Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Môn Quan (PDF)

08/10/201022:03(Xem: 5896)
Vô Môn Quan (PDF)

VÔ MÔN QUAN
無門関

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryomin
Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

MỤC LỤC

Lời người biên dịch
I) Dẫn Nhập của Nishimura Eshin
II) Tựa của Tập Am Trần Huân
III) Lời tâu của Huệ Khai
IV) Tựa Thiền Tông Vô Môn Quan do Huệ Khai
V) Bốn Mươi Tám Tắc Vô Môn Quan
- bản tắc, bình xướng, tụng của Huệ Khai
- chú giải theo Nishimura Eshin
- bình luận theo Akizuki Ryômin
VI) Hậu Tự
- Thiền Châm
- Hoàng Long Tam Quan của Vô Lượng Tôn Thọ
- Bạt của Vô Am Cư Sĩ Mạnh Củng
- Bạt của An Vãn Trịnh Thanh Chi
VII) Về tắc thứ 49
VIII) Vài đề nghị của Akizuki Ryômin về thứ tự đọc Vô Môn Quan.
IX) Thư tịch tham khảo.

Lời người biên dịch

Truyện thiền không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột, lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền là vừa học đạo[1] vừa thưởng thức một tác phẩm văn chương kỳ thú.

Tuy trong lòng lúc nào cũng có một ngôi chùa làng, thời thơ ấu từng ngồi một năm trên ghế trường Bồ Đề, lại từng giao lưu thân mật với các bạn Phật tử tại Paris trong nhiều thập niên, người biên dịch không phải là đệ tử nhà Phật, cũng chẳng biết bao lăm về thiền. May mắn là cách đây gần bốn mươi năm đã được chút kiến thức nhập môn qua những truyện thiền đầu tiên được dịch ra tiếng Việt trong Tập San Gió Nội (ở Pháp) in bằng ronéo. Gần đây, trên mạng lại được thưởng thức bản dịch các tập Lâm Tế Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Uyển Đăng Lục, Thập Ngưu Đồ… của các cao tăng và chư hiền. Nhân vì muốn lợi dụng vị trí của mình đang sống trên đất Nhật, nên chúng tôi mới thử tìm hiểu xem các ông bạn láng giềng vốn có truyền thống Thiền tông lâu đời này đã tiếp xúc với thể loại này bằng cách nào. Tuy nhiên, trộm nghĩ trước đây đã có nhiều người dịch đạt rồi, còn mình thì vừa vớ được một hai cuốn sách, chưa hiểu thâm sâu, vội vã bắt tay vào việc, tất sẽ có những sai lầm, thừa thiếu, không thể tha thứ. Do đó, dám mong chư độc giả nhẹ tay roi vọt.

Nội dung của truyện thiền vốn đã khó nắm thế mà cách chư tổ trình bày lại bí ẩn, những lời bình luận của đời sau vì muốn trung thành, hàm súc nên cũng có khuynh hướng bí ẩn nốt, tất cả dẫn người đọc vào một mê hồn trận. Cái đặc biệt của các nhà nghiên cứu Nhật Bản là với tinh thần thực dụng, họ lúc nào cũng cố gắng giản dị hóa, sử dụng ngôn ngữ đời thường để giải thích các công án cho đối tượng của mình tức người ngoài đường phố, trong số đó có bản thân kẻ viết những dòng này. Dĩ nhiên, thực hiện được điều ấy không phải dễ, nên chuyện họ thành công đến mức nào trong ý định đó thì chúng ta sẽ xét lại khi thử cùng đi chung một thôi đường trong những trang sắp tới.

Người dịch chân thành cảm ơn các văn hữu Phạm Vũ Thịnh, Nguyên Đạo và Cung Điền đã bỏ thời giờ quí báu để đọc lại bản thảo, góp ý kiến và chỉnh lý những chỗ sai lầm, khiếm khuyết.

Tôkyô ngày 24 tháng 2 năm 2009.

Nguyễn Nam Trân


[1] Về điểm này, xin xem mục Vài đề nghị về thứ tự đọc Vô Môn Quan của Akizuki Ryômin ở cuối sách.

Xem tiếp nội dung bản PDF




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6034)
Thế giới thi ca tư tưởng Bùi Giáng (PDF)
29/03/2013(Xem: 14955)
Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, nhữngngười trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi như mới, đêmngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung
29/03/2013(Xem: 9245)
Mưa nguồn là tập thơ đầu tay, cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của Bùi Giáng (trung niên thi sĩ)[1]. Tập thơ này in lần đầu năm 1963 tại nhà in Sơ Khai (Sài Gòn). Cho đến nay đã tái bản lại vài lần, riêng trong lần tái bản năm 1994, tác giả có sửa chữa những lỗi ấn loát. Theo như tác giả ghi ở trang 3, thì "Mưa nguồn" là để "tặng ba người con gái chiêm bao ở bờ cỏ Phi Châu". Tập thơ không có bài tựa, tác giả dẫn dắt người đọc vào bằng những câu thơ lục bát: Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước miên trường phía sau Phần tác phẩm gồm có 139 bài, sáng tác từ thập niên 1950 tới năm 1963, bằng các thể loại: Thơ 8 chữ (nhiều nhất), thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ tự do:
29/03/2013(Xem: 6308)
Chuyện nàng Điểm Bích trong “Tổ gia thực lục” - một trứng tu hú trong tổ chim sâu
29/03/2013(Xem: 8154)
1000 năm Thăng Long nhìn lại bài thơ « Vịnh nga » - Một đường hướng ngoại giao trong thời kỳ đầu tự chủ của nước ta
29/03/2013(Xem: 8865)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
29/03/2013(Xem: 13951)
Những ngôi mộ sống - Living graves
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]