Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Thiền Và Hội Họa

19/01/201122:22(Xem: 3842)
Chương 13: Thiền Và Hội Họa

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN III: CUỘC SỐNG ĐẦY SÁNG TẠO

Chương 13: Thiền Và Hội Họa

Okbong Sunim

Okbong Sunim là một trưởng lão ni, vừa là một họa sĩ Thiền. Ni Sư đã có nhiều cuộc triển lãm và một quyển sách về tranh của Ni Sư vừa được xuất bản gần đây. Ni Sư bị bệnh thấp khớp làm hạn chế nhiều sinh hoạt, nhưng Ni Sư vẫn rất sống động, thân thiện. Ni Sư sống trong một căn hộ nhỏ ở Seoul.

VẼ LÀ THIỀN

Đối với tôi, vẽ là thiền. Khi cầm cây cọ lên, cũng không khác với khi tôi ngồi thiền. Dầu có bao vọng tưởng muốn phát khởi, cũng không có chỗ cho chúng khi tôi đang vẽ. Tâm tôi hoàn toàn không bị quấy nhiễu, trước mắt tôi chỉ có một việc phải làm là vẽ. Đó là thiền vì chỉ có một ý nghĩ trong đầu tôi. Nếu bạn đã ngồi thiền với một công án trong đầu, thì bạn sẽ thấy rằng vẽ hay quán công án cũng không khác nhau. Quán công án và trụ tâm vào việc vẽ cũng là một.

Ở tu viện, hay ở đây, trong căn hộ nầy, tôi cũng tự nhiên thức dậy lúc 3 giờ sáng. Sau khi vệ sinh cá nhân, tôi ngồi thiền. Sau đó tôi ăn sáng, rồi làm các công việc bình thường trong ngày. Buổi tối khá yên tĩnh, nên tôi tụng kinh và lại ngồi thiền.

Có lúc tôi vẽ suốt ngày; có thể coi như tôi Thiền suốt ngày. Tôi chú tâm vào công việc đến nổi đôi khi tôi không nhận ra rằng ngày đã đi qua. Nếu quá mệt mỏi, tôi không thể vẽ, nhưng nếu đở hơn, thì tôi lại cầm cọ. Nếu có ai nhờ tôi chỉ dạy, thì tôi dạy họ.

HÃY KIÊN TRÌ

Khi dạy các sinh viên mỹ thuật, tôi bắt đầu bằng những điều căn bản. Thanh niên ngày nay rất bén nhạy, họ hiểu nhanh, áp dụng ngay được những điều tôi dạy, nhưng điều họ làm tôi thất vọng là sự thiếu kiên trì. Nếu bạn bắt đầu một việc gì, bạn phải cố gắng hoàn tất công việc đó. Nếu bạn cầm cây cọ lên, bạn phải vẽ, phải sơn đi sửa lại. Vẽ ‘bốn loại cây cao quý’ (lan, cúc, trúc và đào) không phải dễ, nhưng khi gặp công việc khó, bạn khắc phục bằng cách cố gắng không ngừng. Sự nỗ lực là điều quan trọng. Ngày nay, nhiều người chỉ bỏ chút ít sức lực, rồi xuôi tay đầu hàng. Người ta gọi đó là “Bắt đầu thì năng nổ, mà kết thúc thì yểu xìu”. Mỗi đầu khóa học, tôi đều hỏi họ: “Các bạn có tiếp tục theo đuổi hội họa cho đến tuổi 60, 70 không?” Tất cả đều gật đầu. Nhưng sau đó, lúc nào họ cũng có lý do để bỏ cuộc. Họ quá bận rộn hay vì lý do nầy, lý do nọ.

Là một họa sĩ hay nghệ sĩ, bạn cần giữ cái tâm ban đầu của mình, ngay cả khi bạn không thể cầm cọ vẽ mỗi ngày. Bạn cần tập thói quen cầm cọ ít nhất 10 hay 20 phút mổi ngày, nếu có thể vẽ trên một tờ báo cũ, coi như một trò chơi. Nếu bạn làm như thế, thì thói quen đó luôn ở với bạn, nó sẽ thành nếp. Không cần phải thực hành lâu hơn thế. Ngay như khi bạn phải theo đuổi những công việc khác, thì trong tâm bạn cũng không được buông bỏ ý chí, sự ý thức đến hội họa.

HÃY LUYỆN TÂM

Hãy để tâm lắng đọng, chăm chú. Bạn sẽ không thể vẽ nếu tâm bạn lăng xăng, lo lắng. Tâm cần yên tĩnh, tự tại. Bạn nên lắng tâm ngồi Thiền trong vài phút trước khi bắt đầu vẽ. Nếu tâm bạn yên định thì không có lý do gì khiến bạn không thể vẽ. Vì tất cả đều do tâm mà ra. Tâm là tất cả. Nên hội họa cũng là tâm. Nếu tâm lăng xăng, không lắng đọng thì tranh vẽ của ta cũng lăng xăng, lộn xộn. “Vạn pháp tụ về một pháp”, là như thế đó.

Phật giáo thiên về những gì có vẻ tự nhiên, về sự tĩnh thức để trở về với chân tánh của mình, và hội họa là một cách để diễn tả nội tâm, cảm xúc của mình. Mỗi nghệ sĩ bày tỏ ra, tự nhiên như thế, những cá tính riêng của mình. Khi ta tạo ra được một sản phẩm nghệ thuật từ sự tĩnh lặng, thì sự tĩnh lặng đó được biểu lộ ra, không còn sự phân biệt giữa người và ta.

Nếu tác phẩm được tạo ra từ sự nhất quán, nó sẽ cho ta thấy sự nhất quán. Thí dụ, nếu tâm ta lắng sâu, yên tĩnh thì công án là thế nào? Rõ ràng công án phải là: “Cái gì đây?’ Nếu có những lúc bạn có thể cầm cây cọ lên và vẽ, thì là bạn đang vẽ với tâm nhất quán.

BỐN LOẠI CÂY CAO QUÝ

Lúc trẻ, tôi rất thích thư pháp và được học với một vị thầy giỏi. Tôi bắt đầu học vẽ năm 15 tuổi. Các tác phẩm của tôi không hoàn toàn Đông phương, mà cũng không phải Tây phương. Đó là ‘bốn cây cao quý’: lan, trúc, đào và cúc. Suốt đời tôi chỉ có vẽ bốn loại nầy.

Bốn loại cây cao quý nầy có rất nhiều ý nghĩa. Nếu bạn vẽ một cây lan, dầu chỉ có một lá, trong đó cũng hàm chứa sự toàn vẹn, chủ tâm. Nó tượng trưng cho thiên nhiên và cái đẹp. Có một loại lan rất đặc biệt; nếu nó có mặt ở đây thì cả căn phòng nầy sẽ lừng hương thơm, người đứng ngoài phòng cũng có thể ngửi thấy. Cây phong lan tự tõa vẻ đẹp thiên nhiên và đưa hương ra mà không màng đến lời khen, chê.

Trúc thì thẳng và xanh ngát, lúc nào cũng thế. Không bao giờ thay đổi sự thẳng đứng hay xanh tươi của mình. Dầu cho thời tiết nắng nóng hay lạnh lẽo tuyết rơi, lúc nào cũng như thế. Trong bốn loại cây cao quý nầy, trúc mạnh mẽ, đầy cá tính nhất. Trúc cũng được dùng làm cây sáo từ rất lâu vì nó cho tiếng thanh tao nhất.

Hoa đào nở rất đặc biệt vì nó nở trên những cành trơ, cuối mùa đông, trong gió tuyết, khi cành không còn lá, không có màu xanh hay bất cứ màu sắc nào. Sự bền bỉ của cây đào nở hoa thật tuyệt vời. Dầu thời tiết lạnh đến đâu, nó vẫn trổ hoa.

Cúc đặc biệt vì nó xuất hiện khi tất cả các loại hoa khác đều đã tàn vào mùa thu, và nở hoa sau những mảng tuyết đầu tiên của mùa đông vừa xuất hiện.

Do đó bốn loại cây cao quý nầy đều có những đặc tính riêng, và đều là biểu tượng của vẻ đẹp, sự bền bỉ, vẹn toàn.

Lúc trẻ tôi sống trong vùng nơi có bốn họa sĩ rất nổi tiếng. Một trong những vị nầy khuyên tôi không nên hạn chế mình với chỉ bốn loại cây quý nầy mà phải vẽ cả núi sông nữa. Tuy nhiên, tôi nghĩ chỉ các loại cây nầy cũng đủ rồi.

Thật ra để vẽ bốn loại cây quý nầy đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Bạn có thể chỉ nhìn thấy bức vẽ bằng mực đen và nghĩ nó được tạo ra dễ dàng, nhưng mỗi cái lá đều phải sống động; nếu không như thế là bức tranh đã không đạt. Lá nầy qua lá khác, từng cái phải sống động, và đó là lý do tại sao chúng đáng được vẽ ra. Những họa sĩ có tài thiên phú để vẽ bốn loại cây cao quý nầy rất hiếm. Khi tôi bắt đầu theo học với thầy tôi, tất cả có năm sinh viên, nhưng tôi là người duy nhất còn trụ lại được.

TRỞ LẠI VỚI HỘI HỌA

Tôi xuất gia từ năm ba mươi mấy tuổi, giờ tôi đã 80 tuổi. Tôi đã bắt đầu vẽ được vài năm trước khi xuất gia. Sau khi được giải phóng khỏi sự thống trị của người Nhật, thì tiếp theo sau đó là cuộc chiến Hàn Quốc. Hàn Quốc trước là một đất nước nguyên vẹn, sau đó bị chia cắt làm Nam và Bắc vào cuối cuộc thế chiến thứ hai, rồi Bắc Hàn lại gây chiến với Nam Hàn, dẫn đến cuộc chiến tranh Hàn Quốc. Nhiều sự chết chóc, đau khổ đã diễn ra, chính người Đại Hàn bắn giết lẫn nhau. Tôi chứng kiến mọi thứ với sự kinh hoàng và bắt đầu chán sống trong một thế giới như thế.

Khi chiến tranh chấm dứt, đất nước bị chia cắt làm hai bởi một lằn ranh giới. Tôi không còn muốn sống dù chỉ thêm một ngày trong thế giới đó, vì thế tôi vào tu ở Tongkaksa, một Phật học đường. Tôi quyết định tu Thiền, vứt bỏ cọ vẽ qua một bên và đã tham dự nhiều khoá tu thiền ở nhiều thiền viện.

Ít năm sau, sau nhiều mùa an cư thiền định ở Soknamsa (một ni viện gần Pusan, ở miền nam của Nam Triều Tiên), gối tôi bắt đầu bị đau nhiều. Đau đến độ tôi không thể ngồi, hay quỳ lạy, đi đứng rất khó khăn. Tôi phải đến Seoul chữa bệnh, vì thế tôi cần tiền. Bao nhiêu năm tu hành, tôi hoàn toàn không để ý đến chuyện tiền bạc, nhưng giờ tôi cần đến chúng. Bạn bè khuyên tôi triển lãm tranh của mình.

Thành ra vì bệnh hoạn mà tôi bắt đầu vẽ trở lại. Tôi dồn hết tâm sức vào đó, và vẽ được nhiều bức tranh khá thành công. Sau cuộc triển lãm, tôi đi chữa bệnh, hy vọng rằng mình được chữa khỏi và muốn trở lên núi tiếp tục tu Thiền. Nhưng chân tôi vẫn không khỏi, lưng tôi cũng bắt đầu đau. Sự chữa trị có giúp căn bệnh tôi đôi chút, nhưng không khỏi bệnh.

Tôi có một đệ tử. Cô ấy đã theo tôi từ lúc cô vừa rời khỏi trường tiểu học, tôi ở lại Seoul cũng là để giúp cô theo đuổi việc học của mình. Giờ cô ấy đã vào đại học. Tôi cảm thấy có bổn phận lo cho việc học của cô. Vào thời đó, các ni cô trẻ cần được giáo dục nhiều điều. Vì thế tôi đã ở lại Seoul ngày qua tháng lại cho đến hôm nay, tôi vẫn còn ở đây. Bốn năm trước đây, một tạp chí tổ chức triển lãm tất cả tranh của tôi. Lúc đầu tôi từ chối nhưng sau đó đã nhận lời.

NGƯỜI NGHỆ SĨ

Họa sĩ thì phải vẽ tranh, vì thế tôi không thể không làm chuyện đó. Khi bệnh, tôi nghĩ về công án. Khi đở hơn, tôi cảm thấy phải cầm cọ vẽ. Lúc đó tôi quên hết mọi chuyện, vọng tưởng, và nhiều thứ nữa. Hội họa và tôi trở thành một. Ngay cả nếu tôi dự định làm chuyện gì khác, tôi cũng không thể; tôi quên tất cả, và mọi chuyện chìm lắng một cách tự nhiên.

Dù người nghệ sĩ thuộc trường phái nào, họ cũng có những cá tính nổi bật, vì thế họ dễ bị hiểu lầm, nhưng thật sự phải có cái gì trong họ, khiến họ có thể sáng tạo những tác phẩm trí tuệ, sắc sảo. Nếu có người nghệ sĩ nào mơ hồ, nhạt nhẻo, thì tác phẩm của họ cũng thế, cũng sẽ không thể nổi bật.

Đôi khi bạn có thể thắc mắc: “Tại sao người nầy lại cư xử như thế?” Bạn không thể hiểu, không thể biết. Các nghệ sĩ thường nói với nhau: “Bức họa nầy tiến triển không tốt rồi”. Điều đó khiến họ đau đầu, họ bực bội, la lối, rồi bỏ đi. “Sao lại bỏ đi?”, có người hỏi. “Vì bức họa không tiến triển tới đâu”, người kia trả lời. Nhưng nếu mọi tác phẩm đều là một thành công, thì cũng không thực tế, chúng cũng không còn giá trị nữa. Tác phẩm chỉ có giá trị khi giữa lúc nó dường như không tiến triển tới đâu, bổng nhiên ta tiến lên một cấp bậc cao hơn. Đó chính là nghệ thuật. Dầu bạn là người nghệ sĩ như thế nào, dầu bạn theo trường phái nào, khi nói đến cái tâm cần có để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, thì tất cả đều giống nhau.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 5293)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7373)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 7610)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 5740)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 7584)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 5215)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
10/12/2019(Xem: 5146)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
29/11/2019(Xem: 6347)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 7053)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 5581)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]