Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Ca Milarepa (pdf & audio)

06/07/201518:54(Xem: 19681)
Đạo Ca Milarepa (pdf & audio)

Dao_Ca_Milarepa


Viết về Nhân Duyên của “Đạo Ca Milarepa”
(Thay Lời Giới Thiệu)
 
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.

Vào cuối mùa hè năm 2012 sau khi chúng tôi trở về từ đỉnh núi thiêng Lapchi cùng với Garchen Rinpoche (nơi đức Milarepa đã từng ẩn tu suốt nhiều năm tháng trong những hang động hun hút gió, lạnh băng băng), bỗng có một hôm, tôi đã bị thôi thúc với một cảm giác như òa vỡ trong lòng, rằng phải làm sao để “Trăm Ngàn Bài Chứng Đạo Ca” và tinh túy giác ngộ đến từ bản tâm chiếu soi và công phu tu luyện cực kỳ gian khổ của Milarepa – món quà vô giá mà Milarepa đã để lại cho hậu thế – sẽ đến được với độc giả người Việt một ngày không xa! Cảm giác thôi thúc ấy, từ một nơi nào đó sâu thẳm trong tâm khảm, đã bất chợt vùng dậy như thủy triều, làm cho tôi choáng ngợp và những giọt nước mắt cứ thế mà tuôn rơi.
Nhưng pho sách đạo ca ấy, một tác phẩm tâm linh đồ sộ, nào phải là một tác phẩm dịch thuật bình thường. Nếu là người chưa thực sự phát nguyện mạnh mẽ, và không phải là người có đủ tâm đức để có thể hy sinh thời gian và công sức hoàn tất công tác dịch thuật khó khăn trong cái thế giới bận rộn quay cuồng này, thì việc ấy làm sao có thể thành? Phải mất bao nhiêu năm trời, bao nhiêu tim óc mới có thể dịch cho xong một tác phẩm vĩ đại như thế? Khi ấy tôi đã tự hỏi mà chẳng có câu trả lời, chỉ biết ngồi im, vừa ôm tim vừa ôm sách! Và rồi tôi bỗng sực nhớ lại câu chuyện và nguyện ước chân thành mà có một lần ở tại Việt Nam, có hai em đạo hữu trẻ tuổi cũng đã tâm sự với tôi khoảng hơn hai năm trước đây, về pho sách này. Tôi liền đi ra trước bàn thờ, và tôi bắt đầu khấn nguyện đức Milarepa! 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 14947)
Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, nhữngngười trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi như mới, đêmngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung
29/03/2013(Xem: 9230)
Mưa nguồn là tập thơ đầu tay, cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của Bùi Giáng (trung niên thi sĩ)[1]. Tập thơ này in lần đầu năm 1963 tại nhà in Sơ Khai (Sài Gòn). Cho đến nay đã tái bản lại vài lần, riêng trong lần tái bản năm 1994, tác giả có sửa chữa những lỗi ấn loát. Theo như tác giả ghi ở trang 3, thì "Mưa nguồn" là để "tặng ba người con gái chiêm bao ở bờ cỏ Phi Châu". Tập thơ không có bài tựa, tác giả dẫn dắt người đọc vào bằng những câu thơ lục bát: Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước miên trường phía sau Phần tác phẩm gồm có 139 bài, sáng tác từ thập niên 1950 tới năm 1963, bằng các thể loại: Thơ 8 chữ (nhiều nhất), thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ tự do:
29/03/2013(Xem: 6301)
Chuyện nàng Điểm Bích trong “Tổ gia thực lục” - một trứng tu hú trong tổ chim sâu
29/03/2013(Xem: 8142)
1000 năm Thăng Long nhìn lại bài thơ « Vịnh nga » - Một đường hướng ngoại giao trong thời kỳ đầu tự chủ của nước ta
29/03/2013(Xem: 8855)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
29/03/2013(Xem: 13930)
Những ngôi mộ sống - Living graves
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]