Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Chánh Đạo Là Con Đường Dẫn Đến Giải Thoát

20/03/202020:48(Xem: 7902)
Bát Chánh Đạo Là Con Đường Dẫn Đến Giải Thoát

Bat Chanh Dao_sen
BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT

   T.T Thích Thiện Hạnh
Hiệu phó Thường Trực Trường TCPH tỉnh Bắc Ninh
 
  1. I.                  Duyên khởi

Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. 

Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn:

  1. Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện.
  2. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.

Đức Phật nhận ra rằng: Ngài là người tu hành đang đi tìm Đạo, không để lạc vào trong các quan điểm, thái quá hay bất cập, giả định của cuộc đời, sau cùng không có kết quả khả quan, để chứng đạt thành quả duy nhứt muốn tìm. Từ đó, Ngài tự tu tập, giới, tâm, dựa vào kinh nghiệm bản thân và đã khám phá ra con đường Trung đạo. Ý nghĩa chính của con đường Trung đạo là sự thức tỉnh của Đức Phật, qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trãi trong đời của Ngài và rút ra một kết luận, để khuyên người đang đi tìm Đạo: “Đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm.

Đức Phật lấy cuộc đời của Ngài làm tâm điểm để tu tập, qua sự bắt đầu từ trong cuộc sống để khai triển trong nhiều khía cạnh khác nhau để giúp cho con người đang đi tìm Đạo có cái nhìn toàn bộ, từ đó mới có nền tảng căn bản dễ dàng trong việc tu đạo hay tìm một cách sống thích hợp cho mình và cho những người chung quanh.

Đức Phật cho thấy cuộc sống có bao giờ hoàn hảo, bằng phẳng với bất cứ ai. Mỗi người có một nỗi niềm, tâm tư, khó khăn, trở ngại riêng và những nỗi đau không ai giống ai. Bởi vì, bản chất con người tồn tại trong xã hội đều có khát vọng tìm cầu vật chất. Cuộc sống mang đến cho con người tất cả những gì nó muốn, chứ không phải những gì mà con người muốn và cho dù có muốn hay không, con người vẫn phải đón nhận những gì mà nó đưa đến cho mình, bằng thái độ lựa chọn Gượng ép hay Cởi mở để đón nhận.

Khi những thử thách của cuộc sống làm cho con người đau khổ, thì họ sẽ tìm về những người thân, những người bạn làm nơi an ủi. Đây cũng là hình thức để làm vơi đi những phiền não trong khoảnh khắc nhất thời. Nhưng nó sẽ trở thành một cách nuôi dưỡng, bằng ý chí kiên định, bằng nghị lực kiên định, để giúp con người cảm thấy có thể tiếp tục bước về phía trước.

  1. II.               Trung đạo

Đức Phật có tầm nhìn và sự hiểu biết rộng, cho nên con đường Trung Đạo mà Ngài tìm ra là phương pháp diệt Khổ, để đưa con người đến sự an vui thanh tịnh trong cuộc sống hiện thời. Con đường Trung Đạo này còn được gọi là Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo gồm có tám yếu tố quan trọng để tu tập như sau:

Chánh kiến: hiểu biết đúng đắng.

Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chính.

Chánh nghiệp: Hành động chân chính không làm viêc giả dối.

Chánh ngữ: lời nói chân chính trung thực.

Chánh mệnh: Sống chân chính, không tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa.

Chánh tinh tiến: Cố gắng nổ lực chân chính.

Chánh niệm: Suy niệm chân chính.

Chánh định: kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính không để bất cứ điều gì lay chuyển làm thoái chí, phân tâm.

Bát Chánh Đạo được phân làm 3 loại như sau:

+ Chánh kiến, Chánh tư duy thuộc về Trí tuệ;

+ Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh thuộc về Giới luật;

+ Chánh tinh tiến, Chánh niệm, Chánh định thuộc về Thiền định.

Đường hướng chung của Bát Chánh Đạo qua ba nhóm Giới, Định, Huệ, là mục tiêu dẫn đến việc giải thoát ra khỏi sự khổ đau, bằng sự trừ diệt vô minh. Do đó trí tuệ là một phương tiện tu tập, hầu giúp cho con người mở mang Tâm trí, để nhìn thấy và phán xét một cách minh bạch tất cả mọi hiện tượng và thấu hiểu một cách tường tận về bản tính chân thật của sự vật.

Đây là sự hiểu biết toàn diện và là một tính năng thức tỉnh để đưa con người thoát ra khỏi: mê lầm, ích kỷ, những chủ nghĩa tôn thờ danh lợi cá nhân... những cặn bã vô minh, trong cuộc sống hằng ngày.

Đức Phật nói rằng: chỉ có chính mình mới giải thoát được cho bản thân mình ra khỏi những nỗi thống khổ. Con người phải làm chủ lấy vận mạng của mình. Vì mê lầm mà chính mình tự tạo ra một thần linh, với niềm hy vọng được sự cứu rồi hay phù hộ cho mình được thoát khỏi cảnh lầm than, đau khổ mà do chính mình đã tạo nên. Cuối cùng mình phải làm nô lệ cho thần, mà vị thần linh ảo tưởng này do vận mạng của chính mình tạo ra vẫn không bao giờ thay đổi.

  1. III.           Trí Tuệ

+ Trí tuệ: còn gọi là Tuệ hay Trí huệ. Trí là quán thấy, Huệ là hiểu rõ. Trong Phật học Trí tuệ là một khái niệm rất quan trọng và có nhiều cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái.

Đặc tính của Trí tuệ là trong sáng, rạng ngời. Vai trò của Trí tuệ là có khả năng giúp, nhìn thấy hay quán chiếu nhận được bản thể đích thực và tối hậu của mọi hiện tượng, và thực hiện được tất cả những gì nên làm và cần phải làm. Ngoài ra Trí tuệ cũng là một phương cách tu tập để giúp cho một vị Bồ tát trở thành một vị Phật.

Trí tuệ hoàn toàn khác biệt với trí thông minh thông thường. Trí thông minh thông thường là sự tượng trưng cho quá trình vận hành bình thường của tri thức. Trí tuệ không phải là một sự vận hành bình thường của tri thức mà là kết quả của một sự rèn luyện chuyên cần của tâm thức.

Trong Bát Chánh Đạo, Trí tuệ gọi là Chánh kiến, tức là nhìn thấy hiểu biết đúng.

Như vậy Tà kiến là gì? Tà kiến là cái nhìn sai lệch về sự thật rồi tạo thành những kiến thức sai lầm, những sự hiểu biết không căn cứ, khiến cho con người đi lạc vào tà đạo hay dẫn dắt con người, đến chỗ tranh chấp, đấu tranh hơn thua, thành kiến bảo thủ, phiền não khổ đau.

Đức Phật đã lấy cuộc đời của mình làm tâm điểm để tu tập và khai triển trong nhiều khía cạnh khác nhau để giúp cho con người đang đi tìm Đạo. Dựa vào kinh nghiệm bản thân qua sự nhìn thấy, hiểu biết một cách tận tường, để so sánh và kết luận cho ý nghĩa về con đường Trung Đạo mà Ngài đã tìm ra, dựa trên hai điểm có thật, trong cuộc sống của con người và xã hội. Đó là: Đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm.

Từ ý nghĩa trong sáng này mà Ngài đã giúp cho biết bao nhiêu người tu học biết rõ thế nào về giá trị quan trọng của trí tuệ, trong lúc họ còn là những người đang tìm học đạo hay những người chưa biết gì về đạo, sẽ tìm đến đạo một cách thực tế và dễ dàng.

Thí dụ như Trí tuệ được xem như là Chánh kiến trong Bát Chánh Đạo và khi dùng Chánh kiến để nhìn Tứ Diệu đế, thì nó được hiểu như là Chánh đế, bởi vì, nhìn thấy Khổ là khổ, Tập là tập, Diệt là diệt, Đạo là đạo, bằng sự hiểu biết am tường về bản tính chân thật của từng yếu tố.

Tóm lại Chánh kiến là sự thấy biết mọi sự đúng như thật và chính Tứ diệu đế mới giải thích sự vật đúng như thật. Do đó mới có câu trong Bát Chánh Đạo có Tứ Diệu Đế và ngược lại.

Theo Phật học có hai loại hiểu biết:

-         Hiểu biết thông thường của con người là kiến thức tích lũy bằng trí nhớ, dựa trên

một số dữ kiện tiếp thu không sâu sắc và còn được gọi là Hiểu biết tùy thuộc.

-         Hiểu biết sâu sắc thật sự gọi là thâm nhập, nằm lòng. Sự hiểu này là kết quả của

việc nghiên cứu, học hỏi và việc thực hành một cách chuyên cần nghiêm túc, để thấy biết sự vật trong bản chất của nó mà không cần phải nhớ đến tên hay cách cấu tạo của nó. Sự thâm nhập này khi tâm đã sạch mọi ô nhiễm và đã hoàn toàn phát triển nhờ thiền định. Đây cũng là lý do tại sao Chánh kiến được sắp trong nhóm Trí tuệ của Bát Chánh Đạo.

+ Chánh kiến: là một lối sống mà người đang học Phật, nên thực hành và phát triển mỗi ngày, bằng sự cố gắng từ bỏ những sai lầm, để gặt hái những lợi ích cho việc thành công trong nhiều lãnh vực của cuộc sống. Chánh kiến là một tự kỷ luật trong thân, do đó, từ lời nói và ý nghĩ, tự phát triển và tự thanh lọc. Chánh kiến không liên quan gì đến đức tin, cầu nguyện, thờ phụng hay nghi lễ.

+ Chánh kiến: là một con đường dẫn đến tự do hoàn toàn, hạnh phúc và bình an nhờ sự hoàn thiện về đạo đức, tâm linh và trí thức qua sự tỉnh thức bên trong của mỗi người. Chánh kiến cũng là Con Đường thực sự để giúp người đang học Phật, dần dần, tự tìm ra Đức Phật bên trong của chính mình.

+ Chánh kiến: là sự thấy biết mọi sự đúng như thật, thì Chánh tư duy là sự sử dụng sự thật qua dòng suy nghĩ đích thực về sự thật để chuẩn bị đi vào từng bước thực hành, giống như, nhờ thấy Khổ và có Khổ mà Đức Phật tìm đường diệt Khổ.

Đây cũng là sự chứng nghiệm từ trong cuộc đời bằng, thấy, biết, sử dụng sự thật cái khổ của con người qua dòng suy nghĩ đích thực mà Đức Phật đã lập ra đạo của Ngài, rồi từ đó Đạo Phật đi vào cuộc đời không ngoài việc giải thoát Khổ cho con người.

+ Chánh Tư Duy: là tư tưởng chân chính quan trọng để giúp con người dứt bỏ tâm tham ái, tâm sân hận và tâm si mê. Chánh Tư duy cũng là một hình thức của Chánh ngữ, bởi vì tư duy là loại ngôn ngữ thầm lặng ở trong tâm, như con tằm tự giam mình trong kén, lúc nào cũng tự nói mình nghe. Vì vậy khi có Chánh Tư duy thì sự tìm kiếm và duy trì sẽ soi sáng cho ngôn ngữ, cho hành động tăng thêm lợi ích cho Chánh kiến.

+ Chánh Tư Duy: là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải để mang lợi ích thiết thực vào đời sống xã hội.

Những đức tánh xấu và những tư tưởng thấp hèn là những phẩm chất luôn luôn ngầm chứa bên trong của con người. Ngày nào còn tham, sân, si, thì ngày đó, những chất độc này còn có thể trỗi dậy khó lường được. Do đó sự từ bỏ cũng là một trong những phương cách giải độc cho lòng tham và triệu chứng thèm muốn của nó.

+ Chánh Tư Duy: là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh ở chỗ loại trừ dứt khoát, chứ không đè nén những trạng thái tâm bất thiện và thay thế bằng những trạng thái tâm thiện.

+ Chánh tư duy: là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh ở chỗ mở lòng nhân ái và từ bi để có thể đạt được một hạnh phúc vô điều kiện trong sự từ bỏ.

Chánh Tư Duy cùng với Chánh kiến giúp người học Phật thường xét nghĩ đạo lý, suy tìm thể tánh nhiệm mầu của Từ, Bi, Hỷ, Xả, biết xét những hành vi lầm lỗi để sám hối, biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ là nguồn gốc của tội ác và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành, hầu giải thoát cho mình và cho những người chung quanh.

Nếu mọi người đều hiểu được quy luật này, thì có lẽ không còn cái tham của người giàu và lòng ganh tị của người nghèo. Kết quả sẽ là một sự chia sẽ tình thương có lợi cho nhân loại qua sự bình đẳng.

Tóm lại Chánh Tư duy và Chánh kiến là hai yếu tố quan trọng trong phần Trí tuệ của Bát Chánh Đạo. Bởi vì, chúng có thể đặt thẳng đứng lên những gì đã bị đảo ngược và để lộ những gì đang bị ẩn khuất trong bóng tối.

  1. IV.           Giới luật

Giới, được tạo thành bởi chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Giới tiếng Phạn gọi Sīla. Giới trong Phật học không phải là những điều luật hay những quy tắc... bắt buộc con người phải tuân theo một cách chặt chẽ như trong: nhà trường, cơ quan, ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, lớn, nhỏ khác nhau... Giới ở đây là sự hướng dẫn của Đức Phật khuyên dạy cho những người học Phật, sau khi ngài Diệt Độ, bằng những bổn phận phải làm lành và những điều nên tránh điều ác để khép mình vào nếp sống kỷ cương qua phát triển trí tuệ, để mang lợi ích đến cho mình và cho người.

Đức Phật không ép buộc và không hứa hẹn với những người học Phật, sẽ ban thưởng người làm thiện và trừng phạt người gây tội lỗi. Điều nên cần hiểu rõ là, mỗi người phải chịu đau khổ vì những hành động sai lầm của chính mình và thọ hưởng những lợi ích do hành động chân chánh của mình.

+ Giới của Đức Phật: là những nguyên tắc rèn luyện bản thân con người qua nhiều phương diện khác nhau như; Đạo đức và phong cách cư xử về đạo đức. Phương diện đạo đức là sự tu tập thân, khẩu, ý, thanh tịnh để diệt trừ tham, sân, si, ở nội tâm, đưa đến sự an lạc giải thoát cho chính mình. Bất cứ xã hội nào muốn phát triển và tồn tại lâu dài, thì phải có những con người hoàn hảo về ý thức đạo đức cá nhân để làm nền tảng căn bản.

Phong cách cư xử về đạo đức là sống trong sự thực hành Từ, Bi, Hỷ, Xả, để cho con người biết quý mến, thương yêu, thông cảm, đoàn kết và giúp đở nhau trong mọi tình huống của xã hội, nhằm mang lại lợi ích, an vui, hạnh phúc thật sự cho mình và cho người.

+ Giới: là những điều kiện rèn luyện khác nhau có ích lợi cho cuộc đời đang đi tìm đạo, mà tăng, ni, người tu tại gia phải nương theo, để Giác ngộ. Do đó Giới có nhiều loại khác nhau và tùy theo căn cơ cao thấp của con người mà đức Phật thiết lập. Giới cũng có một ý nghĩa khác là cảnh giới, không gian, yếu tố.

+ Giới: là lối sống luôn mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người. Nó chứng minh rằng con người có khả năng đạt được giá trị đạo đức tối cao, qua ý chí và nổ lực tự thân của chính mình bằng cách; cho nên trong kinh Phấp cú Đức Phật dạy:“Tránh làm các điều ác, tu tập các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy”.

+ Giới: là một lối sống vững vàng mạnh mẽ và thuần lý, bởi vì nó là phương cách thực dụng hợp lý, để sửa đổi từ một con người có đức tánh xấu thành một con người có đức tánh tốt, từ đối tượng vô minh trở thành một đối tượng trí thức, từ một con người có tư tưởng tiêu cực bi quan trở thành con người có tư tưởng tích cực lạc quan năng động.

Giới không phải là sự tự hảm mình trong một khung khổ, mà là những bước chân tự nguyện khởi đầu, đi tìm những lời dạy của Đức Phật, giải đáp cho những quan niệm sai lầm, từ dậm đường này đến các ngõ khác trong cuộc sống mỗi ngày.

Tu tập Giới là việc thực hành những lời dạy trong sáng lợi ích của Phật để nhìn vào con người và xã hội mà khai triển trí tuệ, từ bi bằng mục đích xây dựng an lành cho mình, cho người. Cầu xin ân huệ, phước lộc hơn là việc tìm đạo giác ngộ giải thoát, không phải là mục đích của sự Tu tập Giới này.

Qua phần tỉnh lược về khái niệm của chữ Giới. Bây giờ là phần nói về giai đoạn hình thành của Nhóm Giới qua những yếu tố được biết của chính nó là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.

  1. V.               Thiền định

Nói đúng là xa lìa lời nói hư dối bằng một lời nói ra không làm cho tan vỡ, hạnh phúc gia đình, không làm cho mọi người nghi ngờ lẫn nhau, một lời nói để lợi cho mình và cho người, một lời nói ra người nghe hoan hỷ, một lời nói có ích lợi làm cho tâm người nghe được an tịnh, một lời nói thành thật ngay thẳng, bình đẳng, hòa nhã, rõ ràng, giản dị, khuyến tấn, một lời nói hợp thời và đúng lúc, hợp tình và hợp lý, mang đến cho người nghe cảm giác thương yêu, Từ, Bi, Hỷ, Xả. Những lời nói này chính là Chánh ngữ để giúp thêm, phần tăng triễn cho Chánh kiến, Chánh tư duy của người đang đi tìm đạo.

  1. Định nghĩa

Chánh ngữ, có nghĩa là, tiếng nói, lời nói, âm thanh, ngôn ngữ, bài diễn văn, lời nói thánh thiện.

Trong kinh Đại Bát Niết bàn, trước khi Đức Phật nhập diệt, có đệ tử hỏi: Sau khi Ngài nhập Niết bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo với kinh Phật không làm sao phân biệt. Vậy biết tin theo lời nào để tu? Ngài trả lời rằng: Không luận là lời nói của ai miễn là lời ấy đúng sự thật hợp chân lý thì cứ theo đó mà tu.

Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành. Lời nói là sự biểu hiện của tâm tư và ý nghĩ, nếu không cẩn trọng, thiếu suy nghĩ, thì lời nói dễ làm cho người khác đau khổ, mà đôi khi chính mình cũng cảm thấy ăn năng hối hận, vì nói lời bất cẩn của mình mà gây ra tai họa. Bản chất của lời nói tùy thuộc vào những nội dung khác nhau của tâm thức. Nếu tâm có nhiều giận hờn, bức xúc... thì lời nói sẽ mang sắc thái nặng nề, hung dữ. Còn nếu tâm ta thanh tịnh thì lời nói sẽ dễ nghe, trong âm điệu hài hòa. Nói là một nghệ thuật và cũng là một cách tu qua sự quán sát chọn lời và lắng nghe.

Trên phương diện so sánh, Tư duy thì có tìm hiểu và suy xét, còn Ngôn ngữ thì có lời nói và sự phân tích, chứng minh, hay diễn tả mà còn gọi là luận. Như vậy Ngôn được hiểu như Tìm hiểu của Tư và Luận được hiểu như Duy. Từ điểm này cho thấy tám yếu tố của Bát Chánh Đạo, dù có sự phân chia chúng ra thành những nhóm khác nhau, nhưng chúng vẫn có sự liên quan mật thiết với nhau.

Kết quả cho thấy rằng: Càng thực tập Chánh tư duy, thì càng tạo điều kiện để giúp cho những mầm móng của Chánh kiến khác được nẩy nở và tăng trưởng thêm. Chánh kiến là nguồn nuôi dưỡng của Chánh tư duy. Nhờ sự phát triển của Chánh kiến và Chánh tư duy mà Chánh ngữ được biểu hiện rõ ràng. Do đó khi lời nói gây ra đau khổ thì phải biết là cái nhìn thấy chưa rõ ràng và việc suy nghĩ chưa đúng.

  1. Thu phục nhân tâm bằn Chánh ngữ

Trong tương giao giữa mọi người, Chánh ngữ là phương pháp để thu phục nhân tâm hay cách xử thế qua cách nhìn đúng, nghĩ đúng bằng lời nói. Thí dụ như: Làm cách nào để khuyên bảo người khác, khi biết họ làm sai, nói sai, hay nghĩ sai? Nói cách nào để khỏi làm mất lòng người nghe? Chỉ có Chánh ngữ và Chánh ngữ.

Ngôn ngữ: là chữ viết và tiếng nói để giúp cho con người, hiểu biết, trao đổi thông tin văn hóa, tạo điều luật ngăn ngừa những tội ác và xây dựng nền tảng văn minh cho nhau trong xã hội. Tất cả hạnh phúc trên đời đều bắt đầu từ lời nói của con người và đừng bao giờ mong người khác nói lời dễ nghe, trong khi chính mình chưa làm được như vậy.

Muốn thấy được đạo, tức là muốn cuộc sống được an lạc hạnh phúc, thì hãy tập làm Người biết cách nói đúng đắn, bằng những lời nói cao quý, hữu dụng, đầy đủ ý nghĩa thâm trầm, ghi lại ở trong phần giới của Đức Phật đã đề ra. Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chính là Người tu theo Chánh ngữ.

Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng không những đối với đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể định đoạt được cả sự an nguy của xã hội. Chính vì thế mà Đức Phật đã đưa Chánh Ngữ vào Bát Chánh Đạo. Những hành động tạo ra đau khổ cho người lẫn thú vật, thí dụ như khi nóng giận, đánh đá, chửi bới, nguyền rủa đều thuộc về tà nghiệp. Còn làm một hành động chân chánh có ý nghĩa bảo vệ, xây dựng và chở che cho sự sống như: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu cũng gọi là Chánh nghiệp.

Tà nghiệp và Chánh nghiệp thuộc về hành động của thân thể. Trong Bát Chánh Đạo, Chánh kiến, Chánh tư duy được xem như là ý nghiệp và Chánh ngữ thuộc về phần khẩu nghiệp. Do đó chữ Nghiệp được hiểu như: hành động tạo tác bị điều khiển bởi tâm ý.

  1. VI.           Chánh Nghiệp

Chữ Nghiệp trong đạo Phật dùng để chỉ quy luật chung về nguyên nhân và kết quả. Bởi vì mỗi nghiệp làm dưới một điều kiện nhất định, thì sẽ tạo thành một quả. Một nghiệp thiện hay bất thiện được hành động theo ba cách: bằng thân, bằng tâm, và bằng lời, qua dòng tư tưởng. Do đó khi con người có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết rằng việc làm đó có xảy ra hay không. Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Như vậy, mỗi hành động được thực hiện với chủ ý là một hành động có khả năng sáng tạo. Do ý chí thúc đẩy hành động, tạo thành một lực để làm chuyển động theo cái tiến trình bất tận của sự đổi thay trong cuộc đời.

Nghiệp của mỗi người là hành động riêng của từng cá nhân và kết quả của những nghiệp mà họ tạo ra, thì chính họ cũng là người thừa hưỡng phần qủa riêng này. Nghiệp của mỗi người là kinh nghiệm riêng của từng người, cho nên không ai có thể can thiệp vào để làm thay đổi những kết quả của nghiệp cá nhân được. Một hành động sẽ không gây nghiệp, nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Chính vì không thông suốt định luật nhân quả nghiệp báo này mà con người tự gây cho mình và xã hội biết bao đau thương khổ luỵ, rồi lại đổ thừa cho trời đất hoặc gán tội cho tha nhân hay những điều kiện khách quan bên ngoài.

Trái lại khi người nào đã thấu rõ định luật nhân quả nghiệp báo này bằng sự tự quan sát, tự chiêm nghiệm trong đời sống một cách sâu sắc, thì không những có thể tự vượt qua khổ đau, tự hoàn thiện chính mình, mà còn đem lại nhiều lợi lạc cho xã hội. Trong Phật học, tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt vòng luân hồi. Muốn thoát khỏi vòng này, thì phải từ bỏ cả hai tốt và xấu. Tóm lại Chánh Nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.

Người tu tập theo đúng Chánh nghiệp là người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc, tính mạng của người khác và luôn biết tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi cho mọi người, mọi vật. Nếu cần, có thể hy sinh quyền lợi hay tính mạng mình để giải thoát nỗi đau khổ cho người khác.

Muốn tu tập Chánh nghiệp được đạt đến kết quả cao, thì phải tu tập Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, một cách nghiêm túc, ngoài ra nếu thích, ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, làm công qủa, để giữ gìn thân, khẩu, ý, cũng là những việc làm đáng hoan nghinh.

Chánh Nghiệp còn mênh mông vô tận, rất thú vị, cho nên thường xuyên trau dồi học hỏi, theo một cách thức nào đó, vừa thích hợp với thời gian và mình không còn sợ sai hay nghi ngờ những gì Phật đã dạy để thực hành trong cuộc sống. Bởi vì, tất cả những thành đạt đều phát xuất từ sự siêng năng và chăm chỉ trong sự tu tập.

Qua hai phần, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, bây giờ đến phần cuối là Chánh Mạng. Ba phần quan trọng này đã hợp thành sự phân hạng của Giới, phạn ngữ gọi là Sila trong Bát Chánh Đạo. Cũng như đã biết, Giới là những quy tắc đạo đức có tác dụng để chỉ cho con người thấy và nhận định được những điều gì không nên làm và những gì nên làm.

Nhờ Chánh Nghiệp trau dồi cho con người tạo thân và khẩu nghiệp luôn trong sạch, để thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đau của cho mình và cho người. Sanh, lão, bịnh, chết, là một tiến trình tạo nghiệp và trả nghiệp. Nghiệp chính là sự bình đẳng của sự vay và trả trong cuộc đời. Nghiệp tốt hay xấu mà có giữ giới, thì không sợ lầm đường lạc lối. Bởi vì, sự giữ gìn được giới này có khả năng hóa giải cái xấu thành ra cái tốt.

Trên thực tế, cuộc sống là sự chiến đấu không ngừng để đạt được những nhu cầu khẩn thiết cho sự bảo tồn đời sống cá nhân và nuôi sống gia đình. Con người bị bắt buộc phải xem công việc làm ăn sinh sống là một vấn đề quan trọng, thúc giục, cấp bách, cho nên đôi khi con người không còn bận tâm nhiều về các giá trị nhân văn, mà càng quan tâm nhiều hơn đến tiền bạc và quyền lực. Nếu xã hội loài người mất đi các giá trị của sự công bằng, tình thương và lòng trung thực, thì đời sống tương lai của con người sẽ ra sao?

Theo cái nhìn của đức Phật thì tất cả suy nghĩ và hành động của con người đều khởi nguồn từ tâm. Nếu con người có tâm tốt và biết lo lắng tới việc phát triển xã hội loài người, bằng hành động thực tế, thì kết quả sẽ có ích cho nhân loại. Đây cũng là lối sống trong lành, sống trong môi trường trong lành, không sống trên những sự khổ đau của người khác cũng của như thú vật, sống chân chánh của con người, được nuôi dưỡng qua lời dạy của đức Phật, bằng, Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Do đó, có đề cao hay không đề cao về nền tảng đạo đức, nhưng nền tảng căn bản này, vẫn tạo nên nhiều thế đứng khác biệt lớn lao trong nhiều lãnh vực của xã hội. Con người sống, không ai dám tự xưng mình là người toàn thiện. Muốn được toàn thiện, thì phải tu tập luyện qua nhiều qúa trình một cách nghiêm túc. Nếu không được rèn đạo đức, thì con người sẽ trở thành ác nhân và cuộc đời sẽ là nạn nhân của nó. Cho nên, Chánh nghiệp là hành vi đúng đắn, tạo nghiệp thiện, từ bỏ sát sinh, từ bỏ tà hạnh trong các dục. Thực hành sự yêu thương cứu giúp, dẫn đến đời sống chân chánh. Từ đó, Chánh mạng trở thành phương thuốc hữu hiệu, trong mỗi con người, để trị liệu, mọi triệu chứng gây ra đau khổ, bằng cách không nuôi sống mình bằng các nghề tàn bạo, bất chánh pháp, bất tín, không hợp luân lý xã hội...

  1. VII.        Chánh Mạng

Chánh Mạng là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp lương thiện chân chánh tức là sống đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong tưởng giải, ảo giác, mơ hồ, trừu tượng... Ngoài ra Chánh Mạng còn có nghĩa là sống không chạy theo dục vọng và các ác pháp về ăn uống.

Theo định nghĩa của phạn ngữ Chánh mạng là sinh sống và cách nuôi dưỡng thân mình, một cách chân chánh, bằng bất cứ công việc hay nghề nghiệp đúng theo hợp lý...

Định học là phần liên kết cuối cùng để hoàn thành sự tham khảo của ba nhóm học trong Bát Thánh Đạo.

Định học, có nghĩa là kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính không để bất cứ điều gì lai chuyển làm thoái chí, phân tâm.

Định học trong Bát chánh đạo gồm có: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Qua phần định nghĩa của hai chữ Samyag và vyāyāma, thì Chánh tinh tấn có nghĩa là sự siêng năng đúng với chánh pháp, và đã được Đức Phật xác định rất rõ ràng là tức là Tứ Chánh Cần. Bởi vì, Tứ Chánh Cần là một danh từ chỉ chung cho các cách thức tu tập của Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.

  1. VIII.    Chánh tinh tấn

Tinh tấn là nỗ lực có chức năng, đánh thức và củng cố vững chắc cho sự tu tập hằng ngày của từng cá nhân, nhằm mục đích ngăn chặn hay tránh xa tội, mà tăng trưởng thiện pháp, để mang lại một cuộc sống thanh thản an vui và vô sự.

Tinh tấn mà không có trí tuệ thì không đạt được mục đích mong muốn. Nhưng Tinh tấn có trí tuệ, thì sẽ là các phương thức thích hợp để đạt được sự thành công trong các công việc muốn thực hiện. Người có nỗ lực không mệt mỏi trong việc tu tập đúng đắn, thì đó chính là năng lực tinh tấn để tự mình thoát khỏi những cám dỗ nhất thời, trong xiềng xích ngục tù của cái ác.

Tinh tấn là nền tảng căn bản cho: Hành động vì lợi ích của người theo lời nguyện Từ bỏ sự nản chí, bất mãn, lười nhát; Các việc xấu, tội lỗi, không khơi động; sự mở mang trí tuệ. Tinh tấn là sự rèn luyện tâm linh cao thượng, qua những pháp thiện, bởi vì Thiện là những hành động mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.

Làm việc gì trên đời, đều cũng cần có sự chú tâm và siêng năng ráo riết, thì mới đưa đến sự thành công. Đường tu Phật phải tập mới được. Thí dụ như khi con người nóng giận thường nói những lời khó nghe, hay làm những hành động không tốt, bởi vì, họ không kiểm soát được chính mình. Do đó cần phải tập kiểm soát chính mình, để tránh được những hậu qủa không lường được, vì thiếu suy nghĩ trong phút chốc có thể đưa mình xuống tận cùng của khổ đau, mà nói lời ăn năng không kịp. Mọi sự khởi đầu, tất cả đều khó khăn nhưng không xắn tay áo vào thực tập, mà muốn thành người hiền lành, người tốt trong gia đình và xã hội, thì ước mong có hạt bồ đề tâm chỉ là ảo tưởng. Tinh tấn là biến mãnh đất đang chất đầy đau khổ,trở thành mãnh đất chứa đựng lòng tha thứ, bao dung, ôm lấy muôn loài.

Cầu nguyện là chuyện tốt nhưng chưa đủ mà phải dấn thân. Tinh tấn là việc tự dấn thân để tạo thành một chuỗi giải thoát, có thể chuyển hóa được bản thân cho người cũng như cho mình. Người nông dân trồng lúa, biết lựa chọn những hạt giống tốt, biết chăm sóc nó bằng tình thương, biết dùng những loại phân bón thích hợp, thì kết qủa vụ mùa thâu hoạch sẽ đem lại cho họ một niềm vui trọn vẹn như ý. Đau khổ và an lạc, mọi thứ đều do việc lựa chọn của từng cá nhân. Muốn khổ, thì hãy thử làm thân tâm đau. Muốn an lạc, thì hãy thử dùng tin tấn trong việc tu tập của mình trong từng giây phút hiện thời.

Trong giai đoạn mới bắt đầu tu, tu rất tinh tấn, giai đoạn tiến triển chúng ta tiến bộ rất nhanh nhưng sau đó lại không kiên trì, sinh chán nản, nhanh chóng bỏ cuộc, đây còn gọi giải đãi. Vậy thì trong quá trình tu học, lao động, chúng ta cần phải dành thời gian phù hợp để mọi việc làm đều đạt hiệu quả cao nhất. Khi ấy, thuộc tính giải đãi sẽ không còn cơ hội chi phối sức tinh tấn trong con người ta. Khi đã thoát khỏi tâm giải đãi, chúng ta có thể làm được nhiều việc vẫn thường được coi là rất khó khăn.

Đức Phật dạy rằng không một ai có thể giải thoát hoặc giác ngộ giùm ta được. Bản chất của chánh tinh tấn chỉ đơn giản là thực tập, đó là một tuyên ngôn về khả năng thật sự của con người. Dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thệ nguyện: “Nếu không chứng đạo quả Vô thượng Bồ đề, giải quyết được vấn đề luân hồi sinh tử, dù thịt nát xương tan, Ta cũng không rời khỏi chỗ ngồi này”. Cho nên suốt 49 ngày đêm, bằng sức đại hùng đại lực, Ngài kiên định ngồi thiền dưới cội bồ đề, chiến thắng tất cả ma quân và cuối cùng đại trí tỏa sáng, chứng quả tại đây.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3596)
Nếu ai đã từng tìm đến Tu viện Trúc lâm,thì hẳn sẽ được biết đến "Tu viện Tây Thiên". Đây là một trong những cơ sở tu học do HT Viện chủ khai sáng ngót đó đã gần 10 năm.
10/04/2013(Xem: 3488)
Qua xứ người đã hơn mười năm,lần đầu tiên tôi quyết định đi xa 1 chuyến để thỏa chí nguyện tu hành,và tôi đã đặt chân đến xứ sở Canada.Một Vương quốc yên bình nhưng cũng thật kiêu sa bởi sắc màu của lá vào mỗi độ thu về.
10/04/2013(Xem: 4511)
Cụ bà Quách Thị Huế, sanh ngày 15-1-1921 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Bà là chị thứ tư trong gia đình cùng với 3 người em trai, hai người em đã quá vãng, hiện còn một người em trai là Quách Văn Bội, đang cư ngụ tại Melbourne, Australia.
10/04/2013(Xem: 7864)
Quý vị và các bạn đang cầm trên tay quyển “Vài chuyện bạn và tôi học Phật” của Đại Đức Thích Phổ Huân, tri sự chùa Pháp Bảo tại Sydney Úc Đại Lợi. Hẳn quý vị cũng đã nhận thấy công phu của tác giả đã phải trải qua nhiều thời . . .
10/04/2013(Xem: 7394)
Thế giới mênh mông trong vũ trụ, bằng cái nhìn của chư đại Bồ Tát chỉ là ảnh chớp chập chờn nửa hiện nửa ẩn trong dòng thức sinh diệt của chúng sanh. Thế giới loài vật vô minh ngây dại chẳng hiểu biết nên sống mà như chết.
10/04/2013(Xem: 3890)
Xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, người nữ tuyệt đối không còn lệ thuộc vào người nam, người nam cũng không làm nô lệ vào người nữ. Tổ chức trong gia đình là cả hai cùng phân chia công việc để làm.
09/04/2013(Xem: 6122)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
09/04/2013(Xem: 4622)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta.
08/04/2013(Xem: 2981)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 12174)
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]