÃ, HỒI HƯỚNG (thơ Xuyên Trà), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ MÙA ĐÃ VÀO THU (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ NHỚ ƠN NHỊ VỊ HÒA THƯỢNG... (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ THỜI QUỶ MỘNG (thơ Nguyễn thị Khánh Minh), trang 15 ¨ THƯ KHÁNH TUẾ (Tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ), trang 16
15/09/2020(Xem: 12886)
Tranh Minh Họa Kinh Phổ Môn Nghĩa Kinh Dịch: HT. Thích Trí Tịnh Tranh minh họa: Sư Cô Thích Nữ Huyền Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]