Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Khổ đế

20/06/201318:03(Xem: 7915)
16. Khổ đế

Dòng pháp Quán Thế Âm

16. Khổ đế

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Ðau khổ không phải là điều xa lạ đối với mọi người và với riêng con. Ðau khổ đã là bạn đồng hành từ lâu lắm. Như thế thì có gì phải ngỡ ngàng? Đau khổ đến từ người này hay người khác, từ hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác điều đó có nghĩa gì đâu. Vì lẽ đơn giản là nó phải đến. Nếu mang hình tướng nào để gây hại cho sự bình tâm của con, đau khổ sẽ mang hình tướng ấy. Cho nên đừng oán trách người làm con đau khổ vì họ chỉ là công cụ của một sức mạnh ở ngoài chính họ, đó là sự đau khổ vẫn hiện hữu nơi thế gian.

Ðau khổ vò xé tâm can tức một tướng của địa ngục rồi! Thế thì Ðau khổ chính là địa ngục. Ðã ở trong Ðịa ngục là tận cùng thì còn tự tử để đi đến cõi chết nào khác nữa? Vã lại Ðau khổ là nghiệp đeo đẳng há phải do người nào mang đến mà có nơi trốn tránh khỏi mắt nhìn! Chết là không chịu sự tác động của loài người và cảnh thế gian, nhưng chưa thoát khỏi nghiệp báo. Ðau khổ sẽ mang hình tướng khác để theo đuổi con, và ở nơi không có thân để chịu quả báo, những cảnh khổ sẽ nhân lên hằng bao lần để tâm thức phải động và đau đớn như "một đau đớn cảm được trên thân xác" là những cảnh của Ðịa ngục. Cho nên phải biết: tự tử để thoát nỗi khổ đang gánh chịu chỉ dẫn đến Địa Ngục cõi khác mà thôi.

Khi chưa là Phật thì chưa thể nói được đã thoát khỏi Ðịa ngục. Khi chưa thể nói đã thoát khỏi Ðịa ngục thì đừng mong không còn đau khổ. Vậy thì đau khổ sẽ theo con cho đến ngày giải thoát. Cứ mặc nó đến, quan sát nó ở chân tướng chứ không ở giả tướng. Chân tướng của Ðau khổ khi đến với con là nghiệp. Giả tướng là người hay hoàn cảnh chẳng thuận lòng con. Ðể hóa giải Ác nghiệp chính là Thiện nghiệp. Hãy gây lấy thiện nghiệp để thoát khỏi bể khổ trần gian.

Và điều thiện bậc nhất là ngay trong lúc này, bây giờ khi con đang khổ sở, hãy niệm Phật.

Niệm Phật thì sẽ tỉnh táo để thấy được chân tướng của Đau khổ; Ðau khổ tự đến thì tự nó sẽ đi. Không phải vì con "xua đuổi" mà đau khổ xa lánh con. Bình tâm trước nghịch cảnh sẽ không cảm thấy đau khổ sâu xa như chính mình đang chịu khổ. Quán rằng khổ này không cũ nhưng không mới, không tự tánh thì không tha tánh, không hoàn toàn của con, vì nếu không có ngoại vật tha nhân thì con không khổ, nhưng không lìa con, vì con cảm thấy nỗi khổ đau rõ ràng nơi con. Vậy nó ở đâu khi không ở nơi con, không ở nơi người?

Do đó Ðau khổ là Duyên hiệp thành, theo nghiệp mà đến. Nói nghiệp là nói chính mình, đâu ai có thể trốn khỏi chính mình? Cho nên đừng tự làm khổ mình. Nghiệp đến cứ đến, đi cứ đi, được như thế thì đó là tâm không trụ. Tâm không trụ thì an ổn. An ổn nơi oán hội là thấy Niết Bàn tại thế.

Ðể có đủ lực đạt đến Niết Bàn; con phải niệm trong đau khổ và Quán trong cảnh nghịch. Tha lực và tự lực là sức mạnh mãnh liệt đến từ bên ngoài, phát ra từ bên trong khi hiệp nhất sẽ phá tan xích xiềng của Ðịa Ngục khổ đau.

Ðó chính là giải thoát. Ðau khổ là nhân đưa đến giải thoát, nên đừng sợ nó, đừng ghét nó, đừng là kẻ vong ân. Hãy cám ơn Ðau khổ.

Như thế những người mang Ðau khổ đến cho con chính thật là những vị Bồ tát phát tâm hành nghịch độ để cho con được quả thiện tròn đầy. Ðó là những Bồ tát trãi thân làm cầu đường cho chúng sanh đi đến giải thoát. Và luôn nhớ Chư Bồ Tát không phải chỉ mang Tướng Thiện để độ sanh. Hãy cầu nguyện cho các vị ấy sớm đắc quả vị Phật, mới trả được ân.

Phải tri ân những người mang đau khổ đến cho con, hành như thế mới là người trí Huệ; hành như thế mới là người sống đúng, hành như thế mới là con Phật.

Ðau khổ hay nghiệp chướng là nhân Bồ Ðề nên con không được khinh, không được hổ thẹn vì nó. Và cũng chính vì Niết Bàn có nhân ban đầu là phiền não nên con không được sanh tâm mong cầu tha thiết. Chẳng trụ Ðau khổ, chẳng trụ Niết bàn là chân thật Niết Bàn, là giải thoát.

Con hãy y theo để tìm thấy hạnh phúc ngay trong đời, ngay từ giây phút này. Hạnh phúc tìm thấy nơi không có hạnh phúc, nơi không cho phép hạnh phúc tồn tại, nơi cõi trần này là hạnh phúc vĩnh cữu vì đã kinh qua đau khổ.

Con hãy cứu mình.

Con,

Mẹ muốn con đi nghe giảng pháp để tự hiểu rõ mình thêm. Con có thấy là vấn đề của con chỉ có ta là thấu rõ nhất? Con chưa tìm thấy chính mình, con cũng chưa hiểu lời Mẹ dạy, nên hoài công đi tìm bên ngoài. Mà Niết Bàn nơi đâu mà con tìm? Con đường Ðạo là con đường độc hành không thể chia xẻ cùng ai, cứ tìm người đồng hành là điều vô lý. Chỉ có thể gặp gỡ khi không còn hành. Còn bây giờ con càng đi xa chỉ càng thêm rối. Hãy tin chỉ những vấn đề của chính con mới đem giải thoát cho con. Tìm hiểu pháp chỉ làm nặng thêm chướng ngại. Ðang đi trên con đường chênh vênh lại đèo thêm gánh nặng của ai khác thì bao giờ mới đến nơi?

Các pháp được thuyết ra là tùy thuận căn tánh sai biệt của chúng sanh. Bây giờ con lại tìm học những pháp không dành cho mình, có phải là mất thời gian và chấp pháp không, pháp Huyễn. Vì thế con nên nhớ rốt ráo Như Lai không có nói gì.

Phải thường xuyên quán những lời mẹ dạy, không hiểu, quán đến khi nào hiểu, xoay quanh đó mà phá cái vô minh của mình. Phải tu triệt đễ, phải để cả cuộc đời mình vào vấn đề muốn hiểu. Dù trái đất có nổ tung, dù mặt trời có tắt lửa, dù thân này có ra tro bụi, cũng không lay chuyển, như thế mới gọi là thành tâm cầu Đạo. Còn con rất hời hợt. Học Phật tức cầu Mở, riêng con thì đi tìm trói buộc.

Thật tâm muốn hiểu thì trước hết ghi nhớ, sau suy nghĩ mãi về điều ấy. Suy nghĩ mãi tất có thắc mắc, có vấn đề. Con chưa có đại nghi này, thắc mắc đây không phải nghi pháp mà là tư duy sâu. Những nghi vấn này đi hỏi các hành giả đi trước, tìm câu giải đáp rồi y theo đó mà Tu. Tránh những luận bàn vô bổ với người chẳng phải chân tu chỉ là hý luận.

Phải tự cảnh giác, thức không rời Mẹ, trong cảnh quán thế gian như huyễn mà an trụ nơi phật, pháp, Tăng. Tinh thần kiên cố quyết đi đến nơi vui vì nghe pháp, vui vì tu pháp, vui gặp thiện tri thức. Không nhìn lỗi người, lỗi mình lo sửa thì được mẹ khen và được vui an rốt ráo sẽ định tâm.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3844)
Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này.
10/04/2013(Xem: 3875)
Ðã 2 lần, tôi nhắc đến Na Uy trong các bài viết ít ỏi của tôi. Kỳ nầy, tôi muốn dành trọn một bài để nói về khóa giáo lý lần thứ 16 tại Oslo, được tổ chức từ ngày 23.12 đến ngày 30.12.2001.
10/04/2013(Xem: 3989)
Bài giảng nầy được trích từ quyển sách sắp xuất bản của Lama Zopa Rinpoche: “Tạo cho đời sống đầy ý nghiã” sẽ được phát hành bởi Hội Lama Yeshe Wisdom Archive vào cuối năm 2001.
10/04/2013(Xem: 4242)
Ðược thơ chị, thấy chị lo lắng nhiều về đám cưới của cháu, em thương chị quá... Em muốn viết hồi âm cho chị liền nhưng em không làm sao viết được, chắc chị cũng biết là em bận lo cho cái đám cưới của cháu mà.
10/04/2013(Xem: 3847)
Trời Sydney sau những ngày bảo lửa do nạn cháy rừng, khí hậu của những ngày hè càng nóng bức hơn. Sáng nay như có một phép lạ, tiết trời thật dịu ,thật êm và thật mát khiến mọi người cảm thấy dễ chịu.
10/04/2013(Xem: 3830)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó.
10/04/2013(Xem: 4680)
Một đứa con trai bỏ cha nó ra đi ở tuổi thiếu thời và sau đó bị vương vào cảnh màn trời chiếu đất trong nhiều năm. Trong khi đó, cha của đứa nhỏ làm ăn buôn bán trao đổi với nước ngoài và tạo dựng nên của báu nhiều không đếm xuể.
10/04/2013(Xem: 5535)
Mùa Thu Adelaide, cơn mưa phùn lất phất, thỉnh thoảng thêm vào một vài cơn mưa rào. Tôi không hiểu mình đang mơ hay tỉnh khi vào sở làm.
10/04/2013(Xem: 3765)
Bà Mẹ ấy là vợ tôi, và cũng nhờ Bà đau mà tôi bắt đầu ăn chay trường được 10 năm rồi. Tôi còn nhớ ngày xưa, hồi tôi còn là học sinh trung học, mẹ tôi nấu cơm tháng cho các bạn tôi từ Quảng Trị, Quảng Nam, Ðà Nẳng đến Huế học . . .
10/04/2013(Xem: 3579)
Tôi không có nhiều kỷ niệm với cô Kim Ngọc trên bình diện hoạt động nghệ thuật sân khấu xã hội .Nhưng ở khía cạnh nghệ thuật sân khấu Phật giáo thì một vài kỷ niệm cũng nói lên được nhiều điều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]