Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc trở về.

10/04/201313:33(Xem: 3929)
Hạnh phúc trở về.

Hạnh phúc trở về

sư cô Văn Nghiêm

Ngày 15 tháng 11 năm 2005 bắt đầu mùa An Cư Kiết Đông. Con cảm thấy rất vui khi quý sư cô bên Làng về dựan cư cùng với xóm Bếp Lửa Hồng chúng con. Sớm mai khi chuông đại hồng thỉnh đón chào một ngày mới, trăng còn treo đầu non như ngọn đèn lồng sáng soi cả núi đồi Bát Nhã. Con mỉm cười chào trăng với nụ cười tinh khôi của một ngày mới. Con đi, trăng bước song hành dõi theo mỗi bước chân. Con cảm nhận sự huyền diệu của năng lượng ánh trăng. Đi ngang qua hành lang để vào thiền đường Tâm Bất Động, con có cơ hội ngắm nhìn trăng giữa một khoảng không bao la, hùng vĩ. Khung cảnh nơi đây thật thiền vị cho buổi ban mai. Tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng tụng kinh vang vọng dưới ánh trăng nghe thật an bình và tin yêu. Con cảm thấy tiếng gọi tâm linh trở về mầu nhiệm và uyên thâm. Sau thời công phu sáng, đại chúng rời thiền đường dưới ánh trăng chưa lặn, mặt trời lại ửng hồng tia nắng sớm. Bình minh lên, trăng ngả về dãy núi phía Tây, cả hai vầng nhật nguyệt đi về giữa đồi xanh cây cỏ.

Tâm nguyện vào Bát Nhã đã trợ duyên cho con thực tập và đến với đạo Bụt. Con yêu Bát Nhã vì nơi đây con có rất nhiều hạnh phúc. Hạnh phúc được sống, bởi khi con thực tập pháp môn Làng Mai con cảm nhận được hạnh phúc thì người khác cũng sẽ cảm nhận được, chỉ cần thực tập chánh niệm thôi mà! Cũng có lúc buông lơi, con giải đãi, con gặp khó khăn thì con lại quay về với con nhiều hơn, con lại sách tấn mình bằng câu nói của sư cô Bích Nghiêm "chỉ có tu thôi cũng đủ lắm rồi". Câu nói trở thành công án cho con khi con nhớ đến hình ảnh của sưcô trầm tĩnh và trân quý sự thực tập miên mật. Sư cô ít nói nhưng lại cho chúng con học hỏi rất nhiều, con lại thấy hạnh phúc có mặt. Thật mầu nhiệm!!!

Rằm tháng Mười trăng lên sớm, tròn vằng vặc, tỏa ánh sáng xung quanh núi đồi thiệt đẹp. Đại chúng ngắm trăng không biết chán và chia sẻ cùng trăng cũng nhiều. Riêng con lại thích đi dọc hành lang cư xá, những bước chân thật nhẹ để cảm nhận sự huyền diệu của ánh trăng trong thời tiết se lạnh. Thấp thoáng dưới hành lang cũng có nhiều nhóm ngồi lại ngắm trăng trong im lặng, yên bình như thể sợ tiếng động mạnh sẽ làm trăng biến mất. Đây là sự huyền diệu mà con cảm nhận khi năng lượng đại chúng tỏa ra dưới ánh trăng đầu non. Thật hạnh phúc khi con có đôi mắt sáng để ngày thấy mặt trời, đêm đến thì ngắm trăng. Con nhận ra đôi lúc sự mờ ảo cũng đẹp lắm và huyền bí nữa. Cũng như im lắng lại rất quý bên sống động tươi vui. Ở đây sự im lặng đôi lúc bị phá cách bởi tiếng cười trong trẻo, vô tư của các em; hồn nhiên vàtrong sáng. Tiếng cười đó nuôi dưỡng chất trẻ thơ trong con để con dễ dàng chấp nhận và thương yêu. Nhìn cácem lòng con tràn đầy thương yêu ngưỡng mộ khi thấy các em biết nhận ra chân hạnh phúc để sớm tìm đến tu tập cùng đại chúng. Thật là duyên lành đã đưa các em đến đây để có dịp cảm nhận thi vị của hạnh phúc bằng đôi mắt ngây thơ, trong trẻo, bằng nụ cười khúc khích, bằng những bước chân tung tăng. Nhưng em đã có mặt cho đại chúng, bằng sự thực tập sống hạnh phúc thực sự trong nét hồn nhiên trong sáng. Chính nhờ đó mà tình yêu thương,cảm thông đã giúp con học chấp nhận và buông bỏ mà không bị đóng khung trong những tiêu chuẩn của một người xuất gia. Đó là khi con biết mở lòng ra đón nhận niềm vui và hạnh phúc. Không như ngày trước, con luôn đặt lề lối cho một người tu phải thế này, thế kia; những điều chưa thể chấp nhận cứ làm cho con khó chịu và buồn bực. Cho đến một hôm con buông bỏ được chấp ngã của mình từ một đôi dép mang trái.

Đó là những ngày sống trong đại chúng mà bị kẹt vào cái chấp "có" của một hình tướng. Nhìn đâu con cũng thấy sai lệch, cái lý tưởng ban đầu có cơ hội lung lay, hay nói đúng hơn Tâm Bồ Đề thối lui từ cái nhìn cạn cợt. Hoảng sợ, con cố gắng tìm cách quay về với con, con giữ chánh niệm miên mật, con ngồi yên nhiều hơn. Mấy sư chị cùng phòng chọc con là ngồi thiền bất hợp pháp (ngồi yên trên giường đó mà). Lạ thay, sau hai tuần thực tập con đã tìm ra đáp số cho bài toán khó khi sư cô Hương Châu mang đôi dép trái. Lần đầu bắt gặp hình ảnh đôi dép không mang phải mà lại mang trái, con bắt đầu phán xét sự đúng sai, hình như con đã không vui, con chỉ vào đôi dép trái; nhưng sư cô vẫn mang như vậy cả tuần và bảo con: "Em thử đi như vầy đi, vui lắm!" Thoáng chút bỡ ngỡ và cũng chưa dám chắc rằng con có thể mang dép trái như vậy. Rồi cứ ngày nào con cũng có cơ hội nhìn vào đôi chân mang dép ngược với mọi người, nhìn hoài cũng quen. Rồi một hôm con bật cười khi con cũng để dép trái và xỏ chân vào mang thử. Con thấy con vẫn có thể bước được, đôi dép vẫn giúp con ấm chân và giữ cho chân con sạch sẽnhư công dụng vốn có của nó. Nhìn đôi dép dưới chân mình và nhìn đại chúng, con bắt đầu dám chấp nhận cho cái nhìn phải, trái. Có lẽ tự thân của con và đại chúng không có cái gì là cố hữu. Nhưng thói quen đã tạo nên phải trái, đúng sai. Từ đó con chấp vào nó để sống và cũng từ đó con cho rằng đó là hạnh phúc hay không hạnh phúc. Thật ra đây là cái thiệt thòi cho con khi đã nhìn và sống như vậy cả 30 năm nay. Nhanh nhạy phán xét chỉ để lại mùi vị buồn khổ mà thôi. Từ đó con bắt đầu tập nhìn mọi việc một cách từ từ và để cho nó có dịp lắng xuống, nhìn thật kỹ mà không phán xét vội vàng nữa. Tự nhiên hạnh phúc dắt tay nhau chạy tới bên con, mỉm cười cùngcon. Con lại được tung tăng với hạnh phúc. Con đã thấy mình lớn lên một chút khi cởi bỏ ràng buộc, đúng sai, chấp ngã. Lúc này con cảm nhận từ buông bỏ ý niệm ngã kiến, ngã chấp, ngã sở của mình.

Lần này con lại có dịp nâng hạnh phúc trên tay mà như sợ nó tràn mất. Con vui lắm! Con nhủ rằng: chánh niệm là hạnh phúc, chánh niệm đem hạnh phúc đi về. Ngày xưa con có biết có Niệm là có Tuệ. Nhưng loay hoay mãi convẫn chưa cảm nhận có Niệm bằng cách nào. Bây giờ thìcon đã hiểu, sống trong giây phút hiện tại chính là Niệm.

Con cúi đầu đảnh lễ chư Bụt với niềm biết ơn tràn dâng. Con cảm nhận tu là giữ chánh niệm, chế tác hạnh phúc, chuyển hóa khổ đau và nuôi lớn lòng biết ơn. Sáng tối với hai thời công phu luôn nhắc con nuôi dưỡng lòng biết ơnkhi tụng ba sự quay về:

"Con về nương tựa Bụt,
người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp,
con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng,
đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức"

Mỗi khi đọc ba sự quay về là con cảm thấy tự tin, vững chãi vì đã được nương tựa vào ba ngôi báu Phật, Pháp và Tăng. Con có cơ hội trở về với chính con nhiều lắm, con nhìn lên Bụt với lòng sung sướng, nhìn đại chúng với lòng tin yêu. Cũng nhờ đó mà mỗi lúc con bệnh, con lại có dịp quay về nương tựa nơi con, nơi đại chúng, con có cơ hội nhận diện cảm thọ để tập vượt qua. Có như vậy con mới thực tập được phần nào về sự chuyển hóa mỗi khi những khó khăn xảy đến với con. Thực tập như vậy giúp con đi ra được những nỗi buồn vu vơ vô cớ. Khi nhìn những lá thu rơi hay mưa bay trong khoảng không con không còn thấy chơi vơi lo sợ hay buồn rầu mà con cảmthấy lòng thanh thoát và nhẹ nhàng vô cùng. Nhìn bát cơm con không còn cảm thấy ngại ngùng khi nghĩ mình chưa đủ sức để nâng bát cơm đầy. Mỗi lúc ăn cơm con thực tập nuôi lớn thân tâm và hứa sẽ cố gắng sống xứng đáng với công ơn mẹ cha đã nuôi nấng và ơn Thầy đã tác thành cho con. Con cũng nhận ra rằng nuôi lớn lòng biết ơn cũng là một hạnh phúc rất lớn trong con.

Tất cả niềm hạnh phúc đó con không giữ riêng cho con mà cho tất cả mọi người. Khi ý thức được như vậy thì bước chân con trở nên cẩn trọng hơn và vững chãi hơn. Mỗi cử chỉ lời nói và hành động cũng trở nên chánh niệm hơn. Niềm vui sướng của con là đang được thực tập sống trong giây phút hiện tại.

---o0o---

Nguồn: http://tuvienlocuyen.org/

Trình bày: Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2013(Xem: 4841)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
10/04/2013(Xem: 6667)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
10/04/2013(Xem: 3899)
Với tâm nguyện phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật, trách nhiệm của một Trưởng tử Như Lai lúc nào cũng muốn đem ngọn đèn của chánh Pháp của Phật đã chỉ dạy truyền bá khắp mọi nơi để cho mọi người bớt khổ.
10/04/2013(Xem: 5076)
Giông bão đời người chẳng chừa bất cứ ai, những nỗi đau hiển hiện trong đôi mắt, hay trên làn môi có thấm vào đâu so với nỗi đau chúng ta giấu kín tận đáy lòng.
10/04/2013(Xem: 5893)
Đi trên quảng đường dài, bằng phẳng, chắc chắn, kỹ thuật cao này từ Perth đến Broome, từ Broome đến Darwin, rồi từ Darwin của miền Bắc Úc.
10/04/2013(Xem: 5726)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm ray rứt với biết bao câu hỏi ‘tại sao ? ‘Tại sao cuộc sống đầy rẫy những khổ đau, bất hạnh, bất như ý?
10/04/2013(Xem: 6470)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 5133)
Đại Đức Thích Phổ Hòa, nguyên là Huynh trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, một trong những thành viên sáng lập tổ chức Gia Đình Phật Tử. Nhờ có nhân duyên sống với Thầy ở chùa trong một thời gian, mà tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích có liên quan đến tổ chức màu Lam.
10/04/2013(Xem: 6635)
Trong cuốn Tăng Già Việt Namcủa Hòa Thượng Thích Trí Quang, có một câu rất hay, rất cảm động mà mỗi khi lẩm nhẩm đọc đến thì người đọc cảm thấy lòng hưng phấn, chí nguyện được cất cao lên, không còn khiếp sợ hay nhàm chán phải đối diện với đời sống vô thường hệ lụy: “Đứng trên tất cả để sống vì tất cả.”
10/04/2013(Xem: 3055)
Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567