Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bộ Sách Điện Tử Của Thiền Sư Nhất Hạnh

19/01/201323:36(Xem: 21218)
Bộ Sách Điện Tử Của Thiền Sư Nhất Hạnh

BỘ SÁCH ĐIỆN TỬ (EBOOK) CỦA
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Bộ sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gồm 80 đầu sách dạng ebook (sách điện tử) với 3 định dạng PDF, EPUB và MOBI.

ebook_thay_nhat_hanh_01ebook thay nhat hanh 01

Download tại đây:(Đã được nén dạng ZIP, xin giải nén sau khi tải về)

PDF: Download (Mediafire)or Download PDF (TVHS)
EPUB: Download (Mediafire)or Download EPUB (TVHS)
MOBI: Download (Mediafire)or Download MOBI (TVHS)

Ngày nay với điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet), thiết bị đọc sách chuyên dụng (Kindle…), người đọc có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như trên sách giấy như di chuyển nhanh đến các mục, tạo ghi chú, đánh dấu trang đang đọc… Khi đã quen với việc sử dụng các thiết bị điện tử này cùng với các đặc điểm tiện dụng của bộ sách, bạn đọc sẽ thấy việc đọc sách tra cứu trên ebook thuận tiện không thua gì sách giấy:

- 3 định dạng (PDF, EPUB, MOBI) tương thích với hầu hết các thiết bị: điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet)…
- Hiển thị bìa sách
- Mục lục điện tử (Table of Contents)
- Đầy đủ thông tin Metadata, (Tác giả, thể loại, tên sách…) dễ dàng quản lý và sắp sếp.
- Font chữ Unicode (Palatino Linotype), kích thước lớn (pdf).
- Đã được kiểm tra chính tả và các lỗi thông thường.
- Các định dạng (im đậm, nghiêng) được duy trì như bản sách giấy.
- Các mục lớn, mục nhỏ trong sách được phân cấp hệ thống và rõ ràng.
- Ghi chú điện tử (pdf, tính năng click để xem nhanh ghi chú).
- Footer hiển thị số trang và chương đang đọc (pdf).

PDF: Một trong những định dạng phổ biến nhất hiện nay cùng với epub. Hầu hết tất cả các thiết bị đều có thể đọc định dạng sách này. Ưu điểm của PDF là khả năng cố định định dạng, bố cục của sách. Với bố cục được giữ nguyên hài hòa, các tính năng được duy trì đầy đủ nhất. Tuy nhiên, đây cũng là khuyết điểm của định dạng PDF: kích thước font chữ bị cố định với bố cục sách. Điều này có nghĩa là khi đọc với các màn hình nhỏ hơn 7 inch sẽ rất khó khăn.

Sử dụng: Nếu bạn có thói quen đọc sách trên PC, hoặc bạn đang sở hữu một tablet (máy tính bảng) 10 inch trở lên. Với tablet 7 inch, bạn có thể đọc khi để màn hình nằm ngang.

ebook thay nhat hanh 02

Định dạng PDF hiển thị trong Windows 7 – Windows Explorer (Thumbnails View)

EPUB: Với sự phổ biến của máy tính bảng và điện thoại thông minh, định dạng EPUB có thể được xem là định dạng phổ biến nhất hiện nay. Trên Android, iOS, BlackBerry OS hay Symbian…, bạn đọc dễ dàng tìm được một phần mềm có thể đọc định dạng EPUB. EPUB khắc phục được khuyết điểm của định dạng pdf: chữ có thể tự động điều chỉnh với thích hợp với mọi kích thướt màn hình.

Sử dụng: Nếu bạn đang sở hữu điện thoại thông minh (smartphone) hoặc máy tính bảng (tablet) với kích thước màn hình bất kỳ.

ebook thay nhat hanh 03

Định dạng EPUB hiển thị trong Ipad – ứng dụng iBooks

ebook thay nhat hanh 04

Định dạng EPUB hiển thị trong Android, ứng dụng Aldiko.

MOBI: định dạng kế thừa của PRC – một định dạng rất phổ biến trước đây. Với định dạng này, bạn có thể đọc sách trên các thiết bị đọc sách chuyên dụng không hỗ trợ EPUB (Kindle…) Ngoài ra, bạn có thể đơn giản đổi đuôi MOBI thành PRC để đọc trên các thiết bị hỗ trợ PRC của bạn.

Sử dụng: Khi thiết bị đọc sách của bạn không hỗ trợ định dạng EPUB hoặc bạn đang tìm định dạng PRC cho thiết bị của bạn.

ebook thay nhat hanh 05

Định dạng MOBI hiển thị trong ứng dụng Kindle (Android)

Danh Sách 80 Sách:

  1. 43 Công Án Của Trần Thái Tông
  2. Am Mây Ngủ
  3. An Lạc Từng Bước Chân
  4. An Trú Trong Hiện Tại
  5. Bàn Tay Cũng Là Hoa
  6. Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia
  7. Bông Hồng Cài Áo
  8. Bước Tới Thảnh Thơi
  9. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức
  10. Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
  11. Cho Đất Nước Đi Lên
  12. Cho Đất Nước Mở Ra
  13. Con Đã Có Đường Đi
  14. Con Đường Chuyển Hóa
  15. Con Sử Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
  16. Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
  17. Đạo Bụt Nguyên Chất
  18. Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
  19. Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
  20. Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
  21. Đạo Phật Hiện Đại Hóa
  22. Đạo Phật Ngày Nay
  23. Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
  24. Để Có Một Tương Lai
  25. Để Hiểu Đạo Phật
  26. Đường Xưa Mây Trắng
  27. Duy Biểu Học
  28. Giận
  29. Giới Tiếp Hiện
  30. Hạnh Phúc Mộng Và Thực
  31. Hiệu Lực Cầu Nguyện
  32. Hoa Sen Trong Biển Lửa
  33. Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
  34. Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
  35. Hương Vị Của Đất
  36. Im Lặng Sấm Sét
  37. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
  38. Kinh Kim Cương – Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
  39. Kinh Người Áo Trắng
  40. Kinh Pháp Ấn
  41. Kinh Quán Niệm Hơi Thở
  42. Nẻo Vào Thiền Học
  43. Nẻo Về Của Ý
  44. Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
  45. Người Vô Sự
  46. Nhật Tụng Thiền Môn
  47. Nói Với Tuổi Hai Mươi
  48. Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
  49. Quyền Lực Đích Thực
  50. Sám Pháp Địa Xúc
  51. Sen Búp Từng Cánh Hé
  52. Sen Nở Trời Phương Ngoại
  53. Sống Chung An Lạc
  54. Sự Tích Quan Âm Hương Tích
  55. Sự Tích Quan Âm Thị Kính
  56. Thả Một Bè Lau
  57. Thiền – Chất Liệu Nuôi Dưỡng Và Chuyển Hóa
  58. Thiền Hành Yếu Chỉ
  59. Thiền Sư Tăng Hội
  60. Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
  61. Thiết Lập Tịnh Độ
  62. Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
  63. Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
  64. Tiếp Xúc Với Sự Sống
  65. Tình Người
  66. Tố Thiều Lan
  67. Trái Tim Của Bụt
  68. Trái Tim Của Hiểu Biết
  69. Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
  70. Trái Tim Mặt Trời
  71. Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
  72. Từng Bước Nở Văn Sen
  73. Tùng Bưởi Hồng
  74. Tuổi Trẻ Tình Yêu Lý Tưởng
  75. Tương Lai Thiền Học Việt Nam
  76. Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
  77. Tý – Chiếc Lá Ổi Non, Cây Tre Triệu Đốt
  78. Ước Hẹn Với Sự Sống
  79. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
  80. Vương Quốc Của Những Người Khùng
Người thực hiện: Trí Nguyên


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2016(Xem: 16664)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
06/01/2016(Xem: 16688)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
23/07/2015(Xem: 14038)
Kinh Pháp Hoa. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
23/07/2015(Xem: 27444)
Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng (trọn bộ 8 quyển)
06/07/2015(Xem: 18706)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
12/04/2015(Xem: 14607)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.
04/02/2015(Xem: 22248)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
07/01/2015(Xem: 15402)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
02/12/2014(Xem: 24272)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567