Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Căn Bản Thiền

19/01/201122:22(Xem: 3521)
Chương 4: Căn Bản Thiền

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN I : THIỀN LỘ.

Chương 4: Căn Bản Thiền

Aoyama Sensei

Aoyama Sensei là ni trưởng của một trung tâm đào tạo Ni, thuộc truyền thống Thiền Soto của Nhật bản. Bà là một nhà văn nổi tiếng, cũng là một nhà chuyên môn về trà đạo và nghệ thuật cắm hoa. Bà rất trang nghiêm nhưng cũng bình dị, dáng vẻ uy nghi nhưng vẫn toát ra lòng đại bi.

NGỒI THẲNG VÀ THẲNG THẮN

Căn bản của việc tọa thiền (Zazen) {za, “toạ, ngồi”, zen, “thiền”} là để điều chỉnh thân; nghĩa là, ngồi tréo chân, đôi tay để lên nhau, lưng thẳng. Ngồi thẳng lưng nghĩa là phần mông sau đưa ra, bụng cũng đưa ra phía trước và lưng thì thắt chặt. Rồi bạn điều hòa hơi thở. Điều chỉnh thân và tâm không phải là hai công việc tách biệt; bản thể tâm linh được biểu tượng hóa bằng hình thể vật lý nầy.

Đừng nghiêng bên nầy, bên kia, qua bên trái hay bên phải. Hãy giữ tư thế cho thẳng. Nếu việc toạ thiền phát triển tốt, bạn có thể sinh tự kiêu và nghĩ rằng mình hơn hẳn thiên hạ. Trái lại, nếu việc toạ thiền không suông sẻ, bạn có thể thất vọng, chán nản, nhưng điều quan trọng là không đi đến hai thái cực này, phải trung dung. Ngồi cho thẳng và thẳng thắn trong sự thực tập.

Bước cuối cùng để phát triển tư thế toạ thiền đúng cách là hòa hợp hơi thở với tư thế. Bắt đầu bằng cách thở ra, đẩy hết hơi thở của bạn ra và để cho thân theo hơi thở, rồi hít thở vào từ từ trong lúc bạn sửa lại tư thế cho đúng. Khi thở ra, bạn đẩy ra tất cả các khí xấu (năng lượng). Khi bạn để thoát ra ngoài tất cả những khí cũ, hôi hám chất chứa trong phổi, từc là bạn cũng đẩy ra tất cả những ý nghĩ lộn xộn và các vọng tưởng.

Khi bạn thở ra, các cơ quan cũng được thư giãn. Nếu có sự căng thẳng các cơ quan tế bào, bạn sẽ bị giao động và nếu bạn ngồi thiền với sự căng thẳng này, kết quả là bạn sẽ cảm thấy buồn bực hơn. Một khi bạn thở các căng thẳng nầy ra, cảm thấy nhẹ nhàng, là bạn đã ở tư thế sẵn sàng để tọa thiền.

SỰ PHẢN CHIẾU TRONG GƯƠNG

Giờ bạn đang hít thở điều hoà và thân đang ở vị trí thiền toạ. Mọi thứ đều thăng bằng, nhưng bạn phải nhớ rằng thân nầy liên hệ đến tâm. Kể cả khi mọi thứ đều đâu vào đó và tâm bạn mở ngõ cho thanh tịnh thì vọng tưởng dấy lên. Tiếng động đến tai. Mắt thấy ánh sáng thay đổi. Tất cả đều là những hoạt động tự nhiên của tâm, ta không cần phải chối bỏ chúng, nhưng cũng không nên chạy theo chúng. Chúng như những hình ảnh phản chiếu qua chiếc gương soi.

Các tư tưởng dấy khởi giống như mũi tên xuất phát. Quan trọng là đừng nắm bắt và theo đuổi chúng, cũng như là những mũi tên kế tiếp. Hãy để cho mũi tên đầu tiên rơi xuống chứ đừng bám theo nó. Nếu bạn có nghe tiếng xe bên ngòai, đừng bắt đầu nghĩ: “Người này đi đâu mà vội vã quá?” Nếu một tư tưởng dấy khởi, đừng theo đuổi nó, vì đó là sự bắt đầu của bám víu, si mê.

Tư tưởng dấy khởi thường làm chủ, trong ý nghĩa là chúng ta có khuynh hướng chạy theo nó như một kẻ nô lệ. Hành thiền là không để cho các vọng tưởng làm chủ. Đừng theo đuổi nó, hãy để nó tự đến, tự đi. Nếu các tư tưởng xuất hiện, chỉ cần quay lại tư thế ngồi ngay thẳng. Ở đây tôi muốn dùng một biểu tượng của Thiên Chúa giáo. Toạ thiền giống như cây thập tự giá. Đấng Christ trên thập tự giá là biểu tượng của cái chết của tự ngã tầm thường. Tự ngã chết đi và tái sanh thành vũ trụ vạn vật.

Chúng ta thường nghĩ rằng các ý tưởng của mình là những điều tuyệt diệu, nhưng chúng đã từng có mặt ở đây 20, 30, 50 hoặc có thể là 100 năm rồi. Những gì mà con người có thể suy nghĩ và hiểu được thật rất giới hạn, và thường xoay quanh cái ngã. Rất ít có những ý tưởng đáng để ta theo đuổi.

Chúng ta toạ thiền, là mong cái tự ngã thường theo đuổi các vọng tưởng, có thể chấm dứt, nhưng các vọng tưởng cứ tiếp tục hiện đến. Mỗi khi nhận thức được rằng chúng ta đang dong ruổi trên chuyến xe lửa vọng tưởng về Luân đôn hay đến Mỹ quốc, chúng ta phải quay lại việc toạ thiền của mình. Chúng ta phải khơi dậy niềm mong muốn đạt được giải thoát. Dầu ta có dong ruổi hằng tỷ lần, nhưng tất cả việc ta cần làm là quay trở về với tâm tỉnh thức và sự toạ thiền của mình.

Việc toạ thiền là nền tảng, và quá trình điều khiển thân tâm, sự hít thở; không chạy đuổi theo những vọng tưởng, lúc nào cũng quay trở lại với công việc trước mắt, chỉ toạ thiền. Đây là nền tảng dựa trên đó bạn vun trồng tâm linh nầy, đem nó trở về với đời sống nội tâm của mình.

Khi bạn lau chùi và giặt giũ, bạn hãy giữ chánh niệm về thân và tâm nơi việc ấy. Bất kỳ bạn làm gì, chỉ chú tâm vào việc đang làm và quay trở về với nó ngay khi biết mình đang lạc hướng. Cả cuộc đời bạn phải là chỉ để thực hành. Kodo Sawaki có nói: ‘Tôn giáo là đời sống’. Đây là cuộc sống hằng ngày của chúng ta – lau chùi, giặt giũ, chỉ làm bổn phận của mình. Tôn giáo cần phải đến với cuộc đời, hoà nhập vào cuộc sống đời thường.

NGƯỜI ĂN XIN CỬA THIỀN

Đừng cố gắng đạt được điều gì đó qua việc tu tập của mình. Dĩ nhiên một người đã từng tu tập sẽ khác, nhưng đấy chỉ là kết quả, không phải là chủ đích mà ta nhắm đến. Tu tập với ý muốn sẽ đạt được một cái gì đó cho bản thân là kẻ ăn mày cửa thiền.

Chữ “thực tập”, viết theo tiếng Nhật là shuygyo. Có hai cách để viết chữ shu.Một là nét chữ được dùng trong chữ “đại thương” (big business). Nó có nghĩa là một công việc với năng khiếu đặc biệt hoặc với một khả năng nhất định nào đó, như bác sĩ, chẳng hạn. Một nét chữ khác có nghĩa là tự dâng hiến mình cho cái gì đó. Tôn giáo là gyo, nghĩa là di động, thi hành. Đó là việc bạn phải thực hiện, không phải để phát triển một năng khiếu đặc biệt nào. Những người hành thiền với ý muốn là nó sẽ dẫn ta đến đâu đó hay đạt được điều gì đó cho bản thân, thường bỏ cuộc sau vài năm thực tập.

TRÍ TUỆ VÀ LÒNG TỪ BI

Mặc dù hành thiền là nền tảng của việc tu tập cả một đời, bạn vẫn có thể ngồi thiền với ý niệm sai lầm. Sau vài năm thực tập, nó sẽ thay đổi tính tình của bạn, vì vậy việc hành thiền cũng phải được chỉnh sữa. Bạn biết mình làm đúng hay không bằng cách lắng nghe một vị thầy mà bạn kính phục và bằng cách đọc những bài viết về Phật giáo. Đấy là trí tuệ.

Thế giới của trí tuệ là thế giới của tri thức. Từ bi là thế giới của cảm xúc. Chúng ta phải nhớ rằng cảm xúc mạnh hơn tri thức. Chúng ta có thể biết một hành động là bất thiện, nhưng cảm thấy không thể dừng lại; thí dụ, người ta vẫn hút thuốc, dù biết nó có hại cho sức khoẻ.

Từ bi bao gồm tình thương yêu, nhưng gốc rễ của từ bi là biết rõ tất cả chúng ta đều đau khổ. Đức Phật đã chịu khổ cùng với tất cả chúng sanh. Vì thế Ngài hiểu rõ tất cả nỗi đau cũng như lòng ái dục của chúng ta. Nếu bạn hiểu sâu sắc về điều này, năng lượng cảm xúc sẽ thấm vào bạn và sẽ hỗ trợ cho công phu tu tập của bạn. Lần nữa, việc tu tập phải theo một hướng đi đúng, và đó là công việc của trí tuệ.

NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ

Từ bi là cái nhìn về thế gian với tất cả chúng sanh được xem như là biểu hiện của tính đồng nhất của vạn vật. Tuy nhiên, cái ngã nhỏ bé của chúng ta không nhận biết rằng sự hiện hữu của chúng ta phát xuất từ một nguồn ánh sáng vũ trụ. Cái tự ngã nhỏ bé không muốn bị đau đớn, nó muốn mọi thứ tốt đẹp cho nó, và muốn bảo vệ cái ngã nhỏ bé ấy; đó là nguồn gốc của khổ đau. Chừng nào chúng ta còn chưa nhận biết đó là nguồn gốc của khổ đau, thì sẽ không có cách gì để khắc phục.

Căn phòng đầy ánh sáng nầy, nhìn có vẻ sạch sẻ, nhưng nếu ta làm cho nó tối đi, chỉ cho ánh sáng chiếu qua khe, ta có thể thấy bụi bậm rất rõ trong luồng ánh sáng đó. Lắng nghe các bài pháp Phật giáo, ta có thể nhận biết các lỗi lầm của mình, và nguồn gốc của chúng. Chúng ta nhận ra hoàn cảnh đáng thương của mình.

Qua sự hiểu biết này và những giọt mắt đi kèm, ta có thể nhìn những kẻ đau khỗ khác, đang chỉ lo cho bản thân của chính họ, mà không trách móc họ. Ta có thể thông cảm với họ, cảm thương họ. Đó là bước khởi đầu của lòng từ bi chân thật; chia sẻ khổ đau với người khác thay vì phê bình, quay lưng lại với họ.

Chỉ thực hành trí tuệ thôi chưa đủ, nếu bạn không có lòng từ bi, thì sự tu tập của bạn rất nông cạn. Cùng chia sẻ đau khổ với người khác, đó mới là sụ tu tập chân chánh. Khi người khác thấy bạn không kết tội họ mà bạn cũng đang khổ như họ, hoặc bạn chịu khổ vì họ, họ sẽ cảm nhận một cách khác. Bạn có thể thực sự thức tỉnh qua việc thông cảm hoàn toàn với người khác.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2018(Xem: 6291)
Vô chùa gặp Phật muốn tu Về nhà bận bịu công phu lỡ làng. Thế nên hãy đến Đạo Tràng “Đức Chúng Như Hải” nhịp nhàng tiến tu. Đời người như lá mùa thu Sống theo Phật pháp, buông thư nhẹ nhàng.
24/07/2018(Xem: 4895)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 5436)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
05/07/2018(Xem: 9566)
Theo thông lệ hằng năm Tổ Đình Chùa Huệ Quang tọa lạc tại số 4978 Westminster Ave, Thành phố Santa Ana, CA 92703 do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn làm viện chủ đều tổ chức khóa An Cư Kiết Ha, đặc biệt khóa An Cư Kiết Hạ năm nay Tổ Đình Huệ Quang phối hợp cùng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam Nam California, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ tổ chức. Hơn 250 chư tôn đức tăng ni tham dự.
26/06/2018(Xem: 3765)
Việc cầu an không còn xa lạ đối với mỗi người. Thuyết cầu an có nói mỗi người có một vận hạn ứng với một ngôi sao trong năm. Nếu người gặp sao xấu thì trong năm đó toàn gặp điều không tốt. Gặp sao tốt thì trong năm đó gặp nhiều điều tốt lành. Và ở một số chùa chiền còn có làm lễ cầu an. Vậy cầu an có an được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này dưới con mắt người học Phật, tu Phật, thực hành giáo lý Phật.
25/06/2018(Xem: 3034)
Trong xã hội nói chung và trong đạo pháp nói riêng, khi mà chúng ta giao tiếp ứng xử với nhau hằng ngày thì dùng lời nói thay điều cần diễn đạt cần nói muốn người khác hiểu. Bên cạnh những lời nói đầy sự thương yêu nhân ái cũng có lắm lời nói nhẫn tâm tàn độc, những lời chửi rủa thóa mạ xúc phạm nhau hay cũng có những lời nói nịnh nọt hoa mỹ, lại có những lời nói thì nói ra cho có gọi là lời nói khách sáo mang tính sáo rỗng thì nhiều, những lời hứa hay hứa đẹp hứa hão hứa huyền mà khi làm thì chẳng được như lời đã hứa. Có những lời nói êm ái nhẹ nhàng nhưng có những lời nói như xát muối trái tim người nghe. Có những lời nói khích nói xấu hãm hại nhau, hay cũng có nhiều lời nói mà theo kiểu "bán nước cầu vinh, gây bạo loạn lật đổ"...
24/06/2018(Xem: 5267)
Chúng ta ở trên chùa thì ít hoặc không thấy, nhưng ra ngoài xã hội, trong sinh hoạt hằng ngày của phật tử đã không ít lần thấy người tu đạo hút thuốc hay uống bia, có phật tử vì muốn chữa bệnh hay tăng cường sức khỏe thì uống rượu thuốc. Như vậy có đúng, có trái với chánh pháp, có vi phạm với giới luật đề ra?
13/05/2018(Xem: 7026)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè Lần 4 tại San Jose
23/04/2018(Xem: 6796)
Westminster, CA 13/4/2018 - Nhân chuyến Phật sự nhiều ngày tại Bắc Mỹ, năm 2018, Hòa thượng Thích Như Điển, Đệ nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu; Phương trượng Chùa Viên Giác, Hannouver, Đức Quốc, đã ghé thăm Đài truyền hình Asian World Media và hoan hỷ nhận lời tham dự buổi Hội Đàm Đạo Phật Cho Đời Sống do phóng viên Thảo Nguyễn thực hiện, phát sóng hàng tuần vào ngày thứ Sáu, trên các kênh truyền hình 22.7 và Galaxy 19, lúc 7:30 tối.
23/04/2018(Xem: 4941)
Hòa thượng Phật sự đầy ắp, nay chùa này, mai tự viện kia. Lớp việc chung Giáo Hội, lớp việc riêng nơi trú xứ trụ trì…, nhưng hôm nay 17 tháng Tư, 2018, Hòa thượng vẫn thùy từ hứa khả ghé thăm hệ thống truyền hình ASIAN WORLD MEDIA, qua chương trình quen thuộc ĐẠO PHẬT cho ĐỜI SỐNG do phóng viên Nguyễn Thảo thực hiện, và phát sóng lúc 7:30PM hàng tuần, thứ Sáu trên channels 22.7 cũng như Galaxy 19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567