Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh Alzheimer

19/11/201418:20(Xem: 10483)
Nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh Alzheimer

nao bo con nguoi
Nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh Alzheimer

Phỏng vấn BS Hoàng Bạch Dương - Giám đốc Trung Tâm Chăm Sóc Giảm Nhẹ Chân Trời Mới về trên tạp chí Y Học Cộng Đồng

Câu hỏi 1: Thực trạng về bệnh của người già cụ thể là bệnh Alzheimer ở người già?
Alzheimer là bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai..., cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần.. thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65. Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85 tuổi là 20%.
Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Từ “Alzheimer” và “mất trí nhớ” thường được sử dụng thay thế cho nhau. Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s có những triệu chứng khác nhau và mức độ tiến triển của bệnh ở mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. Khả năng sinh hoạt của người bệnh cũng mỗi ngày mỗi khác và ngay cả trong cùng một ngày người bệnh cũng khi vầy khi khác. Nhưng nói chung một điều chắc chắn là tình trạng của những người mắc bệnh Alzheimer’s hay các hình thức bệnh mất trí nhớ khác đều ngày càng tệ hơn. Nhiều khi bệnh trở nên trầm trọng nhanh chóng trong vòng chỉ vài tháng, trong khi đó có nhiều trường hợp sau vài năm bệnh mới trở nặng.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân, tiến triển phát triển của bệnh mất trí nhớ cũng như dấu hiệu nhận biết của bệnh Alzheimer?

 
Sa sút trí tuệ có thể được gây ra bởi nhiều điều kiện y tế khác nhau, chẳng hạn như chấn thương sọ não nghiêm trọng hoặc đột quỵ nặng. Một số bệnh sa sút trí tuệ khác như Lewy cơ thể mất trí nhớ, chứng mất trí Frontotemporal, sa sút trí tuệ mạch máu, và sa sút trí tuệ bệnh Parkinson. Nguyên nhân và tiến triển của AD không hoàn toàn hiểu rõ tuy nhiên có thể đưa ra những nguyên nhân dẫn đến Alzeimer như sau:
1.      Yếu tố sinh học của não

Nhờ tiến bộ trong lĩnh vực hình ảnh học, người ta đã phát hiện người bị Alzheimer có sự mất tế bào thần kinh và giảm thể tích những vùng não chi phối trí nhớ, vùng đảm nhận tâm thần kinh. Dưới kính hiển vi điện tử, khi xem xét mô não về tế bào học thấy có tổn thương về mặt sinh học, đó là sự thoái hóa của các sợi dây thần kinh, hoặc bị tổn thương chỉ còn là những ống nhỏ ngăn cản vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh. Vấn đề này liên quan đến một protein tên là TAU. Kế đến là sự xuất hiện của một protein gọi là beta Amyloid, chúng không hòa tan nên tích tụ thành những mảng keo. Ở bệnh nhân Alzheimer, những chất này nằm xung quanh các tế bào thần kinh chết, một loại protein có tên Amyloid precursor (APP) cũng tồn tại ở đây giúp cho hoạt động hủy hoại tế bào thần kinh của beta Amyloid. Sự có mặt quá nhiều của beta Amyloid sẽ làm giảm chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine cần thiết cho trí nhớ. Beta Amyloid cũng ngăn chặn sự vận chuyển ion kali, natri, calcium qua màng tế bào (giúp cho quá trình truyền tín hiệu thần kinh). Ngoài ra còn có vai trò của một số chất protein khác như ERAB (endoplasmic-reticulum associated binding protein), mảng AMY (giống beta Amyloid), Par-4 (prostate apoptosis response - 4).

2. Sự oxy hóa và đáp ứng viêm


Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tại sao beta Amyloid lại gây tổn thương não trong bệnh Alzheimer và đã phát hiện ra sự xuất hiện của các gốc oxy tự do. Sự xuất hiện nhiều chất này sẽ làm tổn thương tế bào thần kinh. Thật ra sự xuất hiện các chất oxy hóa là sản phẩm của hầu hết những phản ứng hóa học trong cơ thể con người nhưng với một lượng dư thừa sẽ gây hại (chất oxy hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh mạch vành và ung thư). Ngoài ra chất oxy hóa cũng liên quan với đáp ứng miễn dịch, đó là phản ứng viêm (men cyclooxygenase và prostaglandin làm tổn thương tế bào thần kinh).

3. Yếu tố gene

Các gien đóng vai trò gây khởi phát muộn Alzheimer là ApoE2, ApoE3, ApoE4. Còn những đột biến gene PS1, PS2 hoặc gene kiểm soát APP sẽ làm cho bệnh Alzheimer khởi phát sớm hơn.

Giảm hormone sinh dục nữ: Sự giảm estrogen sau mãn kinh có liên quan rõ rệt đến giảm trí nhớ và sa sút tâm thần.

4. Yếu tố môi trường:


Nhiễm trùng, nhiễm kim loại (người ta phát hiện kẽm, đồng tích tụ trong mô não người bị Alzheimer), môi trường điện từ trường, nhiễm độc...

Một số yếu tố khác đã được xác định có liên quan Alzheimer là homocystein, sự thiếu hụt vitamin nhóm B, trầm cảm, chấn thương đầu, nhóm người có điều kiện kinh tế kém và học vấn thấp...

Các biểu hiện của bệnh Alzheimer:


Quên tên: lãng quên tên (tên bố, mẹ, vợ, con…) lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ngày. Cuối cùng là quên tên của mình.
Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ).
Tìm mọi cách để phủ nhận những sa sút trí nhớ của mình.
Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại).
Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm.
Các triệu chứng toàn phát.


Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.
Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì.
Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện được công việc hàng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…
Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá…
Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 2585% bệnh nhân có trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.
Các triệu chứng loạn thần gặp ở 1030% số bệnh nhân. Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.
Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất.
 
Câu hỏi 3: Mắc phải bệnh này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người già như thế nào?

 
Mọi người ai cũng thỉnh thoảng có lúc bị lầm lẫn và mắc sai sót về trí nhớ. Hết sức bình thường nếu như bạn quên tên của một người mà bạn hiếm khi gặp mặt. Nhưng điều này sẽ không phải là một chuyện bình thường cùng với tuổi tác, khi bạn quên ngay cả những đồ vật hàng ngày và tên những người thân thiết trong gia đình mình.
  Bệnh Alzheimer – một tiến trình thoái hóa bệnh lý của não bộ – vượt quá giới hạn của sự quên thông thường. Nó có thể bắt đầu bằng sự rối loạn và mất trí nhớ nhẹ nhàng,  nhưng dần dần sẽ dẫn đến sự suy giảm trí tuệ bất hồi phục nặng nề, tàn phá khả năng nhớ, lý luận, học tập và trí tưởng tượng của người bệnh. Sự sa sút trí tuệ gây nên những bức xúc không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả những người sống cùng người bệnh tạo ra những xung đột trong gia đình làm tang thêm gánh nặng của cuộc sống.
 
Câu hỏi 4: Trung tâm mình có những nghiên cứu gì để chữa bệnh này? và những nghiên cứu đó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?


Trung tâm đang chăm sóc cho khá nhiều bệnh nhân Alzheimer bao gồm cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Hiện nay TT cũng đang lập hồ sơ chăm sóc và theo dõi tiến triển của bênh, đồng thời áp dụng các chương trình điều trị gồm : vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, lao động trị liệu để có thể hạn chế sự tiến triển, của bệnh đồng thời phần nào phục hồi chức năng và hoạt động trí não cho bệnh nhân.
Trung tâm đang kết nghĩa với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi và phục hồi chức năng hàng đầu ở Tokyo với sự hỗ trợ chuyên môn của các giáo sư đầu ngành về phục hồi chức năng cho bệnh nhân Alzheimer của Học viện quốc tế về sức khỏe và phúc lợi Nhật Bản.
 


Câu hỏi 5: Nếu bị mắc bệnh này thì tuổi thọ của người bệnh kéo dài trong bao lâu? Bệnh có di truyền không? Bệnh có khả năng chữa trị hay không?
 
Các giai đoạn phát triển của bệnh
Sau đây là những biểu hiện của bệnh nhân bị bệnh Alzheimer’s ở các mức độ khác nhau và
các chứng mất trí nhớ khác. Không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng đề cập
dưới đây. Ngoài ra, không phải ở bệnh nhân nào bệnh cũng tiến triển theo từng giai đoạn như đề cập dưới đây.
Không phải bệnh nhân bị bệnh mất trí nhớ nào cũng trải qua giai đoạn trầm trọng nhất của bệnh này
 
Giai đoạn mất trí nhớ nhẹ- Giai đoạn hay quên
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 2 đến 4 năm. Người bệnh có thể bị các triệu chứng
như sau:
• Đờ đẫn, ít lanh lợi.
• Ít ham thích các hoạt động và các thú tiêu khiển.
• Không sẵn sàng làm những điếu gì mới.
• Không thích nghi được với những thay đổi.
• Giảm khả năng quyết định và đặt kế hoạch.
• Chậm hiểu những khái niệm phức tạp.
• Đổ thừa ngay là người khác “ăn cắp” khi đồ đạc bị thất lạc.
• Nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn, ít quan tâm đến người khác và cảm xúc của người
khác.
• Thường hay quên chi tiết về những sự kiện vừa mới xảy ra.
• Thường hay lập đi lập lại hay nửa chừng quên mất điều mình đang nghĩ.
• Dễ cáu kỉnh hay buồn bực khi không làm được việc nào đó.
• Tìm kiếm những gì quen thuộc, lẩn tránh những điều xa lạ.
 
Giai đoạn mất trí nhớ vừa phải- Giai đoạn lẫn lộn
 
Thường giai đoạn này là giai đoạn dài nhất của bệnh và có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm.
Người bệnh có thể:
 
• Cần người khác giúp đỡ hay giám sát khi phải làm việc gì.
• Rất hay quên các sự kiện vừa xảy ra gần đây - những việc xảy ra đã lâu thì bệnh nhân
nhớ rõ hơn là việc vừa mới xảy ra, nhưng bệnh nhân có thể quên bớt hay lẫn lộn một số
chi tiết.
• Bị lẫn không nhớ rõ thời gian và địa điểm hay giờ giấc – có thể đi mua đồ (shop) vào ban
đêm.
• Bị lạc đường ngay nếu đi tới chỗ lạ.
• Quên tên bạn bè hay người thân trong gia đình hoặc lẫn lộn giữa người này với người
kia trong gia đình.
• Quên tắt bếp đun nồi, ấm nước.
• Đi lang thang ngoài đường, có khi lang thang vào ban đêm và nhiều khi bị lạc hoàn toàn.
• Có hành động khác thường như bận đồ ngủ ra đường.
• Nhìn hoặc nghe thấy những điều không thấy trước mắt.
• Hay lập đi lập lại.
• Cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà và tránh không muốn đi chơi.
• Sao lãng việc ăn uống và giữ gìn vệ sinh (có thể họ nói là đã tắm rửa hay đã ăn
xong nhưng thực ra họ chưa tắm, chưa ăn.)
• Trở nên giận dữ, bực bội hay buồn rầu rất nhanh.
 
Giai đoạn mất trí nhớ trầm trọng

 
Đây là giai đoạn cuối và đưa đến tử vong. Giai đoan này thường kéo dài từ 3 năm trở lên.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân trở nên bất lực trầm trọng và hoàn toàn dựa vào sự chăm
sóc của người khàc. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng như sau:
 
• Không nhớ được việc vừa xảy ra dù chỉ trong vòng vài phút ví dụ như vừa mới ăn xong
là quên ngay.
• Không còn hiểu được hay diễn đạt được bằng lời nói.
• Không kiểm soát được việc tiêu tiểu.
• Không nhận ra bạn bè hay người thân.
• Cần người đút ăn, tắm rửa, tiêu tiểu, bận quần áo.
• Cởi quần áo không đúng lúc.
• Không nhận ra những đồ vật thường dùng hàng ngày.
• Đêm ngủ không yên giấc.
• Thái độ bồn chồn có thể do cố gắng tìm kiếm một người thân nào đó đã qua đời từ lâu.
• Có thái độ hung hăng nhất là khi cảm thấy bị đe dọa hay tù túng.
• Đi lại khó khăn và cuối cùng có thể phải ngồi xe lăn.
• Không kiểm soát được cử động.
• Cuối cùng bệnh nhân vĩnh viễn không thể cử động được và trong những tuần cuối hay
trong vòng vài tháng cuối bệnh nhân phải nằm liệt giường.
• Cuối cùng bệnh nhân bất tỉnh, có thể lúc đầu bệnh nhân ở trong tình trạng bất tỉnh nhẹ
nhưng sau đó thì hôn mê sâu.
 
 
Câu hỏi 6: Ở Việt Nam các phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ ở mức độ nào? Nếu không thể chữa trị được thì phải có những phương pháp hạn chế bệnh?


Các biện pháp chung


Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạo điều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như canxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá.
Điều trị các bệnh mạn tính kết hợp như:  bệnh phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháo đường….


Điều trị bằng thuốc


Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế men acetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não, những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chung dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim.
Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan. Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ không điều trị khỏi bệnh.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần (thuốc an thần mới). Việc điều trị này phải do bác sỹ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.


Phương pháp hạn chế bệnh:


Dù nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cố tìm những biện pháp nhằm giảm nguy cơ của bệnh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả vì nguyên nhân chính yếu gây bệnh chưa được biết đến. Do đó việc phòng ngừa cũng chỉ là hạn chế các yếu tố nguy cơ:

- Liệu pháp hoóc môn thay thế cả ở nam và nữ: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cùng ghi nhận kết quả ở phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hoóc môn đều giảm được triệu chứng sa sút trí tuệ. DHEA (dehydroepiandrosterone) dùng chống lão hóa ở nữ cũng làm giảm nguy cơ Alzheimer. Ở nam giới thì liệu pháp thay thế bằng testosteron có hiệu quả giống nữ giới.

- Thuốc kháng viêm không steroid: Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng các thuốc kháng viêm loại này sẽ chống lại sự tích tụ beta Amyloid trong não.

- Statin: đây là thuốc làm giảm cholesterol máu. Một vài nghiên cứu cho thấy những người dùng statin giảm được 70% nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

- Chế độ ăn uống:


Dầu mỡ: Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy có mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ và chế độ ăn nhiều mỡ toàn phần, chất béo bão hòa và cholesterol. Tuy nhiên mỡ dạng omega-3 có tác dụng chống lão hóa cho tế bào não. Người ta khuyến cáo năng lượng từ chất béo chỉ nên ở mức dưới dưới 30% tổng nhu cầu hàng ngày.

Rau quả sậm màu: Có tác dụng bảo vệ não chống lại sự lão hóa.

Đậu nành: Có chứa một thành phần giống estrogen; Trên động vật thí nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Đậu nành đặc biệt tốt cho phụ nữ sau mãn kinh.

Rượu: Nếu dùng lượng vừa phải (một đến hai ly mỗi ngày) thì có tác dụng tốt bảo vệ não do kích thích phóng thích acetylchotine (chất dẫn truyền thần kinh bị khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer). Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại, đặc biệt phụ nữ uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị ung thư vú và không được dùng khi có thai.

Folate và vitamin B12: sẽ làm giảm hemocysteine (chất làm tăng nguy cơ Alzheimer và bệnh tim mạch).

Vitamin chống oxy hóa: chủ yếu là vitamin E và C, chống sự giải phóng gốc tự do làm tổn thương tế bào.

Tập thể dục: Cho thấy giúp giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer khi nghiên cứu trên số lượng lớn người cao tuổi và trong thời gian dài.

Ngoài ra thực hiện phong cách sống một cách lành mạnh cũng là để phòng ngừa bệnh.

Những người tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ, hoặc tương tác xã hội thường xuyên cho thấy giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này tương thích với các lý thuyết dự trữ nhận thức, trong đó nêu rằng một số kinh nghiệm đời sống cho kết quả hoạt động thần kinh hiệu quả hơn việc cung cấp dự trữ một nhận thức cá nhân trong sự trì hoãn việc khởi đầu của những biểu hiện mất trí nhớ .

 
Làm sao tránh bệnh lẩn Alzheimer"s
nao bo
Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẩn. Một số người còn mắc bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẩn sớm. Căn bệnh quái ác này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “Có phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?”

Thực ra thì bệnh hay quên thường được gặp ở mọi lứa tuổi: không thể tìm thấy chìa khóa, quên tên người đối diện hay người trong một câu chuyện đang kể, hoặc bước vào một căn phòng rồi không thể nhớ tại sao lại vào đó. Đối với đa số thì vấn đề chỉ là do thiếu ngủ hoặc căng thẳng tạm thời. Nhưng đôi khi những triệu chứng này trở nên thường xuyên hơn và đáng lo ngại hơn khiến chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được chẩn bệnh chính xác. Rất may là nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và thậm chí có thể đảo ngược các vấn đề của trí nhớ khi chúng được phát hiện sớm.

Khi xem xét óc của những người bệnh Alzheimer's, các nhà khoa học thấy giữa các tế bào não là mảng nhỏ li ti, được gọi là mảng beta- amyloid. Dưới kính hiển vi, những mảng này trông giống như viên thịt hoặc cuộn len. Họ cho rằng những mảng này đã dần dần phá hủy các tế bào óc.
Tại sao có những mảng này? Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu cho rằng câu trả lời tìm thấy trong thói quen ăn uống của chúng ta. Một số thức ăn làm dễ bị bệnh Alzheimer's và ngược lại, một số khác giúp ngăn chặn bệnh.

"Chất béo xấu"

Chất béo bão hòa thuộc loại chất béo không lành mạnh: đây là chất béo trong thịt và đặc biệt là trong các sản phẩm sữa, chẳng hạn như phô mai và kem. Các nhà nghiên cứu trong Chicago Health and Aging Project thấy rằng những người ăn nhiều những “chất béo xấu“ờ có hơn ba lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer's so với những người tránh ăn những chất béo này. Và đây là điều đáng sợ: Nếu bạn ăn hai quả trứng và một miếng bacon (thịt ba chỉ ướp mặn) cho bữa ăn sáng, một miếng ức gà không da với một ly sữa cho bữa ăn trưa, và một bánh pizza pho mát nhỏ cho bữa ăn tối, bạn đã lấy đủ “chất béo xấu” để được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Đúng vậy. Những thức ăn hàng ngày mà chúng ta quen ăn khiến chúng ta bị xếp vào nhóm có nguy cơ bị bệnh. Chất transfat có trong bánh donut và các món ăn vặt khác cũng làm tăng nguy cơ bị các vấn đề của trí nhớ sau này.

Sắt , đồng và các kim loại khác

Kim loại - sắt và đồng - từ các loại thực phẩm và từ nồi chảo có thể là một phần của vấn đề. Chúng ta đều cần sắt cho hồng huyết cầu và đồng cho các phân hóa tố (enzyme), nhưng với số lượng lớn, các kim loại này sản xuất các gốc hóa học làm tổn thương các tế bào não.

Các kim loại này đến từ đâu? Chất sắt có trong các loại thịt và tất nhiên là trong chảo gang, do đó nên dùng nồi chảo làm bằng thép không rỉ (stainless steel), an toàn hơn. Chất đồng được tìm thấy trong ống nước - vì vậy ta nên dùng máy lọc nước - cũng như trong gan và nhiều loại thực phẩm khác. Cả chất sắt và chất đồng thường được thêm vào các loại vitamin, vì vậy nên đọc kỹ nhãn hiệu vitamin bạn mua và chọn những loại thuốc không có các kim loại này .

Chất nhôm cũng đã được tìm thấy trong óc của bệnh nhân Alzheimer's. Trong khi các nhà khoa học tiếp tục tranh luận xem các kim loại này là thủ phạm hay chỉ là một chất có mặt vô tội vạ, tốt hơn hết là ta đừng đem chúng vào người. Không nên dùng nồi nấu bằng nhôm và đọc nhãn hiệu kỹ khi mua baking powder, thuốc antacid, và thực phẩm chế biến sẵn để chọn loại không có các chất này.

Thực phẩm bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer's

Không phải tất cả các thực phẩm đều có hại. Một số thực phẩm thực sự bảo vệ óc. Chúng là:

-Các loại hạt chứa nhiều vitamin E, đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer's. Đặc biệt tốt là hạnh nhân (almonds), quả óc chó (walnuts), quả phỉ (hazelnuts), hạt thông (pinenuts), quả hồ đào (pecans), quả hồ trăn (pistachios), hạt hướng dương (sunflower seeds), hạt vừng (sesame seeds), và hạt lanh (flaxseed). Chỉ cần một ounce (một nắm) mỗi ngày là đủ.

-Quả việt quất (blueberries) và nho có được màu đậm là từ anthocyanins, chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp học tập tốt và tăng trí nhớ trong các nghiên cứu tại Đại học Cincinnati.

-Khoai lang là thức ăn chính của người Okinawa, giống người sống lâu nhất trên trái đất. Họ cũng được biết là có thể duy trì tinh thần minh mẫn vào tuổi già. Khoai lang chứa nhiều beta- carotene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ .

-Các loại rau lá xanh cung cấp sắt trong một hình thức dễ hấp thụ hơn khi cơ thể cần nhiều và ít được hấp thụ khi cơ thể bạn đã có dư, bảo vệ bạn khỏi tình trạng quá dư chất sắt, có thể gây hại cho não. Rau xanh cũng có rất nhiều chất folate, một loại vitamin B bảo vệ óc.

-Các loại đậu và chickpeas có vitamin B6 và folate cũng như protein và cancium, không có chất béo bão hòa hoặc transfat.

-Vitamin B12 rất cần thiết để giúp hệ thần kinh và các tế bào não khỏe mạnh. Folate , vitamin B6 và vitamin B12 hợp chung sẽ loại bỏ homocysteine, là chất tích tụ trong máu - giống như chất thải nhà máy - và làm hư não.

-Ăn chay, nhất là ăn thuần chay rất tốt. Một nghiên cứu tại đại học Loma Linda cho thấy người ăn chay không chỉ sống lâu hơn những người ăn thịt mà họ giữ được sự minh mẫn lâu dài hơn.

Vận động bộ óc thường xuyên

Dùng những cách sau để vận động bộ óc:

-Làm trái tim d?p m?nh hon: Đi bộ nhanh 40 phút ba lần mỗi tuần mang oxygen lên óc và có thể đảo ngược sự co rút do tuổi cao của óc, theo trường đại học Illinois.

-Vận động trí óc: Những bài tập kích thích não - từ sách, báo hay các bài tập não đã được chứng minh là làm óc mạnh lên.

-Ngủ. Giấc ngủ rất cần thiết để gìn giữ trí nhớ. Nửa đầu của đêm rất quan trọng cho giấc ngủ sóng chậm, khi bộ óc tổng hợp các sự kiện và từ ngữ học được trong ngày. Nửa thứ hai của đêm nhấn mạnh giấc ngủ REM, khi những cảm xúc và kỹ năng thể lý được tổng hợp. Nên đi ngủ vào khoảng 10:00 tối, và ngủ đủ tám tiếng hoặc nhiều giờ như có thể được.

-Bảo vệ trí nhớ của bạn

Tránh những "chất béo xấu" trong các loại thịt , các sản phẩm sữa, bánh ngọt ăn vặt, và tận dụng các chất dinh dưỡng tốt trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt , và đậu. Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng cần thiết. Và đừng quên tập thể dục cho thể xác cũng như tinh thần mỗi ngày.

Đừng chần chờ. Nếp nhăn bắt đầu rất sớm và cuộc sống cũng như tóc bạc và những thay đổi trong bộ óc đã bắt đầu và tiến hành trước khi hầu hết chúng ta nhận ra. Ngay bây giờ là thời gian để tận dụng các loại thực phẩm tốt cho não.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 4354)
Củ sắn lột vỏ cắt miếng 3cm, đậu hủ cắt 3 theo bề ngang, chiên vàng hai thứ, xắt mỏng củ sắn thái chỉ giả bì...
16/12/2010(Xem: 4528)
Đổ dầu vào nồi, phi boa rô cho thơm, bỏ thơm vào xào, xong bỏ cà chua vào xào rồi bỏ nước lèo vào nấu sôi, nêm nếm cho vừa ăn.
16/12/2010(Xem: 8428)
Bún mọc nấu từ các nguyên liệu chay như nấm rơm, đậu phụ... Món bún nấu khéo nhìn rất bắt mắt.
16/12/2010(Xem: 5567)
Đậu hũ: cắt thành từng miếng nhỏ, khoảng 3x2x1 cm, chiên với dầu canola thật nóng, cho đến khi vàng, vớt ra, để ráo dầu.
16/12/2010(Xem: 5522)
Bò lát ngâm nở mềm, ướp 1 muỗng canh cốt súp chay, 1 muỗng canh dầu ăn khoảng 5 phút.
15/12/2010(Xem: 5426)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
15/12/2010(Xem: 5007)
Thả mì căn vào nước đang sôi trong vòng 5 phút, vớt ra chờ bột nguội, xắt thành từng lát dầy, chiên vàng trong dầu nóng, để ráo.
15/12/2010(Xem: 5127)
Bông cải tách ra thành từng bông nhỏ, rửa với nước muối để ráo. Hòa bột mì với nước + đường + muối + tiêu + bột nêm nấm, màu vàng.
15/12/2010(Xem: 6326)
Hành boa rô xào vàng thơm, thêm tiêu xanh, tiêu sọ, xào cho lên mùi sau đó cho cà paste vào xào cho lên màu...
15/12/2010(Xem: 5750)
Cần chuẩn bị các vật liệu trước khi cuốn Bò Bía. Hành tím cắt mỏng, cho 4 muỗng canh dầu ăn vào chảo và phi hành cho vàng rồi vớt ra rải trên khăn giấy cho khô.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567