Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Trà hoa

20/06/201317:25(Xem: 7867)
12. Trà hoa

Dòng pháp Quán Thế Âm

12. Trà hoa

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Cắm hoa là một phương pháp viết kinh, lòng không tịnh sẽ sinh pháp bất tịnh. Cho nên không có đẹp hay xấu theo nghĩa thường tình mà sự cảm nhận đại đạo theo từng bậc khác nhau. Ðời sống của một kiếp hoa ngắn ngủi là thế, mà có thể chuyên chở Phật pháp chứa nhóm từ lũy hiếp, hà huống một con người. Con hãy ngắm họ như ngắm một bình hoa; người tham đục–con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là bất tịnh; người sân hận đến, con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là Ðịa ngục; người khinh hũy, con hãy im lặng và cảm ơn người giúp con diệt ngã.

Cắm hoa là nói trong im lặng, là tìm về nguồn cội, là đi hành hương về đất Phật nơi con. Chính là thiền Ðịnh, thiền Ðịnh là trong lìa sợ hãi, ngoài lìa tướng.

Phật tánh là chân thiện mỹ và từ bi. Khi con rung dộng trước cái đẹp thật, mở tầm nhìn vào thế giới bất diệt rồi con không còn có thể rung cảm trước những điều xa lạ với thế giới ấy. Học cắm hoa là học mở cửa nhìn vào hư vô, tại sao con không định tâm được. Vì con chấp tâm và chấp tướng định.

Cho nên cắm hoa là hành đạo. Con hãy trân trọng và chân thành để lòng lắng xuống không vội vã; tràn ngập một tình cảm tri ân của người sắp nghe Phật thuyết, tràn ngập niềm yêu mến loài vật, thiên nhiên mà học. Ðối diện mỗi bình hoa sắp cắm, con hãy nhớ đến Tịnh Bình của mẹ.

Tìm dáng bình hoa sắp cắm trong bó hoa đang có, không nên trước tạo khung rồi đặt hoa vào hoa sẽ rất thô, cứng và mang nét giả tạo.

Không có lòng yêu ghét riêng một loài hoa hay cỏ nào mới được tâm bình đẳng cảm nhận vẻ đẹp của mỗi loại. Từ đó yêu mến cái phong phú của thiên nhiên.

Hoa có thể phối hợp với những loại quả hay mọi vật có thể xa lạ với nó nhất, tùy chủ đề.

Trà hoa là gì, trà là lọc, hoa là đi lên; trà hoa là lọc sạch Tâm để đi lên. Lại nữa trà là hư không, hoa là đẹp? Trà hoa là trống không mà bao hàm muôn vẻ đẹp. Lại nữa, trà là tĩnh lặng, hoa là tuyệt diệu. Trà hoa là thưởng thức cái tĩnh lặng tuyệt diệu của các cõi.

Khi con uống trà con hãy nghĩ con là ngụm trà ấy: Con sẽ thấy mọi vật dưới cái nhìn khác hẳn, tất cả đều giản dị. Trong ấy hoa chứ không phải một hình thái sống nào khác đưa con người đến gần đạo nhất.

Con sẽ biết quý từng ngọn cỏ, từng cành khô. Chúng sẽ nói với con. Ðời sống thật ở ngoài tướng sống chết; mỗi chiếc lá vàng là cả một mùa thu và hoa dại là những loài hoa đẹp nhất vì đẹp chỉ một mình.

Phái: hư. Con không nên chú ý đến qui luật của các phái cắm hoa, dù Nhật Bản hay nước khác. Từ tâm mà sinh ra các qui luật thẩm mỹ. Cho nên ta đạt đến Niết Bàn tối thượng thì qui luật cũng tương ứng, ngược lại theo những qui luật do bậc giải thoát đề ra cũng dẫn đến nghệ thuật tối thượng nếu không chấp pháp. Đây là một số qui luật đó con cứ y theo mà hành, sẽ dẫn đến trà hoa. Bình cao: Hoa thiên cao – chiều cao bình + chiều rộng bình + 2 rộng là chiều cao bình thường. Phá thể là cao hơn, nếu thấp hơn thì chiều cao sẽ nằm trong cành khác và ở ngoài bình (lượn xuống) hoặc ở chiều ngang của thiên.

- Bình cao: hoa địa = 1/5 chiều cao thiên, hoa nhân=3/5 thiên.

- Bình thấp: hoa thiên = chiều cao bình + rộng + 1 cao. Hoa khác như bình cao. Chỉ nên cắm hoa 2 lá–hoặc 2 hoa, 3 lá cho bình cao.

Nhưng con phải cắm cách nào, chiếc lá ấy trở thành biểu tượng mang tất cả không khí của thiên nhiên và đặc điểm của riêng nó. Tất cả hoa lá trong bình đều như trổ từ một cành duy nhất, không có vẻ xa lạ với nhau dù là khác loại, hoa phải có cái tươi mát của hoa, chứ không nên lấy số nhiều để tạo vẻ tươi thắm.

Chỉ riêng một cánh hoa cũng đủ để tượng trưng cả loài hoa. Cắm hoa như người Tây phương không phải cắm mà gọi là chưng hoa thì đúng hơn. Con có khuynh hướng nghiêng về lối cắm ấy. Ðó là tâm hãy còn chuộng tướng không bỏ chấp.

Bình thấp cắm nhiều lá, hoa hơn bình cao vẫn tôn trọng qui luật trên. Ở bình thấp chú ý đến hoa địa, cành phụ, thấp và ở gần cành chính.

Ðừng sợ cô đơn. Sợ cô đơn là còn khổ nên trong cách cắm sẽ thích cắm nhiều hoa lá và tính khí nóng nảy. Nếu không có người hiểu con thì cũng là lẽ thường, không có người giống con cũng là lẽ thường–Khổ cũng là lẽ thường–Nếu cô đơn là đau khổ thì Ðức Phật là người khổ nhất trần gian.

Sự phù du của vẻ đẹp hoa cắm trong bình cũng là sự cô đơn.

Con cắm hoa mà không thấy mình là người cắm, không có hoa để cắm lòng không lay động cũng không thấy mình không lay động, thì bình hoa ấy là bình hoa tự nở ra như thế đó là hoa Đạo.

Cũng như đau khổ làm gì có thật, nhưng phải mượn đó mà tỏ bày an lạc. Con không có khổ vì sự khổ đau thật sự hiện diện, mà vì đó là pháp môn gần nhất và dễ nhất dẫn đến nhận thức lạc. Nhận thức này chính là thiền định, là đại Ðịnh là giải thoát.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4239)
Học Phật, nếu thấu rõ đường đi, thấy rõ kết quả thì mình vui nhiều lắm. Còn nếu mờ mịt thì sống thấy khổ, tu hành cũng dễ chao đảo, dễ mất niềm tin, mất nguồn vui. Vãng sanh là sống mà đi vãng sanh, vui vẻ cho mình, vui vẻ lớn lao cho gia đình.
10/04/2013(Xem: 3423)
Trong kinh Du Hành có chuyện một chú sa di đem tin tới cho đức Thế Tôn là thầy Xá Lợi Phất mới qua đời. Vị sa di đó tên là Cunda (Thuần Đà). Hồi đó Bụt đang ở miền Bắc sông Hằng tại thành phố Vaisali.
10/04/2013(Xem: 3402)
Cư sĩ Peter Kedge, 47 tuổi, một kỹ sư người Anh, đã trải qua mười sáu năm trong ngành kinh doanh. Hiện nay ông là Tổng giám đốc điều hành một công ty đa quốc gia ở Hồng Kông, một công việc mà ông bắt đầu với hai bàn tay không từ năm 1980.
10/04/2013(Xem: 3995)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen ....
10/04/2013(Xem: 4139)
Sau thời công phu sớm nay, bà Tám thắp thêm nén hương thơm trên bàn thờ Phật sau đó bà thắp hương bàn thờ ông bà. Bà chế trà sen ra ly và đặt lên bàn thờ ông Tám, thuở còn sanh tiền ông Tám rất thích uống trà sen vào buổi sáng, sau nầy dù ông đã mất bà vẫn giữ lệ cũ, pha trà cho mọi buổi sáng.
10/04/2013(Xem: 3948)
Trong tất thảy các tôn giáo, không tôn giáo nào dạy con người vừa phải sống, phải xây dựng cho cuộc sống tốt đẹp lại vừa phải từ chối nó, coi nó như áng phù vân, như hình bóng hư ảo chập chờn trên vách hang động, như ốc đảo lộng lẫy hiện lên trong trí tưởng tượng của kẻ lữ hành nơi sa mạc.
10/04/2013(Xem: 3425)
"Là một người đồng tính luyến ái mắc bệnh Aids (Sida), tôi có nhiều thời gian để chấp nhận hoàn cảnh bi đát của mình. Nhưng khi nói chuyện với Sư cô về vấn đề chết và hấp hối, tôi cảm thấy mình có một nhận thức sâu sắc về cuộc sống và chấp nhận căn bệnh quái ác này.
10/04/2013(Xem: 3921)
"Tôi làm phi công“ hay "chuyến đi không định trước“ là tiêu đề của bài viết này khi chúng tôi đã đến thăm nuớc Lào từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2005 vừa qua.
10/04/2013(Xem: 4443)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]