Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lầm và chấp

10/04/201312:40(Xem: 5142)
Lầm và chấp
Các Bài Viết Về Ăn Chay


Lầm Và Chấp

Chơn Chánh
Nguồn: Cư Sĩ Chơn Chánh


Lầm và Chấp là hai anh em song sinh của tâm vô minh, cùng hiện tướng ra, khắn khít như hình với bóng. Bỡi mê lầm nên sanh tâm chấp, do chấp nên càng bị mê mờ, lầm lạc trong vô minh.

Lầm là vì si mê của nghiệp thức mà tập theo vô minh, nên chơn tánh bị vô minh che lấp, không tự nhận biết thế nào là thật tánh thật tướng của vạn pháp, liền nhận các giả pháp, hư vọng làm thật; do lầm nhận các pháp huyễn giả làm thật có, nên mới sanh tâm chấp ngã, chấp pháp để nắm níu, trói buộc với chúng, cũng là tô bồi, vun đắp ngày càng lớn vô minh cho tự thân, để rồi theo nghiệp thức dẫn dắt mà biến hiện, sanh diệt, không dừng nghỉ .

Lầm là do sanh tâm không khế hợp được với lý đạo, vì chỗ sanh tâm này có chỗ trụ, bị ràng buộc, trói cột với sanh diệt pháp. Chấp là vì lầm cột buộc với vô minh nên càng ngày càng xa lìa chơn tánh.

"Lời giới thiệu" trên tập sách "Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật", tự nó cho thấy tác giả là TT Giác-Chánh đã bị lầm, tưởng rằng mình đã đắc đạo, đã đến đi tự tại như một bậc Thánh trong cõi này, nên sẵn sàng phá chấp (hay phá giới, TT G.C cũng không tự biết !) mà "không chê chay cũng chẳng đòi mặn" "nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay" vì ảnh hưởng theo "tinh thần Bát-nhã !". Lời giới thiệu đầy cột buộc với vô minh và đi ngược lại với lòng từ bi của Giáo-lý Phật, đã được một số huynh đệ thân cận trước đây chỉ ra giúp một cách rõ ràng không sai chạy.

Nay lại có người khởi tâm chấp, tuy không nói ra TT Giác-Chánh đích thị là một ông ông Thánh sống của họ, nói gì cũng không sai, làm gì cũng đúng nên liền đem kinh điển và chút kiến thức hẹp hòi, cạn cợt ra mà làm chứng, để bênh vực cho Thầy . Không biết nhóm Phù-sa trước khi làm cái việc bênh vực này, đã có thưa thỉnh trước với Thầy Giác-Chánh chưa, và Thầy có đồng ý bài lý luận này hay không; nếu chưa thưa thỉnh mà đã làm, thì thật là bậy bạ hết sức, bỡi chẳng những không bênh vực cho Thầy được chút nào, mà còn dồn Thầy vào ngõ hẹp không lối thoát, cũng như tự đưa mình cột buộc theo tà kiến. Ðây chính là trò hại Thầy không sai vậy.

Ðáng lý không có bài viết này. Nhưng chúng tôi tự nghĩ, có những người khởi đầu tu hành rất thuần khiết, như pháp hành trì, nhưng lần lần do tâm tự mãn, lại gặp những người bên cạnh tâng bốc mình lên thấu trời xanh, liền tưởng mình là một ông Thánh sống, nói gì làm gì cũng trúng, vì mỗi lời nói ra, những người bên cạnh cứ coi như là Thánh phán. Từ đó, ma tâm khởi dậy, nói và làm theo ma sự, xúi người theo ma nghiệp mà không tự biết, như trường hợp của sư Chơn-Quang đã từng mắc phải.

Do bài "Giới thiệu" của TT. Giác-Chánh đầy ngã mạn, có thể coi như cái dợm bước đầu tiên giữa ngã ba đường của ma, Phật nên chúng tôi trước đây có bài viết phê bình nhẹ nhàng cho thái độ này, để mong ông dừng bước mà suy nghĩ lại. Không ngờ nay lại có người tâng bốc, bênh vực cho thái độ ấy nên chúng tôi lại phải chỉ ra giùm cho họ thấy sự tác hại của những lời tâng bốc của người bên cạnh. Bỡi những người này lầm tưởng làm như thế là để bênh vực cho ngôn hạnh của Thầy, hóa ra lại là làm hại cho đường tu tĩnh của Thầy, vì làm cho tâm cống cao, ngã mạn thêm tăng trưởng. Ngoài những lý do đó ra, chúng tôi không có ý chỉ trích cá nhân, vì chúng tôi cũng chưa hề biết Thầy, cũng như là lần đầu tiên biết TT. Gíac-Chánh qua lời giới thiệu sách của ông ta.

Ðọc bài viết "Dĩ Kinh Chứng Kinh" của nhóm Phù-Sa, chúng tôi có mấy nhận xét.

Do đề bài mà nhóm Phù-Sa đặt ra, là lấy kinh này làm chứng cho kinh kia, cũng là đem tướng mà đối tướng, nên chúng tôi xin không bàn tới đúng sai, phải trái ở đây. Vì dù có nói tới vạn năm đi nữa cũng chẳng ích chi, bỡi việc làm đem kinh đối kinh, tự chúng không ra ngoài trói buộc của sở tri chứơng, cũng là không vượt thoát nổi nhị nguyên nhơn quả.

Bỡi cớ sao mà chúng tôi không đề cập tới nó? Bỡi Phật nói pháp là tùy duyên mà nói. Mà đã nói là tuỳ nhân duyên nói pháp để giác ngộ người, thì không có một pháp nhất định nào có thể thuyết, có thể nói là đúng hay không đúng, mà chỉ tùy duyên, tùy thời, tuỳ hoàn cảnh, tùy căn cơ của từng đối tượng, mà Phật nói pháp.

Lại nữa, lời của Phật nói ra luôn luôn từ Trung-Ðạo mà tuôn chảy, không chỗ vướng mắc, nói rồi liền phủ nhận chúng, rằng nói mà thật chỗ không nói, pháp mà thật chẳng phải pháp, đó mới là chỗ nói chơn thật cũa Phật tâm, là diệu thuyết; còn người thật liễu nghĩa những lời Phật dạy, nghe pháp mà thật không chỗ nghe, mà thường nghe mới là người diệu thính pháp vậy ; còn ở đây chúng ta hoàn toàn chưa thâm nhập Trung-Ðạo, lại lạm dụng tri thức, biện luận để đem những ký tự của ngôn ngữ này ra so sánh với những ký tự của ngôn ngữ kia thì làm sao trúng được, làm sao có thể nói là khế hợp với Phật tâm được. Bỡi thế, đem kinh này làm chứng cho kinh kia cũng chỉ là việc làm so sánh những lời Phật dạy trong chỗ tùy duyên, lấy chữ đối chữ, lấy tướng so tướng, lấy vật đối vật, tràng giang đại hải, cốt để làm giàu cho cái túi chứa tri thức sanh diệt thì được, chứ cứ chạy theo nó mà tìm lẽ thật của Phật tâm, thì biết đến bao giờ việc làm này mới có thể đưa hành giả tới được chỗ đồng một cùng tâm ý của Tổ, Phật ? Mà việc khẩn thiết trước mắt, đáng bàn của mọi người cần tham gia ở đây chính là làm sao liễu nghĩa những lời Phật dạy, để nương đó tu hành, nghĩa là phải thâm nhập "một" cùng Trung-Ðạo, thì mọi việc tức khắc được giải quyết rốt ráo, cũng là tự vượt lìa nhị nguyên đang cột kéo chúng ta vậy. Bằng còn có chỗ tự dối mình để phô ra cái biết, cái phải, cái đúng hay che đậy cái không biết, cái không phải, không đúng, không tự chơn thật với chính tự Phật ( vì còn trói buộc với tự ngã ), thì sự tu hành của chính tự thân mỗi người, biết đến bao giờ mới thành tựu được đây ?

Bỡi cớ sao ? Tất cả ngôn ngữ được biểu hiện trên thế gian đều ở trong tương đối. Cho nên, nếu chúng ta dùng biện luận, lý giải để mà chấp nhận nên ăn chay mới là đúng, thì chúng ta liền rơi vào chấp thiện, mà nói ngược lại thì chúng ta lại rơi vào chấp ác, mà thiện ác đều không dính dấp tới tự tánh, mà ngộ tánh cũng là cái đích mà chúng ta đang nhắm tới trên suốt quãng đời tu hành trước mặt của chúng ta vậy.

Chính vì lẽ ấy mà ở đây chúng tôi không bàn sâu tới việc việc đúng sai, phải trái của dĩ kinh chứng kinh, mà chúng tôi chỉ bàn tới mỗi một chỗ, là chúng ta đã thật sự liễu nghĩa việc ngài Huệ-Năng ăn chay mà luộc rau trong nồi thịt chưa, cũng như có hiểu được cách rốt ráo, vượt cách, lời của ngài Tuệ-Trung Thượng sĩ hay chưa, mà nhóm Phù-sa đưa vào đây để bênh vực cho bài giới thiệu sách của Thượng-toạ Giác-Chánh, mà một thời gian trước đây chúng tôi và một số đạo hữu khác có đề cập tới.

Ngài Huệ-Năng và việc ăn chay .

Trong bài viết của nhóm Phù-sa, có đưa ra một đoạn trong kinh Pháp-Bảo-đàn, Phẩm Tự-tự, để biện minh cho TT. Giác-Chánh đã viết trong lời giới thiệu sách, là không quá cố-chấp tập quán ăn chay.

Ðoạn kinh được trích ra như sau :

"Huệ-Năng sau đến Tào khê, bị một số người hung ác đố kỵ , đi tìm để hãm hại.

(Vâng lời Thầy – Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn) Huệ-Năng hiểu rõ thời cơ, ẩn thân lánh nạn, ở với một nhóm thợ săn, tại Tứ-hội, suốt mười sáu năm trường, thường vì nhóm thợ săn mà tùy duyên thuyết pháp.

Nhóm thợ săn thường bảo Huệ-Năng giữ miệng lưới; tuy nhiên, khi thấy thú vật mắc lưới, Huệ-Năng mở lưới thả hết. Mỗi khi đến giờ ăn, Huệ-Năng lấy rau nấu kèm trong nồi luột thịt để dùng qua bữa, nếu có ai thấy lạ hỏi, thì trả lời : "Ta chỉ thích ăn rau luộc trong nước thịt mà thôi".

Bài viết của nhóm Phù-sa cũng kèm theo bài "Phụ chú của Hòa-thượng Thích Nhật-Long" :

"15 năm ẩn trong bọn thợ săn, Tổ tuỳ phương tiện thuyết pháp dạy cho người cải một ít ác theo một ít thiện, chứ chưa đủ cơ duyên lập Tông.

Lén mở thả thú là lòng từ nặng hơn chữ tín. Sợ người biết truy tầm nên phương tiện luộc rau trong nồi thịt mà ăn, thế mà có người hỏi lại nói khéo, vì ưa ăn thịt thấm trong rau, chớ không nói ăn chay theo đạo Phật. Ðời sau có người không hiểu, lại nói Tổ không cần ăn chay.

Học theo Tổ đến đoạn nầy, chúng ta mới thấy vấn đề ăn chay : Nhiều người lầm ăn chay theo tư tưởng của thuyết nào đó, dạy ăn chay để luyện tâm (!) cho nhẹbiết bay, biết biến hóa chi đó ! Cho nên họ ăn chay rất kỹ, kỹ là sao ? – Họ sợ hôi tanh thịt cá. Vì thế bắt đầu ăn chay một ít ngày gì đó, họ kỹ lưỡng và khó khăn làm sao ! Rầy con mắng cháu : Không lo sắm nồi sạch, chén mới, đũa tinh cho họ ăn mau thành. Aên chay mà lầm như vậy cho nên có nhiều người ăn chay rất nhiều ngày, ăn chay trường nữa, nhưng họ dám hà lạm, gian manh, sát hại cho có lợi lấy tiền sắm đồ ăn chay. Aên chay mà việc làm cũng vẫn vô nhân, vô nghĩa, chửi rủa, mắng nhiếc, sát hại thì bảo sao người ta chẳng mỉa mai :

"Si mê nghiệp chướng không chừa,

Bo bo mà giữ tương dưa ích gì ?".

Theo ý Tổ, ăn chay là vì lòng từ bi : Thương người, thương vật, không nỡ vì miếng ăn mà lường gạt gian manh, tham lam lường gạt của người, không nỡ nhẫn tâm sát hại sanh mạng hay ấn ý xúi giục người sát hại cho mình ăn. Tổ ăn chay không phải sợ hay chê hôi tanh thịt cá, cũng không để luyện xác thân, mà ăn chay vì lòng từ bi bao la cao cả thương người thương vật".

Nhóm Phù sa sau khi trích dẫn kinh Pháp-Bảo-đàn và lời phụ chú của Hoà thượng Nhật-Long, liền kê ngay ý kiến chủ quan của mình vào :

"ÐẤY LÀ TỔ-SƯ GIÒNG THIỀN TÀO-KHÊ TRUNG-QUỐC CŨNG KHÔNG QUÁ CỐ CHẤP TẬP QUÁN ĂN CHAY".

Lời giải thích của Hòa-thượng Nhật-Long đối với đoạn kinh văn trên, nói về việc Lục-Tổ Huệ-Năng biết tùy duyên, không câu chấp, là hợp lý, hợp đạo chứ không có gì sai trái cả. Bằng ngược lại, cứ bo bo chấp thủ việc ăn chay bất kể trong trường hợp nào, cũng đều là chấp, mặc dù là chấp thiện. Hoặc là ăn chay theo hình thức như Hòa-Thượng ấy kể ra, cũng không phải là tốt vậy, vì miệng ăn chay mà lòng còn chứa tâm sát, còn nhiều tham muốn "lợi mình hại người" thì việc dùng chay ấy nào có ích gì ?.

Tuy nhiên, việc đưa một đoạn kinh trong Pháp-Bảo-đàn vào đây, rồi bảo một cách võ đoán rằng "Ðấy là Tổ-sư giòng Thiền Tào-Khê Trung-Quốc cũng không quá cố chấp tập quán ăn chay" là hoàn toàn ấu trĩ, thiếu chính xác, và không thể chấp nhận cho lập luận để bênh vực cho lời nói và việc làm của TT. Giác-Chánh, rằng "riêng tôi thì không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay, có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát-nhã" được (Lời TT. Giác-Chánh).

Bỡi vì trong mười sáu năm Lục-Tổ phải lẩn trốn bọn người xấu ác muốn tìm cách giết Ngài để cứơp Y-Bát là tín vật của Tổ sư Thiền-Tông đời thứ sáu, nên trong chỗ "ngộ biến" mà cực chẳng đã Tổ phải "tùng quyền", phải đành luộc rau trong nồi thịt mà độ nhật, kẻo sợ người phát hiện ra nhân thân mà giết chết Ngài, đó là tuỳ duyên (Xứ-Thời) mà hành đạo vậy. Chứ có phải trong chỗ bình an như mọi người chúng ta đang sống và tự do tu hành đâu, mà các ông gán cho là Tổ cố chấp, với không cố chấp việc ăn chay. Như các ông Phù-sa bây giờ đang tu hành bình thường, và tự do, thân xác các ông có bị đe doạ đâu, có ai bắt buộc các ông phải ăn mạng đâu, mà phải ăn chay một cách khiên cưỡng, hay phải làm cái việc quyền biến như Lục Tổ, hoặc là "không chê đồ chay, không chờ đồ mặn" như TT. Giác-Chánh đã làm .

Các ông dẫn lời diễn giảng của Hòa-thượng Nhật-Long mà không để ý tới điểm trọng yếu mà HT nầy muốn nhấn mạnh : "Tổ ăn chay không phải sợ hay chê hôi tanh thịt cá, cũng không phải để luyện xác thân, MÀ ĂN CHAY VÌ LÒNG TỪ BI BAO LA, CAO CẢ THƯƠNG NGƯỜI, THƯƠNG VẬT.

Thương người ở đây chính là sợ giùm cho người khác tạo nghiệp tội, vì mình mà họ phải bị phạm tội sát sanh (vì mình thích ăn mạng, người ta phải giết sinh vật khác cho mình ăn); thương vật ở đây chính là vì lòng từ bi bao la, coi mạng sống của các sinh vật khác như mạng sống của chính bản thân mình không khác, vì tất thảy đều có Phật tánh như mình.

Cho nên, trường hợp của Lục Tổ Huệ-Năng ở đây, ăn rau luộc trong nồi nấu thịt, chỉ là vì ngộ biến mà phải tùng quyền, chứ chẳng phải tự ý Ngài muốn phá giới hay phạm sát, chứ chẳng phải "không quá cố chấp tập quán ăn chay" như các ông nghĩ và áp đặt cho Tổ vậy đâu, cũng chẳng phải là "Phá chấp" gì cả, như ý của Thượng toạ Giác-Chánh muốn nói về chính bản thân ông ta.

Câu nói biểu hiện cho hành động của TT chỉ là vị ngã mà phá giới thì đúng hơn, chứ chẳng phải phá chấp gì hết. Bằng thật sự phá chấp triệt để như Tuệ-Trung Thượng-Sĩ, hay các Thiền-sư đắt đạo, tự tại an nhiên, phi tội phi phúc, thõng tay vào chợ, lại là một việc khác, chúng ta sẽ bàn ở phần sau.

Hơn nữa, trong Pháp-Bảo-đàn kinh, tuy là một bổn kinh dạy người pháp đốn-giáo, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, nhưng gần như phẩm nào Lục-Tổ cũng nhắc đi nhắc lại người tu Phật phải nên hành thập thiện, mà trong đó Giới-sát là đứng đầu cần nên đoạn lìa.

Hoặc thí như có người hỏi Ngài về việc niệm Phật cầu vãng sanh Tây-Phương, Ngài dạy trong phẩm Quyết-Nghi:

" Tiên trừ thập ác, tức hành thập vạn. Hậu trừ bát tà, nãi quá bát thiên. Niệm niệm kiến tánh, thường hành bình trực, đáo như đàn chỉ, tiện đổ Di-đà - Trước trừ mười điều ác, tức vượt được mười muôn dặm. . Sau trừ tám điều taø, tức vượt được tám ngàn dặm. . Niệm niệm đến tỏ tự tánh, tâm thường bình trực, thì như khảy móng tay, liền thấy Phật Di-Ðà".

Tuệ-Trung Thượng-Sĩ và việc ăn chay.

Ðể bênh vực cho câu nói và việc làm của Thượng-Toạ Giác-Chánh, là "không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay", cũng là phá chấp theo tinh thần Bát-nhã, nhóm Phù-Sa đã đưa Ngài Tuệ-Trung Thượng-Sĩ vào làm chứng. Trước tiên bằng câu tán-thán của Ðệ-Nhất Tổ Ðầu-đà Trúc-Lâm Việt-nam đối với Tuệ-Trung Thượng sĩ, sau đó là dùng một bài kệ của ngài Tuệ-Trung để làm bằng cho lời biện bạch của mình.

Nhưng ở đây, ý nghĩa bài tán tụng, cũng như bài kệ lại hoàn toàn trái nghịch lại với ý tưởng của các ông trong nhóm Phù-sa, trong việc bênh vực Thầy Giác-Chánh mà các ông không hề hay biết; bỡi sự có mặt của chúng ở đây lại đánh đổ quan niệm sai lầm của chính các ông vậy.

a. Câu tán của Ðệ Nhất Tổ Trúc-Lâm dành cho Thầy mình là Tuệ-Trung Thượng-Sĩ có câu "Hỗn tục hòa quang, dữ vật vị thường xúc ngổ - Sống chung đời tục, hòa ánh sáng với bụi bặm; với mọi vật chưa từng xúc phạm hay làm nghịch (với đạo)".

Vế đầu bốn chữ khen ngợi một cách chân tình Thầy mình là ngài Tuệ-Trung Thượng-Sĩ, một cư sĩ tại gia tu Phật, thoát trần đắc đạo thì đã quá rõ ràng, cùng một ý tưởng với Lão-Tử đã dạy người trong Ðạo-Ðức kinh không khác "Hoà kỳ quang, đồng kỳ trần - Hoà ánh sáng cùng với bụi bặm" . Tuy sống lẫn cùng với thế tục mà không nhiễm ô, tâm thể trong suốt như ánh sáng, tự như, không chút dính dấp với hồng trần, tức là đã kiến tánh, đã đắc đạo, đã thoát trần.

Ðã thế, Ðệ nhất Tổ Trúc-Lâm còn cho như vậy là chưa hết ý, chưa thể hiện hết con người thật của Thầy mình, mà thêm vào một câu nữa "Với vạn vật chưa từng xúc phạm tới, hay làm nghịch với lẽ đạo".

Vế thứ hai này đã làm cho chúng ta nhận ra được một cách rõ ràng con người thật trước mắt bằng xương, bằng thịt mà đạo hạnh tuyệt vời, từ bi vô lượng của ngài Tuệ-Trung; thế thì có thể nói là Thượng-Sĩ cố chấp hay không cố chấp thành kiến ăn chay được chăng, khi mà Ngài đã thể hiện từ tâm với tất thảy chúng sanh như vậy. Mà đã thể hiện từ tâm, không từng xúc phạm tới vạn vật, cả vật hữu tình lẫn vô tình, cũng như không sống nghịch với lẽ đạo thì làm sao có thể kết luận một cách võ đoán là Ngài cố chấp hay không cố chấp thành kiến ăn chay?

Các ông trong nhóm Phù-sa cần phải thật tu nhiều hơn nữa, chứ chớ nên góp nhặt chút kiến thức trong kinh điển mà tự cho là mình kiến đạo, không chịu thật hành tâm tu, thân tu thì làm sao có thể sáng tánh ra mà "một" được với chỗ này. Bằng cứ kết buộc trong chữ nghĩa, lý sự, chỉ biết dụng thế trí mà y theo mặt chữ để hiểu đạo, thì trăm đời ngàn kiếp cũng chỉ làm ma tri thức mà thôi, không sao giải thoát được. Ðó chính là sở tri chướng vậy.

b. Các ông Phù-sa đưa một đoạn trong bài kệ "Trì Giới kiêm Nhẫn-nhục" của Tuệ-Trung Thượng-sĩ ra làm chứng, mà không đưa toàn thể bài kệ để có thể nói lên hết ý của Ngài muốn nói, cũng như thật ra các ông chưa liểu nghĩa bài tán Trì-Nhẫn Ba-la-Mật này, nghĩa là chưa tự một được trong tâm thể sáng trong, vô nhất vật, mà các Ngài tự trong chỗ đó "đang-là" vậy. Bỡi liễu được nghĩa này, thì mọi thắc mắc, cột buộc trong các ông ắt sẽ tiêu tán thành như hư không, mọi việc tức khắc sẽ được giải quyết ngay, không còn một vấn đề nào cần phải bàn ở đây nữa.

Toàn văn bài kệ "Trì Giới kiêm Nhẫn nhục" như sau :

"Vô thường chư pháp hành

Tâm nghi tội tiện sanh

Bản lai vô nhất vật

Phi chủng diệc phi manh.

Nhật nhật đối cảnh thời

Cảnh cảnh tùng tâm xuất

Tâm cảnh bổn lai vô

Xứ xứ Ba-la-mật.

Khiết thảo dữ khiết nhục

Chủng sanh các sở thực

Xuân lai bách thảo sanh

Hà xứ kiến tội phúc.

Trì giới kiêm Nhẫn nhục,

Chiêu tội bất chiêu phúc

Dục tri vô tội phúc:

Phi Trì giới, Nhẫn nhục.

Như nhân thượng thọ thì,

An trung tự cầu nguy

Như nhân bất thượng thọ

Phong nguyệt hà sở vi?

***

Các pháp đều vô thường

Tâm nghi tội liền sanh

Xưa nay không một vật

Mầm móng ở đâu sanh?

Ngày ngày khi đối cảnh

Cảnh cảnh từ tâm sanh

Cảnh tâm không thật có

Mọi xứ đều Phật-địa.

Aên cỏ với ăn thịt

Chúng sanh hợp từng loài

Xuân đến cây cỏ sanh

Ở đâu có tội phước?

Trì-giới và Nhẫn-nhục

Chuốc tội, chẳng chuốc phúc.

Muốn biết không Tội, Phước:

Không Trì-giới, Nhẫn nhục.

Như có người leo cây

Ðang yên bỗng tìm nguy

Bằng không leo lên cây

Trăng gió làm chi được?

Trong bài kệ trên, tóat ra một tinh thần phá chấp triệt để. Tuy nhiên, nếu chịu để ý một chút, thì mới thấy rõ chỗ dùng từ ngữ của Ngài Tuệ-Trung, mà không bị lầm .

Ðành rằng, với bậc giải thoát như Ngài, thì trước mắt đâu đâu cũng là Phật-địa cả (Xứ xứ Ba-la-mật), cho nên, với những người đắc đạo như Ngài, không câu nệ Trì-Giới hay Nhẫn nhục gì cả, thậm chí sáu Ba-la-mật đều không, vì là Ngài đã kiến tánh, đã thành tựu công đức, đã tự Không, Vô-tướng, Vô-tác, hiu nhiên giải thoát.

Việc Ngài không còn trì giới, không còn phải nhẫn nhục gì nữa cả, thể hiện trong thật tại tuyệt đối của Ngài Tuệ-Trung, hoàn toàn khế hợp với lý đạo, đến Bát-nhã cũng không còn có gì là Bát-nhã nữa, mà Bát-nhã chỉ là gỉa danh của tánh quang chơn tâm, của Phật tâm chơn thường rỗng lặng, tịch lặng mà thường sáng soi, chiếu diệu . Bỡi thế, tới chỗ này, Phật mới thuyết "Bát-nhã Ba-la-Mật, tức chẳng phải Bát nhã Ba-la-Mật, chỉ tạm gọi là Bát-Nhã Ba-la-mật mà thôi" (Kim-Cang kinh).

Thế mà ở đây, các ông Phù-sa và cả Thượng toạ Giác chánh, thân lẫn tâm đã được như Thượng-sĩ chưa mà đòi phá chấp, hay cố chấp với không cố chấp thành kiến ăn chay ?

Ðó chính là các ông chỉ biết đưa lời của người khác ra làm chứng, mà không chính tự thân tâm mình đứng ra làm chứng được vậy, nghĩa là thấy Phật ngoài tâm mà thôi. Bỡi cớ sao ? Vì chưa tự vượt thoát mà dùng lý lẽ vượt thoát của người khác, của ngoài thân vậy mà biện sự của các Ngài, thì làm sao mà trúng cho đượ ! Ðây là cái bệnh "cam tích" tri kiến và ngã mạn vậy.

Các ông có biết rằng, trong bài kệ mà các ông nêu ra đó có câu , Khiết thảo dữ khiết thực, Chủng sanh các sở thực - ăn thịt và ăn cỏ, chúng sanh loài nào có thức ăn riêng của loài đó. Nghĩa là thiên nhiên đã phú cho loài nào thì có thức ăn thích hợp với từng loài đó. Như loài trâu, bò, có bộ răng để chuyên gặm cỏ. Loài cọp, beo, lang sói có bộ răng thích hợp để ăn thịt sống các loài động vật . Loài khỉ vượn, cũng giống như loài người có bộ răng chỉ chuyên dùng để ăn trái củ, hoa quả là chính. Nhưng do loài người thông minh hơn các loài khác, theo thời gian học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống mà cả thân lẫn tâm biến chuyển và tiến hóa vượt bực, cộng với ba độc vì chấp ngã, vì vô minh mà tàn độc giết hại các loài khác để làm thức ăn, chứ với ý của ngài Tuệ-Trung, chủng sanh các sở thực - mỗi loài có từng thức ăn riêng, thì rõ ràng là Ngài đang thật hành Lục-độ , và đang Trì-giới không ai bằng vậy. Thế thì tại sao ông không chịu hiểu theo ý của Tổ mà lại hiểu một cách đơn giản, máy móc là không cần biết trai hay mạng mà ăn tất ?

Phải hiểu rằng, với Ngài Tuệ-Trung, cũng như các Thiền-sư đắc pháp khác, các Ngài đã vượt thoát trói buộc của nhơn quả; nên chúng ta phải hiểu là, lời của các Ngài tuôn ra từ cảnh giới giải thoát. Còn chúng ta đang lặn hụp trong nhơn quả, niệm niệm từng sát na không dừng nghỉ, mà một niệm sanh là một nghiệp sanh, là cảnh giới của nghiệp thiện, nghiệp ác liền xuất hiện và ẩn tàng trong nghiệp thức. Thế thì đem chữ nghĩa là những ký tự kết buộc trong nhị nguyên ra mà bàn tâm ý của các Ngài thì làm sao trúng được, mà các ông Phù-sa cột buộc với chúng?

c. Trong đây, các ông Phù-sa đưa ra lời "bình" của các ông, các bà Minh-Chi, Lý-kim-Hoa, Hà-thúc-Minh, vv và vv… trong ủy-ban khoa học xã hội Việt-Nam đối với tác phẩm của Tuệ-Trung Thượng-Sĩ ra làm chứng, để bênh vực cho quan niệm sống "nên chay hay mặn" của một Tỳ kheo tu Phật (Thượng-Toạ Giác-Chánh) là một điều quá sức, hết sức sai lầm và lệch lạc, nếu không muốn nói là các ông Phù-sa quá ấu trĩ, chỉ mới tập tò học đạo.

Các ông, các bà trên kia có phải là những Tổ sư Thiền tông hay không (đang nói về Tuệ-Trung) mà các ông Phù-sa góp nhặt những ý kiến còn kết buộc trong nhị nguyên của họ để đưa vào áp dụng trong việc tu hành?

Các ông, các bà ấy có phải là những người mà các ông biết rõ như thật là những người y theo giáo pháp Phật mà tu, đã kiến tánh, đã đắc pháp, đã "một" với tâm ý Tổ, Phật chưa, hay họ chỉ là những nhà nghiên cứu, những học giả, những văn gia chỉ dùng lý luận và tri thức để biện sự, mà tâm ý của họ hoàn toàn không chút dính dấp tới tánh Không mà Tuệ-Trung Thượng-Sĩ trong ấy "đang-là"?

Một lời chân thật cùng các ông Phù-sa . Nên lo tu hành đi, cả thân lẫn tâm, chớ nên viết lách nữa. Chừng nào gỡ trói được cả hai bên của chính mình thì hẵn viết, để cứu độ. Còn hiện tại, thân tâm thể hiện trong bài viết còn đầy trói buộc, luôn luôn chạy theo chữ nghĩa, kinh điển thì làm sao có thể giúp người phá bỏ cột buộc? Ðã thế mà các ông không tự biết, lại còn đứng ra biện sự một cách sai lầm lệch lạc như đã thể hiện cả nội dung lẫn hình thức trong bài dĩ kinh chứng kinh, khiến cho những người không biết, những người sơ cơ lỡ lầm nghe theo các ông mà "phá giới" thiệt, thì đến khi tro tàn, lửa tắt, chẳng những chỉ riêng các ông phải chết chìm với nghiệp tội phải đeo mang (vì lầm lý mà phá giới, phạm sát) và với đúng sai của nhị nguyên cột buộc (sở tri chướng) mà còn dắt người khác cùng trôi nổi như các ông, thì tội lỗi càng thêm chồng chất, có hối cũng chẳng kịp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2014(Xem: 8665)
Từ buổi sơ khai ở cõi trần gian, sinh, lão, bệnh, và tử đã không thể nào tránh khỏi. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) biết được chân lý này khi Ngài mạo hiểm vượt ra khỏi cung điện và đến viếng thăm một khu vực nghèo nàn trong thị trấn. Ở nơi đây, giữa những kẻ ăn xin, người bệnh tật, và lớp tuổi già yếu, Ngài đã trực tiếp thấy được những thực tế của cuộc đời. Ngay lập tức, một niệm mong muốn khởi sinh trong tâm để giúp đỡ họ giảm bớt nỗi đau đớn và niềm khốn khổ. Vì thế, Ngài đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa và trở thành một vị đạo sư, với hy vọng rằng bằng chính thiền định và tu dưỡng, Ngài có thể tìm ra giải pháp cho những kẻ nghèo nàn và đau yếu.
10/06/2014(Xem: 9402)
Năm 2007, một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra làm rúng động cả làng Phúc Lâm. Con trâu ở lò mổ nhà bà Nụ sổng chuồng, giật phăng dây rợ, quăng mình về phía trước, phầm phập lao vào làng. Nó chạy từ ngoài phía đình làng vào tận sân nhà ông Đỗ Văn Quy (SN 1946) - chủ một lò mổ lớn. Phía sau, chủ trâu rong xe máy rượt theo, con trâu thấy tiếng xe máy, đèn xe sáng choang lại càng trở nên hung hãn. Trời nhập nhoạng tối, bà Nguyễn Thị Ẩm (vợ ông Quy) đang cho gà vịt ăn thì bị con trâu dữ xông vào húc toang bụng.
07/06/2014(Xem: 10328)
Theo tư duy Đạo giáo Trung Quốc, “ Âm ” và “Dương” là hai nguyên lý cơ bản, đối lập và bổ sung cho nhau về mọi mặt, quyết định sự vận hành của vũ trụ. Trong ăn uống cũng vậy. Nấu nướng món ăn trường sinh nhằm lập lại sự cân bằng “âm dương” cho cơ thể. Cách nấu nướng này xem trọng ngũ cốc và rau quả, sữa, bỏ thịt, cá, nhưng dùng trứng (trứng đẻ ra nhờ ánh sáng bóng đèn chứ không phải trứng có trống). Lấy rau quả làm gốc, thỉnh thoảng nếu cần thiết thì thêm chút trứng.
24/03/2014(Xem: 13605)
Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe. Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất dễ đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIỆM CỦA MỖI THỜI Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay.
18/02/2014(Xem: 7555)
Bỡi nguồn lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện nay để chúng ta mua về dùng cho đời sống hằng ngày, trong đó chất bổ thì ít mà chất độc thì nhiều ! Chất độc từ đâu mà có ? Có từ bỡi bàn tay con người trong nuôi trồng , sản xuất, chế biến mà ra. Thế hệ ông bà chúng ta khi xưa, gieo trồng hạt lúa đến khi gặt là 6 tháng, trong 6 tháng họ chỉ chăm sóc bằng phân chuồng, phân lá cây ủ mục, cây lúa được hấp thu khí Âm Dương của Đất Trời nên cho ta hạt gạo đầy đủ chất dinh dưỡng cao, bao gồm các chất sinh tố (Viatmin ) và khoáng tố.
30/01/2014(Xem: 16838)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
13/12/2013(Xem: 11857)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
30/10/2013(Xem: 12615)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
08/09/2013(Xem: 13575)
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh. Tuy nhiên không phải hễ ai ăn thịt là mắc các bệnh này, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh. Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do cách ăn không đúng theo khoa học.
12/08/2013(Xem: 10190)
Phật giáo nói chung, về cơ bản luôn nghiêm cấm bất kỳ loại thịt động vật nào hay những chất gây say. Tuy nhiên, khi khảo cứu nhiều hơn, lại có thêm một số bổ xung hoặc ngoại lệ không phổ biến hoặc ít biết đến cho những quy định tương đối đơn giản này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]