Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Giáo huấn đại thừa cho sự vọt ra của thức vào lúc chết Là năm sức mạnh: làm thế nào bạn tự hướng dẫn chính mình là điều quan trọng.

12/01/201103:44(Xem: 3719)
18. Giáo huấn đại thừa cho sự vọt ra của thức vào lúc chết Là năm sức mạnh: làm thế nào bạn tự hướng dẫn chính mình là điều quan trọng.
CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
 
ĐIỂM BỐN
CHỈ RA SỰ SỬ DỤNG VIỆC THỰC HÀNH
TRONG TOÀN THỂ CUỘC SỐNG CỦA MÌNH

ĐIỂM BỐN VÀ TINH TẤN BA LA MẬT

18
Giáo huấn đại thừa cho sự vọt ra của thức vào lúc chết
Là năm sức mạnh: làm thế nào bạn tự hướng dẫn chính mình
là điều quan trọng.

Châm ngôn thứ hai của điểm bốn về tu tâm liên hệ với tương lai – cái chết. Vấn đề chết rất là quan trọng. Thấu hiểu chân lý khổ và vô thường là một bước đầu rất quan trọng trong việc chứng ngộ toàn bộ trọn vẹn giáo lý của đức Phật. Tất cả chúng ta sẽ chết sớm hay muộn. Một số trong chúng ta sẽ chết sớm và một số chết trễ hơn, nhưng đó không phải là một lý do đặc biệt để có thể thư giãn.

Tôi muốn thảo luận lý tưởng làm bạn với cái chết của chúng ta. Theo truyền thống của văn hóa quy ngã, chết được xem là một thất bại và một xúc phạm. Những kỷ luật hữu thần cố gắng dạy chúng ta phát triển một cảm thức về vĩnh cửu. Nhưng truyền thống Phật giáo căn bản, đặc biệt là đại thừa, dạy chúng ta rằng cái chết là một hành động có chủ tâm. Bởi vì chúng ta có sanh ra, chúng ta phải chết. Nhưng vượt lên chuyện đó, chúng ta có thể làm bạn với cái chết của chúng ta và thấy chúng ta có thể chết thế nào như chúng ta thực sự vốn là.

Người ta thường cố gắng không muốn biết đến cái chết của họ. Nếu bạn nói với ai, “Anh có biết rằng anh sẽ chết mai kia ?” Người ấy sẽ nói, “Đừng có ngu ngốc ! Tôi đang tốt đẹp đây.” Thái độ ấy là một sự tìm cách tránh cái xấu xa nền tảng đang hiện diện trong chúng ta. Nhưng cái chết không nên được nhìn như một hoàn cảnh xấu tối hậu xảy ra cho chúng ta ; thay vào đó nó có thể được nhìn như một cách thức để trải rộng chính chúng ta qua một đời tới. Trong trường hợp này, cái chết được nhìn như một chào mời để chấp nhận rằng cái vật này mà chúng ta cưng quý hết mực, gọi là thân thể chúng ta, phải chết mất. Chúng ta cạo râu và tắm rửa và ăn mặc hoàn toàn đẹp đẽ, hay đẹp đẽ theo cách nào đó. Trên toàn thể, chúng ta cố gắng chăm sóc rất tốt cho cái cục cưng này là thân thể chúng ta. Cũng giống như có một con chó con – chúng ta không muốn cục cưng của chúng ta chết. Nhưng cái cục cưng gọi là thân thể chúng ta này có thể từ bỏ chúng ta sớm hay muộn – sẽ bỏ chúng ta sớm hay muộn.

Thế nên để bắt đầu, chúng ta phải nhận thức rằng cái gì cũng có thể xảy ra cho mỗi chúng ta. Chúng ta có thể rất mạnh khỏe – nhưng chúng ta có thể chết vì bệnh, chúng ta có thể chết vì tai nạn, và đôi khi chúng ta chết mà không có lý do nào cả. Dù chúng ta không có những vấn đề bên ngoài hay bên trong – chúng ta thình lình chết đi. Chúng ta hoàn toàn hết hơi thở và chết ngay tại chỗ. Thế nên điểm cốt yếu là tự làm quen hoàn toàn với cái chết của chính chúng ta.

Bạn muốn sống lắm, và để sống bạn không thể làm điều này và bạn không thể làm điều nọ. Thậm chí bạn không thể ngồi trên gối thiền một cách thích đáng, vì nỗi sợ chết của bạn quá mạnh đến nỗi bạn nghĩ rằng sự tuần hoàn máu trong chân của bạn có thể bị ngưng. Bạn sợ chết đến nỗi một tấn công nào xảy đến cho bạn, thậm chí một mảnh thủy tinh đâm vào ngón tay bạn cũng có nghĩa là chết. Thế nên giáo huấn này về làm thế nào để chết không nhất thiết nói đến cái chết khi nó đến với bạn, mà cũng là vấn đề cần phải thấu hiểu rằng cái chết luôn luôn ở đây.

Một vị thầy Kadam làm những thực hành này luôn luôn úp ly uống nước của ngài trên bàn khi đi ngủ. Theo truyền thống điều đó có nghĩa là bạn không có ở nhà. Bạn úp ly xuống để nó không bị bụi bặm. Như thế bạn giữ ly sạch sẽ để ai đó có thể dùng nó. Chủ điểm là vị thầy luôn luôn nghĩ ngài có thể chết đêm hôm đó ; bởi thế ngài úp ly xuống. Bạn có thể nghĩ đây là một cách hướng ngoại quá đáng về mọi sự, nhưng nào, bạn nên suy nghĩ hai hay ba lần khi bạn chào từ giã ai ban đêm. Bạn không biết bạn có còn gặp lại người ấy ngày mai hay không. Đó là một lối tiếp cận khá khó chịu, nếu bạn nhìn cái chết như một tai họa. Nhưng nếu bạn nói good night một cách dễ chịu với ai đó, thì đấy là một cách rời khỏi cuộc đời của bạn, thân thể của bạn. Đó là một cách rất biết đùa để chấm dứt cuộc đời của bạn. Có một sự vinh quang và vui đùa trong ấy. Bạn không cần phải chết với hối hận tràn đầy ; bạn có thể chết một cách vui vẻ.

Như châm ngôn trên, câu này liên kết với tinh tấn Ba la mật. Tinh tấn là cảm thức hoan hỷ trong sự thực hành của bạn. Nếu bạn thực hành nhiều đến mức bạn có thể trong đời này và sắp chết, bấy giờ nếu ai đó nói, “Này, sắp khó khăn cho bạn để vượt qua ; tôi có thể kéo dây dội cầu cho bạn không ?” Bạn cần học để có thể nói, “Vâng, dĩ nhiên”, và “Tốt đẹp nhé !” Hãy giật dây đi.

Sau cùng, cái chết không phải là sự khó chịu, dù chúng ta đang bối rối khi nói về nó. Người ta ngày nay không có vấn đề gì khi nói về tình dục, hay khi đi xem phim khiêu dâm, nhưng họ có khó khăn khi đối xử với cái chết. Chúng ta khá bối rối. Nó là một công việc lớn cho chúng ta, thế mà chúng ta không bao giờ thực sự muốn nghĩ về cái chết. Chúng ta lơ là toàn bộ sự việc. Chúng ta muốn hân thưởng cuộc đời hơn là sửa soạn cho cái chết, hay thậm chí hân thưởng cái chết.

Theo quan niệm của Shambala, từ chối liên hệ với cái chết là cái được gọi là lý luận mặt-trời-lặn. Toàn bộ triết lý mặt trời lặn là ngăn ngừa thông điệp của cái chết. Nó nói về làm sao làm đẹp cho chúng ta, thân thể chúng ta, đến độ chúng ta trở thành những cái xác sống. Ý niệm một cái xác sống là mâu thuẫn theo một ý nghĩa nào đó, nhưng nó có nghĩa trong cái nhìn mặt trời lặn : nếu chúng ta không muốn chết, xác thân chúng ta phải sống một thời gian lâu ; nó phải trở thành một cái xác sống.

Khác với loại luận lý ấy, hay nhiều quan điểm như vậy, châm ngôn này nói với chúng ta rằng quan trọng cho chúng ta khi nhận thức rằng cái chết là một phần quan trọng của sự thực hành của chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều sắp chết và bởi vì tất cả chúng ta đều tùy thuộc vào cái chết của mình theo cách nào đó. Nó nói như thế nào để chết từ quan điểm nền tảng của sự thực hành của chúng ta.

Giáo huấn đại thừa làm sao để chết chính là năm sức mạnh. Thế nên, một lần nữa chúng ta có năm sức mạnh hay năm quyền lực. Bởi vì những thực hành này rất đơn giản, và bởi vì nó cùng một danh sách chúng ta đã bàn, chúng ta không đi vào chi tiết của chúng nữa. Áp dụng năm sức mạnh trong sự nối kết này là rất đơn giản và trực tiếp.

Quyết tâm mạnh mẽ, cái thứ nhất, là nối kết với việc có một lập trường rất mạnh mẽ : “Tôi sẽ duy trì cái vô ngã căn bản của tôi, sự minh mẫn căn bản của tôi, dù ngay trong cái chết của tôi.” Bạn cần tập trung vào Bồ đề tâm hai phương diện, tự lập lại : “Trước khi chết và trải qua trung ấm, trong mọi lần tái sanh của tôi, nguyện tôi không cách lìa với Bồ đề tâm tuyệt đối và tương đối.”

Quen thuộc là phát triển một cảm thức tổng quát của chánh niệm và tỉnh giác đến độ bạn không kinh hoàng vì bạn đang chết. Bạn cần phát triển sức mạnh của sự quen thuộc, tự nhắc nhở liên tục về Bồ đề tâm hai phần.

Hạt giống đức hạnh nối kết với sự không ngưng nghỉ, không có một cắt đứt nào với nỗi sợ chết của bạn. Nó cũng liên hệ với sự vượt thắng sự bám luyến của bạn vào những sở hữu.

Khiển trách nghĩa là nhận biết rằng cái gọi là bản ngã này thực ra không hiện hữu. Bởi thế, bạn có thể nói, “Thế thì ta sợ cái gì ? Hãy cút đi, bản ngã.” Nhận biết rằng mọi vấn đề đều đến từ bản ngã, mọi cái chết đều do bản ngã gây ra, bạn phát triển sự khiếp sợ đối với bản ngã và thệ nguyện chiến thắng nó.

Và cái cuối cùng, nguyện vọng, là nhận biết rằng bạn có sức mạnh và tham muốn ghê gớm để tiếp tục và khai mở mình ra. Bởi thế, bạn không có cái gì để tiếc nuối khi bạn chết. Bạn đã hoàn thành mọi thứ bạn có thể hoàn thành. Bạn đã làm mọi sự : bạn đã trở thành một hành giả tốt và phát triển sự thực hành căn bản của bạn một cách trọn vẹn ; bạn đã chứng ngộ ý nghĩa của shamatha và vipashyana, và bạn đã chứng ngộ ý nghĩa của Bồ đề tâm. Nếu có thể bạn nên thực hành sự phụng sự bảy phần, hay puja.(2) Nhưng nếu bạn không thể làm điều đó, bạn nên nghĩ : “Qua mọi đời, tôi nguyện thực hành Bồ đề tâm quý báu. Mong rằng tôi gặp vị guru dạy tôi cái ấy. Xin Tam Bảo ban phước cho con để con làm được điều đó.”

Vượt khỏi tất cả mọi thứ ấy, có một nút vặn thú vị. Giáo huấn tối hậu về cái chết chỉ đơn giản là cố gắng an trụ tâm thức bạn trong bản tánh của Bồ đề tâm tối hậu. Đó nghĩa là, bạn an trụ tâm thức mình trong bản tánh của alaya và cố gắng để hơi thở bạn đi qua theo cách ấy cho đến khi bạn thực sự chết.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2018(Xem: 6292)
Vô chùa gặp Phật muốn tu Về nhà bận bịu công phu lỡ làng. Thế nên hãy đến Đạo Tràng “Đức Chúng Như Hải” nhịp nhàng tiến tu. Đời người như lá mùa thu Sống theo Phật pháp, buông thư nhẹ nhàng.
24/07/2018(Xem: 4895)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 5437)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
05/07/2018(Xem: 9568)
Theo thông lệ hằng năm Tổ Đình Chùa Huệ Quang tọa lạc tại số 4978 Westminster Ave, Thành phố Santa Ana, CA 92703 do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn làm viện chủ đều tổ chức khóa An Cư Kiết Ha, đặc biệt khóa An Cư Kiết Hạ năm nay Tổ Đình Huệ Quang phối hợp cùng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam Nam California, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ tổ chức. Hơn 250 chư tôn đức tăng ni tham dự.
26/06/2018(Xem: 3765)
Việc cầu an không còn xa lạ đối với mỗi người. Thuyết cầu an có nói mỗi người có một vận hạn ứng với một ngôi sao trong năm. Nếu người gặp sao xấu thì trong năm đó toàn gặp điều không tốt. Gặp sao tốt thì trong năm đó gặp nhiều điều tốt lành. Và ở một số chùa chiền còn có làm lễ cầu an. Vậy cầu an có an được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này dưới con mắt người học Phật, tu Phật, thực hành giáo lý Phật.
25/06/2018(Xem: 3035)
Trong xã hội nói chung và trong đạo pháp nói riêng, khi mà chúng ta giao tiếp ứng xử với nhau hằng ngày thì dùng lời nói thay điều cần diễn đạt cần nói muốn người khác hiểu. Bên cạnh những lời nói đầy sự thương yêu nhân ái cũng có lắm lời nói nhẫn tâm tàn độc, những lời chửi rủa thóa mạ xúc phạm nhau hay cũng có những lời nói nịnh nọt hoa mỹ, lại có những lời nói thì nói ra cho có gọi là lời nói khách sáo mang tính sáo rỗng thì nhiều, những lời hứa hay hứa đẹp hứa hão hứa huyền mà khi làm thì chẳng được như lời đã hứa. Có những lời nói êm ái nhẹ nhàng nhưng có những lời nói như xát muối trái tim người nghe. Có những lời nói khích nói xấu hãm hại nhau, hay cũng có nhiều lời nói mà theo kiểu "bán nước cầu vinh, gây bạo loạn lật đổ"...
24/06/2018(Xem: 5267)
Chúng ta ở trên chùa thì ít hoặc không thấy, nhưng ra ngoài xã hội, trong sinh hoạt hằng ngày của phật tử đã không ít lần thấy người tu đạo hút thuốc hay uống bia, có phật tử vì muốn chữa bệnh hay tăng cường sức khỏe thì uống rượu thuốc. Như vậy có đúng, có trái với chánh pháp, có vi phạm với giới luật đề ra?
13/05/2018(Xem: 7026)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè Lần 4 tại San Jose
23/04/2018(Xem: 6796)
Westminster, CA 13/4/2018 - Nhân chuyến Phật sự nhiều ngày tại Bắc Mỹ, năm 2018, Hòa thượng Thích Như Điển, Đệ nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu; Phương trượng Chùa Viên Giác, Hannouver, Đức Quốc, đã ghé thăm Đài truyền hình Asian World Media và hoan hỷ nhận lời tham dự buổi Hội Đàm Đạo Phật Cho Đời Sống do phóng viên Thảo Nguyễn thực hiện, phát sóng hàng tuần vào ngày thứ Sáu, trên các kênh truyền hình 22.7 và Galaxy 19, lúc 7:30 tối.
23/04/2018(Xem: 4941)
Hòa thượng Phật sự đầy ắp, nay chùa này, mai tự viện kia. Lớp việc chung Giáo Hội, lớp việc riêng nơi trú xứ trụ trì…, nhưng hôm nay 17 tháng Tư, 2018, Hòa thượng vẫn thùy từ hứa khả ghé thăm hệ thống truyền hình ASIAN WORLD MEDIA, qua chương trình quen thuộc ĐẠO PHẬT cho ĐỜI SỐNG do phóng viên Nguyễn Thảo thực hiện, và phát sóng lúc 7:30PM hàng tuần, thứ Sáu trên channels 22.7 cũng như Galaxy 19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567