Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.

12/01/201103:40(Xem: 4137)
Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
none
none
 
ĐIỂM BỐN
CHỈ RA SỰ SỬ DỤNG VIỆC THỰC HÀNH
TRONG TOÀN THỂ CUỘC SỐNG CỦA MÌNH

ĐIỂM BỐN VÀ TINH TẤN BA LA MẬT

Điểm thứ tư của bảy điểm tu tâm liên hệ với tinh tấn ba la mật. Tinh tấn tự nó nghĩa là thoát khỏi biếng lười. Khi chúng ta dùng danh từ lười biếng, chúng ta nói về một thiếu vắng chung chánh niệm và một thiếu vắng của niềm vui trong kỷ luật tu hành. Khi tâm thức bạn hòa trộn với pháp, khi bạn đã trở thành một con người của pháp, bấy giờ sự nối kết đã thành. Bởi thế, bạn không có vấn đề với lười biếng. Nhưng nếu bạn chưa tạo thành sự nối kết này, chắc chắn sẽ có một số vấn đề.

Chúng ta có thể bàn luận tinh tấn theo mặt phát triển niềm vui và cảm kích đối với cái chúng ta đang làm. Đó cũng giống như có một cuộc đi chơi ngày nghỉ : bạn rất hào hứng khi dậy vào sáng sớm vì bạn mong chờ một kinh nghiệm kỳ thú lớn lao. Tinh tấn giống như giây phút trước khi bạn thức dậy cho chuyến đi chơi : bạn có cảm giác tin tưởng rằng bạn sắp có một thời gian thích thú, nhưng đồng thời bạn phải đặt sự cố gắng của bạn vào đó. Thế nên tinh tấn là một loại lễ hội và niềm vui, nó thoát khỏi lười biếng.

Có nói trong kinh điển rằng không có tinh tấn bạn không thể du hành chút nào trên con đường. Chúng ta cũng đã nói nếu không có đôi chân giới luật, bạn không thể đi trên con đường đạo – nhưng thậm chí bạn có đôi chân ấy, nếu bạn không có tinh tấn, bạn không thể bước được bước nào. Tinh tấn bao gồm một ý nghĩa tự đẩy mình từng bước, từng chút một. Bạn thực sự nối kết mình với con đường khi bạn đi trên đó. Tuy nhiên, bạn cũng kinh nghiệm cảm giác kháng cự nào đó. Nhưng sự cưỡng chống này có thể được vượt thắng bằng cách vượt thắng lười biếng, bằng cách thôi ở yên trong sự tiêu khiển của sự nói tầm phào lăng nhăng thuộc tiềm thức của bạn, những tư tưởng lan man phóng dật và tính xúc cảm đủ mọi loại.

Điểm bốn về sự tu tâm nhằm đến sự hoàn thành sự tu hành của bạn trong toàn thể đời sống của bạn, từ hoàn cảnh bạn đang sống bây giờ cho đến lúc chết. Thế nên chúng ta đang bàn bạn có thể làm cái gì khi bạn còn sống và khi bạn chết. Hai châm ngôn này là những giáo huấn về cách làm thế nào hướng dẫn cuộc đời bạn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5113)
Khi chúng ta học Phật, chúng ta học về bản thân chúng ta, bản chất của tâm trí chúng ta. Thay vì tập trung sự chú ý vào một đấng cao cả nào đó, đạo Phật nhấn mạnh vào những vấn đề thực tế, thí dụ như làm cách nào để hướng dẫn đời sống của chúng ta.
10/04/2013(Xem: 3570)
Nếu ai đã từng tìm đến Tu viện Trúc lâm,thì hẳn sẽ được biết đến "Tu viện Tây Thiên". Đây là một trong những cơ sở tu học do HT Viện chủ khai sáng ngót đó đã gần 10 năm.
10/04/2013(Xem: 3446)
Qua xứ người đã hơn mười năm,lần đầu tiên tôi quyết định đi xa 1 chuyến để thỏa chí nguyện tu hành,và tôi đã đặt chân đến xứ sở Canada.Một Vương quốc yên bình nhưng cũng thật kiêu sa bởi sắc màu của lá vào mỗi độ thu về.
10/04/2013(Xem: 4473)
Cụ bà Quách Thị Huế, sanh ngày 15-1-1921 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Bà là chị thứ tư trong gia đình cùng với 3 người em trai, hai người em đã quá vãng, hiện còn một người em trai là Quách Văn Bội, đang cư ngụ tại Melbourne, Australia.
10/04/2013(Xem: 7801)
Quý vị và các bạn đang cầm trên tay quyển “Vài chuyện bạn và tôi học Phật” của Đại Đức Thích Phổ Huân, tri sự chùa Pháp Bảo tại Sydney Úc Đại Lợi. Hẳn quý vị cũng đã nhận thấy công phu của tác giả đã phải trải qua nhiều thời . . .
10/04/2013(Xem: 7360)
Thế giới mênh mông trong vũ trụ, bằng cái nhìn của chư đại Bồ Tát chỉ là ảnh chớp chập chờn nửa hiện nửa ẩn trong dòng thức sinh diệt của chúng sanh. Thế giới loài vật vô minh ngây dại chẳng hiểu biết nên sống mà như chết.
10/04/2013(Xem: 3857)
Xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, người nữ tuyệt đối không còn lệ thuộc vào người nam, người nam cũng không làm nô lệ vào người nữ. Tổ chức trong gia đình là cả hai cùng phân chia công việc để làm.
09/04/2013(Xem: 6088)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
09/04/2013(Xem: 4595)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta.
08/04/2013(Xem: 2925)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]