Thiền Là Chìa Khóa Để Biết Mình
Pema Chodron, Huỳnh Kim Quang dịch
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
Kỹ thuật ngồi thiền gọi là thiền chỉ-quán (shamatha-Vipashyana) [thiền tịnh chỉ và minh sát tuệ] giống như chiếc chìa khóa vàng giúp chúng ta hiểu biết chính mình.
Trong thiền chỉ-quán, chúng ta ngồi thẳng lưng với hai chân tréo nhau và cặp mắt mở ra, hai tay để trên hai bắp đùi. Rồi chúng ta chỉ nhận biết hơi thở của mình khi nó ra vào. Nó đòi hỏi sự ghi nhận chính xác ngay ở đó với hơi thở. Nói cách khác, nó rất thư giãn và nhẹ nhàng. Nói rằng, “Có mặt ngay đó với hơi thở khi nó ra vào,” cũng giống như nói, “Là hiện tiền trọn vẹn.”
Ngay ở đây với những gì đang diễn ra. Lúc ghi nhận hơi thở khi nó ra vào, chúng ta cũng có thể ghi nhận những điều khác đang diễn ra -- âm thanh ngoài đường, ánh sáng trên tường. Những điều này lôi cuốn chú ý của chúng ta một chút, nhưng không đê chúng lôi kéo chúng ta đi. Chúng ta có thể tiếp tục ngồi ngay ở đây, ghi nhận hơi thở ra vào.
Nhưng ghi nhận hơi thở chỉ là phần kỹ thuật. Những ý tưởng luôn luôn khởi lên trong tâm của chúng ta là phần khác. Chúng ta ngồi ở đây nói về chính mình. Sự hướng dẫn là khi quý vị nhận ra mình đang suy nghĩ thì quý vị gọi nó là “suy nghĩ.” Khi tâm của quý vị đang đi lang bang, thì quý vị nói với mình rằng, “Suy nghĩ.” Cho dù các suy nghĩ của quý vị là bạo động hay sôi nổi hay hoàn toàn không biết và chối bỏ; cho dù suy nghĩ của quý vị là lo lắng hay sợ hãi; cho dù suy nghĩ của quý vị là những ý tưởng tâm linh, suy nghĩ hài lòng về cách quý vị đang làm, những suy nghĩ thoải mái, những suy nghĩ thăng hoa, bất kể chúng là gì – không phán xét hay gay gắt chỉ đơn giản nói nó là “suy nghĩ,” và làm như vậy với sự thành thật và dịu dàng.
Chạm vào hơi thở nhe nhàng: chỉ chừng 25% ý thức là để trên hơi thở. Quý vị đừng nắm bắt và sửa chữa nó. Quý vị mở tâm ra, hãy để cho hơi thở lan tỏa trong không gian của căn phòng, hãy để hơi thở của quý vị tự nhiên đi vào không gian. Rồi có thứ gì đó như sự tạm dừng lại, một khoảng cách giữa hơi thở kế tiếp đi ra nữa. Trong khi quý vị đang hít vào, có thể sẽ có cảm giác của sự mở ra và đợi chờ. Nó giống như nhấn vào chuông cửa nhà và đợi cho người nào đó mở cửa. Rồi quý vị lại nhấn chuông nữa và đợi người nào đó mở cửa. Rồi có thể tâm quý vị đi lang thang và quý vị nhận ra là mình đang tạp niệm nữa – lúc này hãy dùng kỹ thuật gọi tên.
Rất quan trọng để tin vào kỹ thuật này. Nếu quý vị phát hiện ra rằng việc gọi tên có giọng điệu gay gắt, tiêu cực với nó, nếu vậy thì quý vị đang nói, “Chết tiệt đi!,” rằng quý vị đang tạo khó khăn cho mình, hãy nói lần nữa và lắng nghe. Nó không phải như việc cố gắng dập tắt các suy nghĩ như thể chúng là những con bồ câu đất sét. Thay vì vậy, hãy nhẹ nhàng. Dùng phần kỹ thuật gọi tên như một cơ hội để phát triển sự dịu dàng và từ bi đối với chính mình. Bất cứ điều gì đến đều okay trong lãnh địa của thiền. Điểm chính là, quý vị có thể nhìn thấy nó trung thực và làm quen với nó.
Dù lúng túng và khổ sở, nó là cách điều trị rất hiệu quả để ngừng trốn tránh chính mình. Nó là cách trị liệu hiệu quả để biết tất cả cách mà quý vị lẩn tránh, tất cả cách mà quý vị ẩn náu, tất cả cách mà quý vị đóng kín, từ chối, bế môn, chỉ trích người khác, tất cả những cách kỳ lạ này của quý vị. Quý vị có thể biết tất cả những điều đó với cảm thức buồn cười và tử tế.
Bằng việc tự biết mình, quý vị đang tiến tới việc hiểu biết hết con người. Tất cả chúng ta đều chống lại những thứ này. Như vậy khi quý vị nhận ra rằng quý vị đang tự nói với mình, thì hãy gọi nó “suy nghĩ” và để ý đến giọng điệu của mình.
Hãy yêu thương, nhẹ nhàn và hài hòa. Rồi quý vị đang thay đổi các kiểu cách mắc kẹt mà được chia xẻ bởi toàn thể nhân loại.
Từ bi với người khác bắt đầu bằng sự tử tế với chính mình.
(Trích từ tác phẩm “Start Where You Are: A Guide to Compassionate Living,” của tác giả Pema Chodron trên trang mạng Lion’s Roar)