Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Ba đối tượng, ba độc, và ba hạt giống của công đức

12/01/201103:20(Xem: 4467)
8. Ba đối tượng, ba độc, và ba hạt giống của công đức

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
none
none

ĐIỂM HAI
SỰ THỰC HÀNH CHÍNH YẾU LÀ TU HÀNH BỒ ĐỀ TÂM

BỒ ĐỀ TÂM TỐI HẬU VÀ TƯƠNG ĐỐI

 

8
Ba đối tượng, ba độc, và ba hạt giống của công đức

Châm ngôn này liên hệ với kinh nghiệm sau thiền định, đến sau thực hành chính. Liên quan đến tham sân si trong thực hành chính của tonglen thì rất mạnh mẽ, nhưng sự thực hành sau thiền định là cái gì nhẹ hơn.

Ba đối tượng là bạn, thù và trung tính. Ba độc là tham, sân, si hay vô minh mê lầm. Và ba hạt giống của công đức là sự vắng mặt của tham, sân, si.

Sự thực hành của châm ngôn này là nhận lấy tham, sân, si của những người khác trên chính chúng ta để cho họ được tự do và không ô nhiễm. Tham là muốn hấp thu hay sở hữu ; sân là muốn chối bỏ, tấn công, trục xuất ; và si hay lãnh đạm là bạn không thể bị quấy rầy, bạn không lưu tâm thích thú, một loại năng lực nghịch với trí huệ bát nhã. Chúng ta nhận lấy trên chính chúng ta sự sân hận, tấn công của những kẻ thù của chúng ta, cái tham của bạn bè chúng ta và sự lãnh đạm của những người trung tính.

Khi chúng ta nghĩ đến kẻ thù của chúng ta, điều này gợi ra sự khiêu khích tấn công. Bất cứ sự tấn công nào kẻ thù của chúng ta đã tạo ra cho chúng ta – hãy để cho sự tấn công ấy là của chúng ta và để cho kẻ thù nhờ đó mà được giải thoát khỏi mọi loại tấn công gây hấn. Bất cứ tham đắm nào bạn bè chúng ta đã gây ra, chúng ta hãy mang lấy sự loạn thần ấy vào mình và để cho bạn bè chúng ta được giải thoát khỏi tham đắm. Và sự lãnh đạm dửng dưng của những ai “trung dung” hay “vô tâm”, những ai ngu si, mê muội hay không quan tâm, chúng ta hãy đem chứng loạn thần ấy vào mình và để cho những người ấy giải thoát khỏi si ám vô minh.

Bất kỳ khi nào thứ nào trong ba độc xảy ra trong đời bạn, bạn cần làm thực hành cho và nhận. Bạn chỉ nhìn thẳng vào tham, sân, si của bạn – bạn không xem chúng như một vấn đề rắc rối hay một hứa hẹn. Thay vì thế, khi bạn đang ở trong một trạng thái sân, bạn bảo : “Mong rằng cái sân này là một căn cứ cho tôi tu hành. Mong rằng tôi học giữ được cái sân của tôi cho chính tôi, và mong tất cả chúng sanh nhờ đó mà đạt giải thoát khỏi sân giận.” Hay : “Mong rằng cái tham này là của tôi. Bởi vì nó thuộc về tôi nhờ tôi nắm giữ nó, bởi thế mong cho những người khác giải thoát khỏi tham đắm như thế.” Với si, bạn cũng làm như vậy.

Mục tiêu của việc làm ấy là khi bạn bắt đầu giữ ba độc như là của chính bạn, khi bạn sỡ hữu chúng trọn vẹn và đầy đủ, khi bạn đảm đương chúng một cách hoàn toàn, bạn sẽ thấy khá thích thú rằng luận lý bị đảo ngược. Nếu bạn không có đối tượng cho sự sân giận, bạn không thể tự giữ sự sân giận của riêng bạn một cách thuần túy bởi chính bạn. Nếu bạn không có đối tượng để tham, bạn không thể tự giữ vào cái tham của bạn. Và theo cùng cách, bạn không thể bám giữ vào cái si của bạn.

Bằng cách giữ cái độc của bạn, bạn buông bỏ đối tượng hay ý định của cái độc của bạn. Bạn thấy đó, cái thường xảy ra là bạn có những đối tượng của ba độc. Khi bạn có một đối tượng của sân chẳng hạn, bạn cảm thấy nổi giận với nó – đúng không ? Nhưng nếu sự giận dữ của bạn không được hướng đến cái gì cả, đối tượng của sân tan rã. Không thể có một đối tượng của giận dữ, bởi vì sự giận dữ thuộc về bạn hơn là về đối tượng của nó. Bạn cho đối tượng lòng bi của bạn đến độ nó không khêu gợi nổi sự giận dữ của bạn – bấy giờ bạn tức giận với cái gì ? Bạn thấy chính bạn phơi trải ra ở đó, mà không có ai để phóng chiếu vào. Bởi thế bạn có thể cắt tiệt gốc rễ của ba độc bằng cách xem những người khác quan trọng hơn chính bạn. Như thế một sự “vặn nút” thích thú xảy ra.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3430)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8978)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6843)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7742)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2702)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3809)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5298)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3009)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3158)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10598)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]