Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú thích

08/01/201103:08(Xem: 4126)
Chú thích

PADMASAMBHAVA

GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo
Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche - Phiên dịch: B. Alan Wallace
Dịch Việt: Tuệ Pháp - Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston
none
none

Chú thích
1. Zab chos zhi khro dgongs pa rang grol gyi rdzogs rim bar do drug gi khrid yig, một gter ma của Đức Padmasambhava được Karma Lingpa phát hiện (Kar ma gling pa). Quyển 3 của sự xuất bản vòng Kar gling zhi khro từ thư viện của Dudjom Rinpoche (I – Tib – 1440, 75-903780). Một bản dịch khác của phần đầu tiên về tiêu đề Sự Hiện Lên Tự Nhiên Của Hiền Minh Và Phẫn Nộ Từ Sự Nhận Biết Giác Ngộ. Trong lần phiên dịch thứ hai này, thuật ngữ zhi khro ám chỉ sadhana, dgongs pa đến nhận biết giác ngộ của tác giả và rang drol đến sự xuất hiện tự phát của bản văn từ nhận biết giác ngộ đó.
2. Về cuộc đời và việc làm của Đức Padmasambhava, hãy xem Đức Liên Hoa Sanh: Tiểu sử cuộc đời Đức Padmasambhava của Yeshe Tsogyal, Erik Pema Kunsang phiên dịch (Boston: Shambhala, 1993).
3. Với nhiều thông tin hơn về truyền thống kho tàng chôn dấu và phát hiện, hãy xem quyển Các Giáo Lý Chôn Dấu Của Tây Tạng: Một Giải Thích Về Truyền Thống Terma Của Phái Nyingma Của Phật Giáo, Tulku Thondup (Boston: Nhà Xuất bản Trí tuệ, 1997).
4. Bar do thos sgrol, hay nguyên nghĩa là Giải Thoát Qua Việc Nghe Trong Trạng Thái Trung Gian. Tác phẩm quan trọng này đã được dịch nhiều lần, gần đây nhất là của Robert A.F. Thurman, Tử Thư Tây Tạng, (New York: Bantam Books, 1994).
5. Khi thuật ngữ Tây Tạng bardo (nghĩa đen, “khoảng giữa”) đặc biệt ám chỉ đến giai đoạn sau khi chết và trước lúc tái sanh, người ta có thể dịch một cách thông dụng là “trạng thái trung gian”. Nhưng trong bối cảnh của sáu bardo, bao gồm tất cả samsara và nirvana, thuật ngữ “trạng thái trung gian” việc dịch cho chữ bardo không còn có ý nghĩa. Trong bối cảnh này, ý nghĩa của thuật ngữ bardo là chỉ mọi giai đoạn của lúc sống, thiền định, giấc mộng v.v... không ngoại lệ đều là sự chuyển tiếp. Mọi giai đoạn của cuộc sống và cái chết đều xảy ra giữa các trạng thái này. Tất cả chúng đều trong tiến trình. Để phản ánh khía cạnh này của thuật ngữ, tiến trình chuyển tiếp trong bối cảnh này đã được dịch là bardo.
6. Bar do’I nyams khrid dgongs pa rang grol gyi sngon ‘gro rang rgyud ‘dul byed lhan thabs.
7. gSang sngags rdo rje theg pa’i chos spyod thun bzhi’i rnal ‘byor sems nyid rang grol.
8. Zab chos zhi khro dgongs pa rang grol las bar do’i smon lam gsum.
9. Bar do’i smon lam thob tshad rang grol.
10. Bar do ‘phra sgrol gyi smon lam.
11. Bar do ‘jigs skyob pa’i smon lam.
12. Sangs rgyas và byang chub sems dpa’ la ra mda’ sbran pa’i smon lam.
13. Zab chos zhi khro dgongs pa rang grol gyhi gsol ‘debs sku gsum klong yangs rang grol.
14. sKu gsum bla ma’i rnal ‘byor gyi gsol ‘debs sku gsum klong yangs rang grol.
15. Tám mối quan tâm thế gian là tham luyến có được vật chất, khoái lạc tạm thời, được tán dương, và nổi tiếng; và ghét bị mất mát vật chất, khó chịu tạm thời, bị lăng mạ và mang tiếng xấu.
16. Mặc dù ba hiện thân Phật được nhắc đến ở trên, đều không có mâu thuẫn vì Nirmanakaya và Sambhogakaya chỉ là hai phân chia phụ của Rupakaya; Dharmakaya tương tự trong cả hai sắp xếp phân loại.
17. Tham luyến, sân hận, ảo tưởng, ghen tị, và kiêu mạn.
18. Sự thiền định về cuộc sống làm người có nhàn rỗi và thuận lợi là quý, về vô thường và cái chết, về đau khổ của chu trình sinh tử và về bản chất của hành động với hậu quả đúng quy cách của nó.
19. Chữ kiên trì trong Anh ngữ là tương đối yếu. Ở Tây Tạng, thuật ngữ ám chỉ sự hoan hỷ trong Giáo Pháp và đạo đức. Cũng thường được dịch là nồng nhiệt hay nhiệt thành kiên trì, nhưng nó thực sự là hoan hỷ và nhiệt thành cho thực hành Giáo Pháp.
20. “Dòng dõi tốt” ám chỉ có tiềm năng to lớn và cơ hội để thực hành Giáo Pháp.
21. Đó là sáu trạng thái của vòng sinh tử.
22. Tri kiến bản thể học bao gồm việc biết mọi sự như “chúng thực sự là” (ji ltar) và tri kiến hiện tượng học bao gồm việc biết sự vật “nhiều như nó là” (ji snyed).
23. “Đấng Chiến Thắng” (Phạn jina, Tạng rgyal ba) là một tên gọi của Đức Phật biểu thị Đức Phật hoàn toàn chiến thắng các trạng thái tâm thức tiêu cực bao gồm vô minh.
24. Tam giới là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
25. Thuật ngữ tiếng Phạn sugata là một chữ khác cho một vị Phật toàn giác.
26. Thuật ngữ tiếng Phạn arya (Tạng, ‘phags pa) ám chỉ các hành giả đã giác ngộ phi thiền định về chân lý tối thượng.
27. Theo Bod rgya tshig mdzod chen mo (Tse tan zhab drung. Dung kar blo bzang phrin las, và Dmu dge bsam gtan. Mi rigs dpe skrun khang, 1984, Quyển III, trang 2783, thuật ngữ Tây Tạng lu gu rgyud nghĩa đen có nghĩa sợi dây cột các con cừu cùng trong một hàng. Dường như được sử dụng ở đây như một ẩn dụ cho một bộ phận hay các chuỗi hợp thành nối kết với nhau. Ý nghĩa này phản ánh từ nguyên học của thuật ngữ, vì lu gu là phát âm khác của lug gu, có nghĩa “con cừu” [Ibid., trang 2781&2782]; và rgyud có nghĩa tiếp tục. Để đơn giản, tôi dịch lu gu ở đây như bộ phận.
28. Các vị bảo tồn-samaya là một bộ bảo vệ hay bảo hộ giúp duy trì samaya.
29. Một nguồn mà người đọc quan tâm ở đây có thể bắt đầu là quyển Học Phái Nyingma Của Phật Giáo Tây Tạng: Nền Tảng Và Lịch Sử (Boston: Nhà Xuất bản Trí tuệ, 1991) của Ngài Dudjom Rinpoche.
30. Bốn liên tục ở đây là bốn dòng tâm thức phiền não được tịnh hóa bằng phương tiện của bốn quán đảnh.
31. Thực hành nền tảng bao gồm việc lắng nghe, suy nghĩ và thiền định về Giáo Pháp.
32. Một tư thế đặc biệt của thân hay luyện tập được biết ở Tây Tạng như trul khor (‘phrul ‘khor).
33. Theo nghĩa đen là nhau bơm phồng.
34. Khi quán tưởng chữ trong tiếng Phạn hay Tây Tạng, visarga được quán tưởng là hai chấm (:) bên phải của chữ. Khi quán tưởng chữ trong tiếng Anh, visarga tiêu biểu cho chữ h với dấu chấm ở dưới.
35. Đây là một đồng nghĩa với Phật tánh và tathagatagarbha.
36. “Con mắt duy nhất, không gợn nhơ của trí tuệ bổn nguyên” là một nhóm chữ rút từ bản văn, bày tỏ danh hiệu của Đức Manjusri.
37. “Hoàn toàn trống rỗng” là trống rỗng của đoạn kiến, hoàn toàn không có gì.
38. Chữ “dấu hiệu” ám chỉ điều gì đó gần gũi vơi quan niệm phương Tây của chúng ta về việc xây dựng dựa trên khái niệm. Dharmakaya không đặt nền tảng trên bất cứ khuôn mẫu khái niệm nào hoặc xây dựng dựa trên khái niệm.
39. Trình bày này ngụ ý trí tuệ bổn nguyên của hành giả nhận thức mọi khía cạnh của thực tại một cách bình đẳng.
40. Năm dấu hiệu của thân là năm nguyên tố đất, nước, v.v...
41. “Sự thêm vào” là sự quy vào thực tại về điều gì đó không có ở đó, trong lúc chối bỏ sự phản bác của hiện hữu về điều gì đó có ở đó.
42. Khẳng định này không được nhầm lẫn với khái niệm hữu thần của một đấng sáng tạo bên ngoài, hoặc chúa tể của vũ trụ, vì nhận biết này là bản tánh của toàn bộ samsara và nirvana.
43. Đây là một vấn đề của sự cố gắng quá sức, thực hành thật mãnh liệt khiến chính nhận thức của trạng thái mộng xảy ra khỏi giấc ngủ.
44. Điều này ám chỉ cả hai huyễn thân thanh tịnh và bất tịnh.
45. Đó là, sự tính toán của chiêm tinh học không thích hợp với thực hành này; nó được theo sau vào mọi lúc.
46. Bản tánh tưởng tượng được phóng chiếu, nhưng bản tánh chính nó là sự nguyên thủy.
47. Lỗ mở của sự trở thành là lỗ mở cho chất dịch tái sanh của nam và nữ.
48. Trong thực hành như đã dạy ở đây, bạn nói “HIG-KA” cho toàn bộ tiến trình kéo bindu lên trên và đưa nó xuống dưới. Nhưng theo một số truyền thống khác, bạn nói “HIG-HIG-HIG-HIG” khi kéo bindu lên và sau đó nói “KA” khi để nó đi xuống.
49. “Tụ hội trong cuộc sống” ngụ ý đem cuộc sống bạn đến kết thúc một khi dấu hiệu hiển nhiên của cái chết đến gần và bạn đã xác định rằng không thể ngăn được cái chết.
50. “Các đối tượng đặc biệt cho việc tích lũy công đức,” là lãnh vực công đức như việc chọn bổn tôn, tất cả đối tượng quy y và sùng kính.
51. Thuật ngữ yaksa bao gồm nhiều loại chúng sanh khác nhau, nhưng ở đây có thể ám chỉ asura hay người khổng lồ có thể giúp đỡ hay ngăn cản những chúng sanh khác. Yaksa cũng là tên của một loại chúng sanh có tài sản, và thuật ngữ Tây Tạng tương đương cũng ám chỉ một loại súc vật đặc biệt.
52. Điều này nhắc đến Đức Avalokiteshvara hoặc bất cứ đối tượng niềm tin nào của người sắp chết.
53. “Các lỗ mở” ám chỉ hai mắt.
54. Citta ở đây có nghĩa trái tim.
55. Nói chung, đó là nếu bạn đạt đến giai đoạn này của thực hành, bạn sẽ không phải kinh nghiệm tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Hoặc thậm chí nếu bạn thực sự kinh nghiệm tiến trình chuyển tiếp này, bạn sẽ nhận ra bản tánh của nó và đạt được tỉnh giác lập tức.
56. Điều này ám chỉ người đã rèn luyện thành thạo trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.
57. Chúng sanh có thể so sánh là người có điều gì đó chung với chính mình trong tiến trình chuyển tiếp.
58. Đó là ba mươi hai dấu hiệu và tám mươi biểu tượng đôi khi được gọi là các dấu ấn chính và phụ của một vị Phật.
59. Điều này ám chỉ khả năng nhận ra giáo lý Hinayana, Mahayana và Vajrayana.
60. Trong bối cảnh này, nơi hoang dã là nơi bạn hoàn toàn đơn độc, không bạn bè, người đồng hành, hoặc sự hỗ trợ.
61. Lãnh vực của sự rộng mở bao la phi tạo tác ám chỉ tính phi hiện hữu về đối tượng của bài nguyện này, của tác nhân bài nguyện và hành động cầu nguyện. Nó không phải hoàn toàn không hiện hữu; đúng hơn tất cả chúng đều là bản tánh của sự nhận biết.
62. Chủ nhân của ba gia đình là Vajrapani, Avalokiteshvara và Manjusri.
63. Sáu vị Đại Uyên Bác là sáu bậc giác ngộ, mỗi vị xuất hiện trong một của sáu trạng thái luân hồi sinh tử. Ví dụ, Đức Phật Sakyamuni là bậc Đại Uyên Bác của cõi người, và có những vị khác cho asura, deva, v.v...
64. Thuật ngữ này có nghĩa không thể tiên đoán, nói khác đi, nó không theo một số khuôn mẫu hay trật tự được xác định trước.
65. Nơi này được định vị trong cõi tịnh độ Sukhavati của Phật Amitabha.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3430)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác. Bài nghiên cứu của Kaelyn Stiles nhằm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa về sự phổ biến nổi bật của thiền định trên đất Mỹ và nhận diện những nhân tố góp phần vào trào lưu này. Bài viết chủ yếu trình bày sự giao thoa của chánh niệm và tôn giáo, so sánh hình thức nhập thế của chánh niệm đối với cả hai lối hành thiền trong đạo phật và đạo Chúa tại Mỹ. Tác gỉa rất phấn khởi khi thuyết trình về hai khía cạnh có vẻ tương phản nhau giữa tôn giáo và khoa học liên quan đến thiền và tâm.
20/01/2011(Xem: 8974)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6837)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7733)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2701)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3809)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5292)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3008)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3153)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10593)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]