Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sen nở thấy Phật Di Đà.

10/04/201313:14(Xem: 4019)
Sen nở thấy Phật Di Đà.

SEN NỞ THẤY PHẬT DI ĐÀ

Diệu Trân

Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen .... tùy người đọc đứng ở góc độ nào cũng cảm nhận được năng lượng từ đối tượng mình. Bài thơ chỉ có thế này thôi, mà truyền cảm vô cùng:

Tóc sương thay mái đầu xanh

Một đời sự nghiệp nghĩ thành không hoa !

Soi bổn phận,

Lánh đường tà.

Âm thầm thời tiết đổi,

Lặng lẽ tháng ngày qua.

Kíp mau tìm đến chơn thường lộ,

Dám chậm chờ xem bệnh tử mà !

Cõi Phật đâu cách xa,

Về chăng chỉ tại ta !

Mỗi niệm chỉ cần không thối chuyển,

Ao vàng đã sẵn có Liên Hoa

Thân tàn về cõi báu,

Sen nở thấy Di Đà.

Bài thơ đã được người bạn Trần Q Long phổ thành nhạc nên tôi thường hát nghêu ngao khi cùng Mẹ quét lá, dọn vườn. Không biết Mẹ đã nghe bao lần mà một hôm, tôi sửng sốt khi mẹ lõm bõm hát theo. Tôi im bặt thì Mẹ cũng im. Tôi vui mừng, nôn nả giục:

- Hát tiếp đi Mẹ, “Cõi Phật đâu cách xa” rồi sao nữa ?

Mẹ tôi bẽn lẽn:

- Nghe cô hát riết rồi quen thôi, chứ mẹ đâu có nhớ ! Như tụng Chú Đại Bi, nếu có ai tụng thì Mẹ tụng theo được, còn một mình thì nhớ sao nổi, cứ câu nọ sọ câu kia !

Đó là thời gian Mẹ tôi chưa có triệu chứng bị lú lẫn. Hai mẹ con thành thói quen, hễ cùng làm việc ngoài vườn là thế nào cũng có lúc cùng hát bài này mà không hề ý thức là mình đang hát. Mẹ tôi hay quên một đoạn. Cứ dứt câu “Dám chậm chờ xem bệnh tử mà !” là Mẹ tới luôn câu kết “ Thân tàn về cõi báu. Sen nở thấy Di Đà”;Và tôi lại la lên:

- Chưa, bà cụ ơi ! Đâu có thấy Phật A Di Đà dễ vậy ! Còn phải quyết tâm muốn về, phải tu, phải tụng, phải niệm thì thân tàn mới về cõi báu được chứ ! Mẹ bỏ sót đoạn này này. Và tôi hát:

Cõi Phật đâu cách xa

Về chăng chỉ tại ta

Mỗi niệm chỉ cần không thối chuyển

Ao vàng đã sẵn có Liên Hoa.

Tới đây, Mẹ tôi hát tiếp ngay:

Thân tàn về cõi báu

Sen nở thấy Di Đà.

Hơn một năm sau này, trí nhớ của Mẹ tôi bị rối loạn nhiều hơn. khi thì hoàn toàn sống trong thế giới khác - thường là thế giới của quá khứ - khi thì lại rất tỉnh táo, con cháu cố tình nói chuyện lắt léo để thử nghiệm thì không những Mẹ biết ngay mà còn dùng lý luận sắc bén để hóa giải nữa. Bên cạnh những giây điện trí nhớ chạm nhau rắc rối, Mẹ tôi có sức khỏe rất tốt với số tuổi 85. Mắt đọc báo không cần đeo kính, răng ăn mía dễ dàng, 9 giờ tối lên giường ngủ một mạch đến sáng. Với tình trạng sức khỏe của thể chất như thế, chị em chúng tôi tạm yên tâm, cắt đặt công việc thay phiên nhau trông Mẹ để canh chừng lúc tỉnh, khi mơ. Qua những đợt tới phiên trông Mẹ, tôi có được kinh nghiệm là cứ nương theo những “cơn mơ” của Mẹ, thay vì cố gắng giải thích không phải thế này, không phải thế kia. Nếu Mẹ tôi bảo: “Chị ơi, cho em mượn hai chục em đi xe về nhà kẻo các con em nó trông !” thì tôi sẽ nói: “ Chị cũng hết tiền rồi em ơi, nhưng có ông tài xế xe đò quen, ông bảo cứ chờ đây rồi ông cho quá giang. Em có muốn đi thì cứ ở đây chờ với chị” Thế là mẹ tôi vui mừng: “Có ! Có ! em chờ đi với chị”. Rồi chỉ một lát sau, Mẹ ra khỏi cơn mơ, kêu đói bụng và hỏi: “Chiều nay mình nấu món gì hả cô?”

Cứ thế, từ sáng đến tối, hai mẹ con đóng đủ vai, khi thì chị em, khi thì bác cháu, khi lại mẹ con; khi đang ở Mỹ, lúc lại đang ở Hà Đông, Hà Nam, có khi chưa đầy 5 phút, Mẹ đang điều đình bán trang trại ở Thái Nguyên mà đã có mặt ở Sài Gòn để người mua trao tiền !!!

Gần đây, Mẹ hay nhắc đến Việt Nam, cả khi tỉnh lẫn lúc mơ. Các em tôi bàn nhau đưa Mẹ về chơi vì chị em chúng tôi còn một nửa ở Việt Nam. Các em tôi nói, để Mẹ ăn Tết xong, nhẩn nha vài tháng rồi hãy qua Mỹ lại. Thỉnh thoảng tôi được tin tức là Mẹ vẫn khi tỉnh, lúc mơ nhưng sức khỏe rất tốt, lên được tới mấy kí ! Tôi chỉ không biết là có ai hướng dẫn Mẹ tụng kinh nữa không !

Mùa Phật Đản năm nay, hoa Vô Ưu nở rộ. Mới khoảng giữa tháng tư dương lịch, tức là chưa tới cuối tháng ba âm lịch mà có nơi đã tổ chức Đại lễ Khánh Đản. Có lẽ Quý Thầy đã cùng thảo luận, chia thời gian để đừng quá nhiều chùa tổ chức cùng, hầu Phật tử có thể gieo duyên được ở nhiều nơi. Hàng năm, mùa Phật Đản cũng rất cận kề Ngày Của Mẹ nên cũng là dịp các con đưa Mẹ đi chùa và cầm theo đóa hoa hồng đẹp nhất để tặng Me.

Năm nay, tôi không được ở gần Mẹ nhưng biết rằng, nơi quê nhà, Mẹ vẫn đang khỏe mạnh và đang vui với các con, các cháu. Tôi tự nhủ, dù không có Mẹ nhưng vẫn cầm theo đóa hồng đỏ khi đi dự lễ Phật Đản để dâng lên Phật lời cầu an cho Mẹ.

Nhưng đêm 14 tháng tư âm lịch, nhằm ngày 11 tháng năm dương lịch, qua đường giây điện thoại viễn liên, các em tôi khóc: “Mẹ vừa đi rồi !”

Mẹ tôi đi rồi !

Mẹ đi như mơ !

Mẹ đi nhẹ nhàng, như thay áo !

Áo cũ rồi, ta thay áo mới mà thôi !

Nếu hiểu được “Vô sinh bất diệt” thì chẳng phải chỉ Chư Phật mới “Thị hiện Đản Sinh, thị hiện Niết Bàn” mà chúng sinh và muôn loài cũng đều thị hiện Đản Sinh, thị hiện Niết Bàn vì theo lý duyên sinh vô ngã thì không gì tự nó mà thành, cái này đến rồi đi vì cái kia đi rồi đến, trong sinh diệt luôn sẵn mầm bất diệt.

Không gian tinh khôi như đang dịu dàng nở những đóa hồng trắng trên áo Vu Lan cho những người con không còn Mẹ. Vâng, tôi biết rồi, Vu Lan năm nay, chị em chúng tôi sẽ không còn được cài hoa hồng đỏ nữa; nhưng tôi cũng lại biết, tuy đón nhận đóa hồng trắng Vu Lan, tôi sẽ không nghĩ là mình vừa mất Mẹ. Không, Mẹ tôi chỉ Thị Hiện Niết Bàn, chỉ “tưởng như” vừa về với Phật, tưởng như “Thân tàn về cõi báu. Sen nở thấy Di Đà”. Nếu hội đủ duyên, Mẹ tôi sẽ lại Thị Hiện Đản Sinh dưới hình thức này hoặc hình thức khác; và nếu có đủ tuệ nhãn, một ngày nào đó, tôi có thể nhận ra Mẹ nơi thiện nam tử này, thiện nữ nhân kia, nơi bông hoa nở, nơi áng mây bay vì cả vạn hữu quanh ta đã từng là cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ ....

Ôi, vạn hữu trong nhiệm mầu Chư Phật chưa từng để một chúng sinh nào phải đau khổ cô đơn.

Mẹ ơi, con xin tụng một ngàn lần, câu chú Bát Nhã thay quà tặng Mẹ trong mùa Vu Lan nhé:

Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Ta Bà Ha

Diệu Trân

14 tháng 4 Bính Tuất
(Ngày Mẹ đã qua bờ bên kia)

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2015(Xem: 4091)
Cũng như hai năm vừa qua, vào ngày 21 tháng 12 năm 2014, Giải Khuyến Học Phật Pháp kỳ 3 do hội Phật tử An Lạc Pháp vùng Orange County, CA, tổ chức tại Hội Trường Việt Báo với sự chứng minh của chư tôn thiền đức tăng ni và nhiều thí sinh Phật tử địa phương tuổi từ 12-15 đến tham dự. Hội trường vui nhộn hẵn lên như ngày đầu xuân để hoan nghênh chào đón các ban chứng minh, ban giám khảo và ban cố vấn quang lâm hội trường. Ban chứng minh gồm có Hòa Thượng Thích Nguyên Trí (Viện Chủ Chùa Bát Nhã, Santa Ana),
13/12/2014(Xem: 6119)
Đáng lẽ ra đã mua vé về miền cực lạc sớm đề về đúng ba ngày Miền Cực Lạc của Thầy, dự Pháp Hội Niệm Phật mùa Đông như năm ngoái, nhưng rồi thiếu chút duyên tìm được vé thì không còn đến sớm mà phải đến trễ tối thứ sáu 28.11.14.
04/12/2014(Xem: 11826)
In 2011, Kyabje Lama Zopa Rinpoche began a series of one-month teaching retreats, all to be presented at the Great Stupa of Universal Compassion near Bendigo. The series of these teachings include Shantideva’s Bodhicaryavatara - A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life as well as preparation for the transmission of the rare Rinjung Gyatsa initiations. The three host centres – Atisha Centre, Thubten Shedrup Ling Monastery and the Great Stupa of Universal Compassion – are pleased to welcome Lama Zopa back to Australia in 2014 to continue these teachings, instructions and transmissions. The three host centres, operating together as Lama Zopa Australia Inc., are also pleased to be hosting the Council for the Preservation of the Mahayana Tradition (CPMT) meeting during the fortnight prior to the 2014 retreat. Please click here for more information about the CPMT meeting. These are two unique Australian events with Kyabje Lama Zopa Rinpoche. If you are looking for a great opportunity
20/10/2014(Xem: 21515)
Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay.
04/05/2014(Xem: 16859)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
29/03/2014(Xem: 14886)
Cùng với Chùa Bạc nằm ngay sát bên cạnh, một phần của Hoàng Cung Campuchia được mở cửa cho du khách vào thăm quan. Tuy nhiên, tất cả du khách tới thăm buộc phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt như không được mặc quần ngắn trên đầu gối, - áo thun sát nách, hở hang, - không đi dép lê, - không gây ồn ào, - không được chụp ảnh, quay phim bên trong các điện. -Một số khu vực như nơi ở của gia đình Quốc vương hay phòng làm việc của các nhân viên Hoàng gia đều không cho phép người dân được tới gần.
29/11/2013(Xem: 24144)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
15/10/2013(Xem: 14456)
Thông báo Khóa Thiền Vipassana 10 ngày ở Sydney, Úc Châu
29/06/2013(Xem: 5712)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
10/04/2013(Xem: 8524)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]