Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo (sách PDF)

17/08/201419:47(Xem: 17870)
Phật Giáo (sách PDF)
Phat Phap_Tran Trong Kim
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.


Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về đường tin tưởng và sự hành vi trong cuộc sinh hoạt của ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời.

Đời là biến hóa không có gì là thường định. Mỗi một cuộc biến hóa lại giống một mắt xích trong cái dây xích, rồi cái nọ tiếp giáp cái kia, thành cái dây dài không biết đâu là cùng tận. Sự biến hóa tuần hoàn ấy, kể thực ra không có gì là chuẩn đích nhất định, chẳng qua là nó theo thời mà luân chuyển. Cái trước ta cho là tốt, thì bây giờ ta cho là xấu; cái bây giờ ta cho là hay, sau này người ta lại cho là dở. Dở dở, hay hay vô thường vô định, thành ra như cái trò quỉ thuật làm cho người ta mê hoặc.

Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong đám tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi một học thuyết có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên cách luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau.

Bàn về căn nguyên của vũ trụ, thì học thuyết nào trong tam giáo cũng lấy cái lý tuyệt đối làm căn bản, cho vạn vật sinh hóa đều gốc ở cái một. Gọi cái một là thái cực, là đạo, là chân như hay là thái hư, danh hiệu tuy khác, nhưng vẫn là một lý. Chia ra thì thành trăm đường nghìn lối, mà thu lại chỉ có một. Đó là cái ý của Khổng Tử nói ở thiên Hệ từ trong Kinh Dịch rằng: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự.” 

Cái một ấy mới thật là cái có tuyệt đối thường định tự tại. Còn vạn vật là sự biến hóa của cái một ấy, thì chỉ là những cái có tỷ lệ tương đối, tức là những ảo tưởng vô thường mà thôi.



Vạn vật đã là ảo tưởng, thì cuộc đời có khác chi những trò tuồng ở trên sân khấu, bày ra đủ mọi trò rồi lại biến mất. Cho nên về đường triệt để, thì Nho, Đạo và Phật đối với cuộc đời đều có cái tư tưởng như thế cả. Song Nho giáo thì cho rằng dù thế nào cũng là bởi cái lý tự nhiên, mà đã sinh ra làm người để diễn các trò tuồng, thì ta hãy cứ đóng các vai trò cho khéo, cho giỏi, khỏi phụ cái tiếng ra đóng trò. Đạo giáo thì cho rằng đã là trò tuồng, ta nên tìm chỗ yên lặng để ngồi mà xem, tội gì ra nhảy múa cho nhọc mệt. Phật giáo thì cho rằng các trò tuồng là nguồn gốc sự đau buồn khổ não, lăn lộn vào đó làm gì cho thêm buồn thêm khổ, chi bằng tìm lối ra ngoài những cuộc múa rối ấy, đến nơi yên vui thảnh thơi, khỏi phải ở những chỗ ô trọc xấu xa.

Cái tỷ dụ giản dị ấy có thể biểu lộ được cái thái độ và cái nền tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nho giáo thì khuynh hướng về đạo xử thế, Đạo giáo và Phật giáo thì khuynh hướng về đạo xuất thế. Song Đạo giáo vẫn ở trong sự biến hóa càn khôn, mà Phật giáo thì ra hẳn ngoài càn khôn.

Đó là nói cái đại thể, chứ tựu trung ba học thuyết ấy, học thuyết nào cũng có chỗ nhập thế gian và xuất thế gian. Ngay cái học thiết thực như Nho giáo mà cũng có người như Nguyên Hiến chịu an bần lạc đạo, không thèm ganh đua danh lợi ở đời; mà trong những người tin theo Đạo giáo hay Phật giáo, thường cũng thấy có người cúc cung tận tụy với việc đời để cứu nhân độ thế. Vậy thì Tam giáo tuy có khác nhau ở chỗ lập giáo và hành đạo, nhưng lên đến chỗ cùng tột tuyệt đối thì cùng gặp nhau ở chỗ lý tưởng, cho nên vẫn dung nạp được nhau. Đó là cái đặc sắc của các tôn giáo ở Á Đông.

Nhân khi hội Phật giáo ở Bắc Việt thành lập, tôi có đọc mấy bài diễn văn nói về Phật giáo. Sau vì loạn lạc, sách vở bị đốt cháy, tôi về Sài Gòn nhặt được ba bài, xếp thành một tập, mong có ngày in ra được để tín đồ nhà Phật có thể xem mà suy xét thêm về cái đạo rất mầu nhiệm ở trong thế gian này.

TRẦN TRỌNG KIM

427_Phat_Phap_Tran_Trong_Kim
Ý kiến bạn đọc
18/10/201715:28
Khách
Nội dung rất hay, rất thích độc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2021(Xem: 9990)
100 SÁCH PHẬT GIÁO DO TT THÍCH NHẬT TỪ LÀM TÁC GIẢ, BIÊN TẬP 7.A. SÁCH CỦA THÍCH NHẬT TỪ LÀM TÁC GIẢ 1. Thế giới Cực Lạc(link is external). Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 142. 2. Chết đi về đâu(link is external). Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 126. 3. Cẩm nang viết khảo luận, luận văn & luận án(link is external). Sài gòn: NXB TP. HCM. 2003, tr. 200. 4. Tìm hiểu Kinh bốn mươi hai chương(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 499. 5. Phương trời thong dong(link is external). Sài gòn: NXB Phương Đông. 2010, tr. 87. 6. Chuyển hoá cảm xúc(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại. 2010, tr. 112. 7. Hiểu thương và tuỳ hỷ(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 174. 8. Khủng hoảng tài chánh toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo(link is external). Sài gòn: NXB Hải Phòng, 2009, tr. 152. 9. Không có kẻ thù(link is external). Sài Gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 121. 10. Chuyển hóa sân hận(link is external). Sài Gòn: NXB Phương Đôn
04/03/2021(Xem: 9718)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vương bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bổng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.
05/01/2021(Xem: 14756)
Một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại (nhiều tập) Kính thưa chư Tôn đức Tăng Ni, Kính thưa quý thân hữu, Bắt đầu ngày 03.01.2021, trên trang facebook: Tuong Vo và trang website: chuaviettoancau.com sẽ giới thiệu một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại. Việc giới thiệu các ngôi chùa Ni Giới tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nga và Ấn Độ sẽ không theo bất cứ thứ tự nào: 2 ngày 1 chùa. Ngôi chùa Ni Giới ở đây được hiểu là ngôi chùa hiện nay do một vị Ni (Ni trưởng, Ni sư, Sư cô) quản lý (trụ trì, giám tự …). Chúng con chỉ giới thiệu những ngôi chùa mà chúng con có duyên lành đến viếng thăm và chụp ảnh từ năm 2007 đến nay, nên có một số hình ảnh, thông tin chưa được cập nhật. Nếu có những thông tin sai sót, cần sửa hoặc bổ sung, xin quý Chùa, quý thân hữu hoan hỷ liên lạc qua messenger: Tuong Vo hoặc email: vvtuong04@yahoo.com. Xin chân thành cảm ơn. Về bài viết giới thiệu chùa, chúng con sử dụng thông tin ghi chép trực tiếp lúc viếng chùa; tư liệu từ bộ sác
17/11/2020(Xem: 4884)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
05/11/2020(Xem: 6768)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
04/11/2020(Xem: 6155)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
11/10/2020(Xem: 11416)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
02/10/2020(Xem: 6455)
NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TỰ VẤN, BÁT NHÃ, HỒI HƯỚNG (thơ Xuyên Trà), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ MÙA ĐÃ VÀO THU (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ NHỚ ƠN NHỊ VỊ HÒA THƯỢNG... (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ THỜI QUỶ MỘNG (thơ Nguyễn thị Khánh Minh), trang 15 ¨ THƯ KHÁNH TUẾ (Tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ), trang 16
15/09/2020(Xem: 9601)
Tranh Minh Họa Kinh Phổ Môn Nghĩa Kinh Dịch: HT. Thích Trí Tịnh Tranh minh họa: Sư Cô Thích Nữ Huyền Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567