Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18 Lợi Tha

28/11/201017:27(Xem: 8851)
18 Lợi Tha

 

PHẬT LỊCH 2513
Phật Học Tùng Thư Mục C cuốn thứ 15
LUẬN ĐẠI TRƯỢNG PHU
TÁC GIẢ: ĐỀ BÀ LA BỒ TÁT
DỊCH GIẢ: TỲ KHEO TRÍ QUANG
CHỨNG MINH: HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH KHIẾT.

XVIII. LỢI THA

Thế gian vị kỷ nên lao nhọc thân tâm trong sinh tử; Bồ tát tâm trí thảnh thơi vì thường từ bi lợi người. Người ta ngoài pháp tự lợi không có chi vui, Bồ tát ngoài điều lợi tha không có chi vui.

Bồ tát nếm được khí vị khoái lạc của sự lợi tha, nên biết lợi tha là tự lợi. Bỏ tự lợi thích lợi tha thì biết tự lợi là lợi tha, lợi tha là tự lợi, vì sự an vui lợi người là sự an lạc lợi mình.

Người có người cao người vừa người thấp. Người thấp thấy người vui thì lòng mình khổ sở. Người vừa thấy mình khổ sở là khổ. Người cao thì thấy người vui thì mình vui, người khổ thì mình khổ.

Trong bốn hành vi nhiếp pháp của Bồ tát có lợi hành đồng sự. Đồng là gì? Là người khổ mình khổ, người vui mình vui. Từ bi bình đẳng, không thấy người mình khác nhau, nên Bồ tát cùng chúng sinh đồng vui đồng khổ. Nên Bồ tát đặc biệt tự sinh lo khổ, vì lo cứu vớt khổ não cho chúng sinh. Không ngó quá khứ, chẳng nghĩ vị lai, Bồ tát chỉ ngó ý muốn chúng sinh muốn gì thì làm lợi ích thỏa mãn cho họ, vì Bồ tát thấy ý muốn của người là ý muốn của mình.

Thế gian lợi người thì hy vọng đền trả, Bồ tát lợi tha thì xả bỏ tất cả. Lòng từ bi rất bình đẳng, bình đẳng thương mến tất cả chúng sinh, nhưng với người oán thù Bồ tát càng làm lợi ích cho họ. Sự hoan hỷ của Bồ tát khi vì những người oán thù làm lợi ích, thí dụ hy sinh tánh mạng cho họ chẳng hạn, thì sự hoan hỷ ấy đến cực độ: có thế mới là rất bình đẳng, không vậy thì thật bất bình đẳng.

Với người oán thù mà càng làm lợi ích, đó là xứng hợp tâm từ bi mà hành động.

Bồ tát đối với chúng sinh lòng thương bình đẳng, nhưng với người độc ác càng tha thiết thương xót hơn. Lòng thương của Bồ tát thương mến chúng sinh khác nào lòng thương cha mẹ gửi nơi bầy con, nhưng lòng thương của Bồ tát thương người ác cũng như cha mẹ lo cho đứa con hư: càng hư càng lo, càng ác càng thương. Chúng sinh oán thù đối với Bồ tát chỉ một lòng ác, Bồ tát từ bi đối với oán thù chỉ một lòng thương.

Thế gian được đền ân thì lòng hoan hỷ, sự hoan hỷ ấy không bằng sự hoan hỷ của Bồ tát khi làm lợi ích cho kẻ oán thù. Thế gian chưởi người, người không trả lời thì hoan hỷ; Bồ tát bị người chửi mà lòng không giận trả thì hoan hỷ.

Tham ái của phàm phu biến khắp cả ba cõi, từ bi của Bồ tát cũng khắp cả ba cõi.

Bồ tát thương chúng sinh khổ sở trong địa ngục không bằng thương chúng sinh si mê ở thiên đường.

Chúng sinh vì tự lợi lạc nên bị vô số khổ não bao vây, Bồ tát vì lợi lạc người nên cũng bị vô số khổ não bao vây.

Chúng sinh ai cũng đồng một ý muốn, muốn mình hết khổ được vui. Bồ tát nào cũng đồng một ý muốn, muốn người hết khổ được vui.

Người đem lợi về mình thì đó là nguyên nhân mừng mà cũng là nguyên nhân lo. Thấy vậy, người đem lợi đến cho người cũng lo cũng mừng: lo vì thấy đó là ích kỷ, mừng vì thấy họ được tạm vui.

Cho nên bốn vô-lượng là nội tâm thực hành từ bi vì người, bốn nhiếp-pháp là vì người thực hành diệu hạnh lợi tha: cả hai đều rất tối thắng. Bốn vô lượng có năng lực xuất sinh diệu hạnh thế gian và diệu hạnh xuất thế, nghĩa là xuất sinh bốn nhiếp-pháp. Nên bốn nhiếp-pháp và bốn diệu hạnh đồng một mục đích: mục đích lợi ích chúng sinh và mục đích trí giác vô thượng. Động lực lợi ích chúng sinh là bi, động lực trí giác vô thượng là trí, Bi hay lợi tha, trí hay xả bỏ: không sinh tâm hơn thua, không nghĩ sự cao thấp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4015)
Ngày 15 tháng 11 năm 2005 bắt đầu mùa An Cư Kiết Đông. Con cảm thấy rất vui khi quý sư cô bên Làng về dựan cư cùng với xóm Bếp Lửa Hồng chúng con.
10/04/2013(Xem: 3122)
Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào?
10/04/2013(Xem: 3966)
Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”
10/04/2013(Xem: 3514)
Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này.
10/04/2013(Xem: 3504)
Ðã 2 lần, tôi nhắc đến Na Uy trong các bài viết ít ỏi của tôi. Kỳ nầy, tôi muốn dành trọn một bài để nói về khóa giáo lý lần thứ 16 tại Oslo, được tổ chức từ ngày 23.12 đến ngày 30.12.2001.
10/04/2013(Xem: 3666)
Bài giảng nầy được trích từ quyển sách sắp xuất bản của Lama Zopa Rinpoche: “Tạo cho đời sống đầy ý nghiã” sẽ được phát hành bởi Hội Lama Yeshe Wisdom Archive vào cuối năm 2001.
10/04/2013(Xem: 3992)
Ðược thơ chị, thấy chị lo lắng nhiều về đám cưới của cháu, em thương chị quá... Em muốn viết hồi âm cho chị liền nhưng em không làm sao viết được, chắc chị cũng biết là em bận lo cho cái đám cưới của cháu mà.
10/04/2013(Xem: 3513)
Trời Sydney sau những ngày bảo lửa do nạn cháy rừng, khí hậu của những ngày hè càng nóng bức hơn. Sáng nay như có một phép lạ, tiết trời thật dịu ,thật êm và thật mát khiến mọi người cảm thấy dễ chịu.
10/04/2013(Xem: 3599)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó.
10/04/2013(Xem: 4347)
Một đứa con trai bỏ cha nó ra đi ở tuổi thiếu thời và sau đó bị vương vào cảnh màn trời chiếu đất trong nhiều năm. Trong khi đó, cha của đứa nhỏ làm ăn buôn bán trao đổi với nước ngoài và tạo dựng nên của báu nhiều không đếm xuể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567