Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11 Bỏ Thân Thọ Thân

28/11/201017:19(Xem: 8489)
11 Bỏ Thân Thọ Thân

 

PHẬT LỊCH 2513
Phật Học Tùng Thư Mục C cuốn thứ 15
LUẬN ĐẠI TRƯỢNG PHU
TÁC GIẢ: ĐỀ BÀ LA BỒ TÁT
DỊCH GIẢ: TỲ KHEO TRÍ QUANG
CHỨNG MINH: HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH KHIẾT.

XI. BỎ THÂN THỌ THÂN

La hán bỏ thân tối hậu được an lạc niết bàn, sự an lạc ấy không bằng sự an lạc của Bồ tát lúc vì chúng sinh bỏ thân mạng. La hán được giải thoát, sự an lạc của giải thoát ấy không bằng sự an lạc của Bồ tát lúc vì chúng sinh thọ thân mạng.

Khi thọ thân, Bồ tát nghĩ: ta do không lấy niết bàn, vì chúng sinh nên thọ thân này, đó mới thật là vi diệu. Khi bỏ thân, Bồ tát nghĩ: ta vì bố thí chúng sinh nên bỏ thân, bỏ thân để thọ thân mà bố thí, đó mới thật là tối thắng.

Bồ tát luôn luôn thích nghe sự cứu độ chúng sinh của các đức Phật-đà. Bồ tát nghĩ: ta được khí vị của tâm đại bi cứu vớt chúng sinh, ta ham thích khí vị ấy nên không muốn niết bàn. Cho nên, thực ra, khi Bồ tát vì chúng sinh mà bỏ thân bố thí, thì tuy không được niết bàn mà hơn được niết bàn, vì niết bàn không có khí vị vì chúng sinh bỏ thân mạng.

Bồ tát khi thọ thân thì rất khổ cũng như rất vui khi bỏ thân, nói ngược lại, bồ tát khi bỏ thân thì rất khổ cũng như rất vui khi thọ thân. Khổ vì khổ đau, nhưng vui vì lợi người.

Phàm phu vì nghèo nàn bịnh khổ bức bách, không thoát được nên muốn bỏ thân; cũng như thấy thân thể đau khổ, không thể cứu vớt nó nên muốn mau niết bàn. Bồ tát khác, Bồ tát suy nghĩ: Quả niết bàn rất an lạc, thân sinh tử rất cực khổ; nhưng chính vì vậy mà ta phải thay tất cả chúng sinh thọ thân sinh tử ấy, bỏ quả niết bàn kia, để làm cho họ được giải thoát.

La-hán thân nhập diệt thì Phật-đà thân cũng nhập diệt. Nhập diệt tuy đồng, nhưng sự nhập diệt của thân Phật-đà lợi ích chúng sinh, còn sự nhập diệt của La-hán chỉ tự giải thoát. Cho nên sự nhập diệt của Phật-đà là tốt, là vĩ đại. Bồ tát nghĩ: ta phải học sự nhập diệt bỏ thân ấy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 2713)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 2817)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 9007)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
28/11/2010(Xem: 16150)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN, trình bày những hành động vi diệu của các vị đại sĩ. Các vị đại sĩ vì hành động như thế mà gọi là Bồ Tát, nếu chúng ta cố gắng hành động như thế cũng gọi là Bồ Tát.
26/10/2010(Xem: 4623)
Bìa Kỷ Yếu An Cư 2013
04/08/2010(Xem: 6360)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567