Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiêu sách mới sách hay: Axit và Kiềm trong thực dưỡng

01/10/201819:17(Xem: 5122)
Giới thiêu sách mới sách hay: Axit và Kiềm trong thực dưỡng

axit va kiem trong thuc duong

Giới thiêu sách mới sách hay:
Axit và Kiềm trong thực dưỡng


Trong thời đại hiện nay, chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò tối quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh để sống có ích, sống vui, để tu tập mỗi ngày. Nếu cơ thể yếu ốm, cuộc sống sẽ rất vất vả và không thuận duyên cho người tu, kể cả xuất gia lẫn tại gia.

Nếu như khoa học phương Tây dùng độ pH để nghiên cứu và định hình nên khái niệm về tính axit và tính kiềm trong thực phẩm, thì phương Đông lại có triết lý âm – dương, nhiệt – hàn cùng rất nhiều lý thuyết vừa bao quát vừa vi tế khác. Việc hiểu đúng về âm và dương, axit và kiềm là vô cùng quan trọng. Cách chọn thực phẩm cân bằng lại còn quan trọng hơn.

Vậy ý nghĩa của những khái niệm này là gì? Chúng đóng vai trò thế nào trong việc nuôi dưỡng hay phá hủy cơ thể của chúng ta? Thực phẩm có thể vừa âm (dương) vừa có tính axit (kiềm) được không? Một thực phẩm vốn chứa nhiều axit vì sao lại được coi là thực phẩm tạo kiềm? Liệu chúng ta có thể kết hợp hài hòa những lý thuyết của Đông-Tây để khai thác tối đa lợi ích từ thực phẩm, giảm thiểu thể trạng bệnh tật và phục hồi sức khỏe? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề này trong cuốn “Axit và kiềm trong thực dưỡng” của tác giả Herman Aihara.

Cuốn sách “Axit và kiềm trong thực dưỡng” giải thích tỉ mỉ các cặp khái niệm axit và kiềm, âm và dương; giúp chúng ta hiểu và phân biệt giữa tính axit/kiềmvà khả năng tạo axit/kiềm của thực phẩm; đi sâu phân tích các nguyên tố tạo kiềm và tạo axit cùng vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Bên cạnh đó, cuốn sách còn thể hiện tính thực tiễn khi liệt kê một loạt nhóm thực phẩm thông dụng theo mức độ tạo axit (kiềm) hoặc tính âm (dương), và tính thực hành khi giới thiệu biểu đồ bốn bánh xe nhằm giúp người đọc tự thiết kế cho mình một bữa ăn cân bằng. Ngoài ra, độc giả còn được giải thích khái quát về thể trạng nhiễm axit (kiềm), mức độ axit của các loại dược phẩm và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích về ăn uống, tư duy và lối sống cho một số vấn đề bệnh tật phổ biến.

Từng là một học viên của tiên sinh Oshawa, Herman Aihara là một trong những người tiên phong gây dựng phương pháp thực dưỡng tại New York. Ông dành toàn bộ tâm sức cho việc nghiên cứu và truyền bá phương pháp thực dưỡng ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, đồng thời là người sáng lập và là chủ tịch của nhiều hiệp hội thực dưỡng trên toàn nước Mỹ.

Đọc cuốn sách “Axit và kiềm trong thực dưỡng”  xong, chắc chắn bạn sẽ giật mình và thay đổi cách sống. Bạn cũng sẽ thấy sống khỏe không phải là quá khó.

Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi đọc xong cuốn sách này của ông, bạn sẽ tự trả lời được cho mình những thắc mắc về axit-kiềm và âm-dương, đồng thời tự xây dựng được cho bản thân một chế độ dinh dưỡng cùng lối sống khoa học và lành mạnh. Chúng tôi biết rằng sức khỏe của bạn sẽ thay đổi sau khi thực hành theo hướng dẫn. Tôi biết rằng bạn sẽ trở nên vui tươi, yêu đời và sống hạnh phúc, sảng khoái sau khi ứng dụng sách “Axit và kiềm trong thực dưỡng” 

Chúng tôi thật sự mong và nhờ bạn giới thiệu sách quý này đến thật nhiều người quanh mình, nhất là những ai mà bạn biết đang có sức khỏe không tốt.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 3781)
Biết không thể chữa khỏi căn bệnh u não, bé gái 7 tuổi người Trung Quốc và bố mẹ đã chấp nhận hiến tạng, mong giúp người khác được sống. Khi ca mổ lấy nội tạng diễn ra cũng là thời điểm em ra đi mãi mãi. Sáng 3/2/2015, các nhân viên y tế Bệnh viện hữu nghị Bắc Kinh đứng mặc niệm trước khi mổ lấy tạng từ người hiến - bé gái 7 tuổi Anita ở Hồ Nam, Trung Quốc.
24/02/2011(Xem: 5965)
Ở một nhà xay bột kia có một bác thợ xay nghèo, không có vợ con gì cả. Bác có ba gã giúp việc. Ba gã ở với bác được vài năm thì một hôm...
19/02/2011(Xem: 7282)
Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng. Vì thế yếu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết. Hiệp hội ăn chay Hoa Kỳ đề nghị chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm loại whole grains như gạo lức, bánh mì nâu, cereals, các loại ngũ cốc chưa biến chế, rau đậu, trái cây tươi và ăn ít những thức ăn có chứa nhiều chất béo, chất ngọt và chất muối. Một vị bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng đề nghị một tỷ lệ hợp lý về dinh dưỡng chay là 4/6 hay 3/7 để chúng ta dễ nhớ.
19/02/2011(Xem: 6667)
Thành phố San Francisco ở California đã trở thành thành phố thứ nhì trên thế giới và đầu tiên của Mỹ có một ngày chính thức trong tuần không ăn thịt. Thành phố Ghent của Bỉ là thành phố đầu tiên trên thế giới đã làm việc này. Phong trào không ăn thịt, ít nhất là một ngày trong tuần hiện đang có khuynh hướng gia tăng tại Hoa Kỳ và các nơi trên thế giới nhằm ủng hộ lối sống lành mạnh, ý thức về môi trường sinh thái, đồng thời kêu gọi sự thức tỉnh của con người về mối liên hệ giữa thói quen ăn uống, sức khỏe và sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
15/02/2011(Xem: 3888)
Sữa đậu nành truyền thống làm từ đậu nành nguyên hạt. Công việc là ngâm đậu, bóc vỏ, xay chúng dưới dòng nước rồi lược, nấu sôi và thêm chất gây hương vị cho dễ uống.
15/02/2011(Xem: 3856)
Trong khi các loại nhiễm trùng hay dịch bệnh luôn luôn đe dọa và phương hại đến sức khỏe của con người, thường xuyên uống trà có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể con người...
13/02/2011(Xem: 10924)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
13/02/2011(Xem: 4643)
Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực.
04/02/2011(Xem: 4524)
Phở cuốn chay có thể dùng làm món chính trong bữa ăn tiếp khách, bữa ăn trong gia đình. Một món chay mới làm từ bánh phở...
31/01/2011(Xem: 6674)
Rau sam tốt cho da, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Người Ai Cập cổ sử dụng rau sam để chữa các bệnh tim mạch và suy tim. Nhận biết rau sam Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng như rau xanh hoặc cây thuốc chữa bệnh. Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc. Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích. Rau sam thường mọng nước, thân màu nâu đỏ và phát triển trực tiếp từ rễ trái. Thân cây có thể dài tầm 20cm và xòe ra từ vùng trung tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]