Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề Ăn chay

17/04/201706:47(Xem: 4832)
Vấn đề Ăn chay



an_chay

Vấn đề Ăn chay

 

Phật giáo quan niệm mạng sống là duy nhất và quí báu nhất đối với mọi loài, do đó có tính thiêng liêng. Bởi thế, người Phật tử không giết hại để vui chơi (săn bắn). Đại thừa Phật giáo khuyến khích ta ăn chay để tránh bớt việc sát hại loài vật do thói quen ăn thịt của loài người. Thật ra, khoa học tân thời và khoa dinh dưỡng cũng đồng ý là người ăn chay được mạnh khỏe và sống lâu hơn.

 

"Giết hại chúng sanh, gồm cả việc giết loài vật để ăn thịt, là một trong những tội nặng nhất theo quan niệm Phật giáo. Việc giết hại không những gây đau khổ vô vàn cho chúng sanh, mà còn cắt ngắn đời sống của các vị Phật tương lai, bởi vỉ tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Giới cấm giết hại (kể cả tự tử, tức tự giết mình) đối với tất cả chúng sanh là duy nhất của Phật giáo. Đạo Jain chẳng hạn tuy cấm giết hại, nhưng lại cho phép khổ hạnh đến chết bằng cách nhịn ăn (một hình thức tự tử), trong khi Ấn-độ giáo có nghi lễ cúng dường trên bàn thờ lửa của họ các phẩm vật như sữa, bơ, mật ong...và súc vật bị hi sinh (K. Crim, Dictrionary of Religions, p.369 and 790)

 

Trên địa cầu nầy, nơi mọi loài chung sống, loài vật cũng có quyền sống như loài người - nên chúng ta không có quyền giết hại chúng để thỏa mãn tham dục. Hơn nữa trong vòng luân hồi vô tận, Phật tánh của chúng ta đã thay hình đổi dạng vô số lần, mang nhiều hình thức khác nhau kể cả trong loài thú - cho nên giết hại bất cứ loài vật nào cũng là giết hại một khía cạnh Phật tánh của mình.

 

Kinh Lăng-già và kinh Lăng-nghiêm rất mạnh mẽ kết án việc ăn thịt chúng sanh...Lí do vì sao cấm? Roshi (Master): Bởi vì bất cứ chúng sanh nào trong vòng luân hồi vô tận cũng đã từng là cha hay mẹ, chồng hay vợ, anh, chị, con trai hay con gái...của mình, không có chúng sanh nào, dầu là đang ở trong dạng thú vật, không từng là bà con thân thuộc của chúng ta. Như vậy, tại sao con người tiến bộ tâm linh lại có thể đối xử tàn ác với chúng sanh từng là thân thuộc của mình bằng cách giết hại và ăn thịt chúng, trong khi chúng cũng biết đau khổ như chúng ta? Đó không phải giống như việc ăn thịt đồng loại hay sao? Làm sao một người đang tìm giải thoát khỏi đau khổ lại có thể trực tiếp gây đau khổ cho một chúng sanh khác? Người ăn thịt súc vật rõ ràng là vui sướng trên sự đau khổ của các sinh vật khác! Hãy nghĩ xem việc giết và ăn thịt bò cái có phải là hành động vô ơn hạ tiện hay không? Bò cái là mẹ nuôi của loài người. Sữa bò và các  phẩm nuôi sống loài người và con cái của họ. Nhưng khi bò cái đã già và không còn sức cung cấp sữa nữa, thì loài người tỏ lòng biết ơn chúng bằng cách nào? Để chúng được sống thanh thản và đầy đủ trong những ngày tàn tạ? Không! Họ giết chúng một cách tàn nhẫn, ăn thịt chúng, lột da chúng làm giày và dẫm đạp lên đó. Vậy mà các nhà luân lí dám nói rằng loài người là giống sinh vật tiến bộ duy nhất có thể hiểu được ý nghĩa của sự biết ơn!

 

Cố ý cướp đi mạng sống của một sinh vật, nhất là một con người, sẽ tạo ra nghiệp báo đau khổ. Những kẻ giết hại, cũng như thợ săn và người đánh cá - nhứt là những người giết hại để vui chơi - sẽ không tránh khỏi nghiệp báo rất nặng nề. Những người làm thí nghiệm trên loài vật, thường là hại mạng chúng, cũng có thể bị quả báo đau khổ. Sự thử nghiệm trên loài vật có cơ sở để bào chữa vì đó là cách duy nhất để có được những thông tin có ích cho sức khỏe và sự an lành của nhân loại. Tuy nhiên, ngày nay nhiều sự thử nghiệm trên loài vật được tiến hành không có sự quan tâm tới các phương pháp khác, nhân đạo hơn. Sự vô cảm nầy có thể phát xuất từ sự tin tưởng rằng loài vật, vì kém tiến hóa, ít bị đau đớn hơn chúng ta. Nhưng ai có thể chối cãi là loài vật cũng cảm xúc đau đớn cùng cực và cố tránh né đau khổ như chúng ta? Và bởi vì tâm thức loài vật đơn giản hơn loài người, chúng sống theo bản năng nhiều hơn, chúng xúc cảm trước bạo lực và đau khổ nhiều hơn, nỗi sợ hãi kéo dài sự đau khổ của chúng. Porphyry, triết gia Hi-lạp ở TK4, viết rằng người nào lắng nghe tiếng kêu la của súc vật bị giết hại trong lò mổ, sẽ không bao giờ có thể ăn thịt nữa.

 

Đối với những người sống ở địa cực, ăn chay là điều không thể được và có thể gây nguy hiểm. Cũng như ở Tây tạng, không thể trồng hoa màu, nên thịt súc vật là nhu cầu thực tế. Và ngay cả trong những xứ nhiệt đới nghèo khổ mà thực phẩm thiếu thốn, việc ăn chay có thể trở thành mối lo âu lớn, đòi hỏi nhiều thì giờ, năng lực và tiền bạc. Trong khi đó, những xứ kỹ nghệ hóa tân thời ở Bắc Mỹ, Âu châu và Á châu có được nguồn thực phẩm dồi dào và đa dạng. Đa số chúng ta có được đầy đủ thực phẩm chay để có thể sống khỏe mạnh suốt đời. Với số lượng thực phẩm chay như vậy, người nào lại muốn ủng hộ các nhà sát sanh và các trại chăn nuôi kỹ nghệ để kéo dài sự đau khổ của loài vật, và tiếp tục ăn thịt chúng? Có những người lo rằng không có thịt cá sẽ tai hại cho sức khỏe (mỉa mai thay!) trong khi một số người khác không biết gì về việc kỹ nghệ thịt đã và đang lạm dụng, phí phạm và hủy hoại khủng khiếp các tài nguyên và môi sinh của địa cầu. Có thể nào chúng ta ăn chay vì lòng từ bi và không bị dính mắc vào đó? Trong Pháp bảo Đàn kinh, Lục Tổ Huệ Năng kể lại là sau khi thọ tâm ấn từ Ngũ Tổ, ngài sống ẩn dật với một đám thợ săn. Trong các bữa ăn, rau cải được luộc chung với thịt trong nồi. "Khi họ mời tôi ăn, tôi trả lời: "Tôi chỉ lựa rau cải ra từ thịt trong nồi."Như vậy ngài có dính mắc với việc ăn chay không? Nếu từ chối ăn thịt là dính mắc, thì theo sau đó việc từ chối không bỏ ăn thịt chẳng phải là dính mắc hay sao? Thật đáng buồn khi một số Phật tử người Mỹ cố tìm ra lí do để tự mãn với việc tiếp tục ăn thịt. Có người lại ngạo mạn xướng lên lí Không: không có sự giết và không có chúng sanh bị giết. Người khác lại tự che mình với lí do sự giết hại là trật tự thiên nhiên của đời sống (như cá lớn nuốt cá bé) và cuối cùng, đời sống củ cà rốt và đời sống con bò ngang nhau! Thật ra, loài người chúng ta có lý trí phân biện mà ta có thể dùng để tự giáo hóa mình về hậu quả của hành động - và chọn loại thực phẩm để giảm thiểu sự đau khổ của chúng sanh. Ước vọng của chúng ta vào Phật giáo Đại thừa, nếu chúng ta có thể gọi đó là ước vọng, là giải phóng lòng Từ trong nội tâm để có thể hoàn thành các Bồ-tát nguyện. Trong nguyện đầu tiên là: "Chúng sanh không số lượng, nguyện độ thoát tất cả", chúng ta trải lòng Bi đến tất cả chúng sanh, không riêng loài người. Không ăn thịt là một cách để diễn tả ước nguyện đó, cho hạnh phúc của muôn loài. Một khi chúng ta vứt đi thói quen khoái khẩu và bỏ lại lối lí luận tránh né, thì vần đề ăn chay trở thành một nhu cầu. Nếu quí bạn cần ăn thịt để bảo toàn mạng sống, hay trường hợp bất khả kháng vì lí do sức khỏe - thì bạn cứ ăn thịt, nhưng ăn với ý thức và lòng biết ơn. Nhưng nếu không cần thiết, tại sao ta lại gây thêm đau khổ cho chúng sanh?

 

Tang lễ cần được tồ chức đơn giản, tránh những nghi lễ rườm rà, không cần thiết lại gây tốn kém. Một cảnh báo: Chỉ nên dọn thực phẩm chay để đãi khách. Không nên dọn thực phẩm mặn - bởi vì giết mạng là đeo thêm gánh nặng nghiệp quả cho vong nhân, làm cho sự giải thoát càng thêm khó khăn. Dầu cho người ấy đã được vãng sanh Cực Lạc, điều nầy có thể hạ thấp phẩm vãng sanh...Như trong kinh Địa Tạng có chép: Người chết đáng lẽ có thể hưởng được quả lành và sanh trong cõi người hay cõi trời trong đời sắp tới, nhưng bởi lí do thân nhân phạm tội vì mình, nên sự tái sanh bị trì hoãn. Mọi vong linh đều phải trải qua các nẻo ác do hành động bất thiện khi còn sống, họ lại càng đau khổ hơn khi thân nhân tạo thêm nghiệp ác cho họ qua sự giết hại chúng sanh...

 

(“Vegetarianism”, Seeker’s Glossary of Buddhism, p. 523-527, Phước Thiệt dịch)


TT Nguyen Tang 5
xem bài giảng " Ăn Chay là một pháp tu " do TT Nguyên Tạng chủ giảng tại Khóa Tu Học 2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 5644)
Cụ Chiyo Miyako (Nhật Bản), người đang giữ kỷ lục lớn tuổi nhất thế giới, qua đời ngày 22/7, thọ 117 tuổi. Theo TIME, thông tin trên được chính quyền quận Kanagawa nơi cụ bà Chiyo Miyako cư trú xác nhận ngày 26/7. Sinh ngày 2/5/1901, cụ Miyako trở thành người lớn tuổi nhất thế giới vào tháng 4/2018, tiếp nối đồng hương Nabi Tajima. Lúc còn sống, cụ Miyako đam mê thư pháp và luyện tập tới tận cuối đời. Bên cạnh đó, cụ thích ăn sushi và lươn. Với tính cách vui vẻ và tử tế, cụ Miyako được gia đình gọi là "nữ thần".
26/07/2018(Xem: 4425)
Có một người rất hay cười và cười rất tươi luôn ấn tượng trong tôi là chị Thanh. Có một phụ nữ rất nhiệt tình, xởi lởi, ân cần, chu đáo làm tôi rất ấn tượng là chị Thanh. Có một quán nhậu nổi tiếng ở giữa Hà Thành với diện tích cả ngàn mét vuông cho doanh thu mỗi ngày cả trăm triệu được đóng cửa và chuyển thành quán chay Tịnh Thực mà người chủ là chị Thanh làm tôi rất cảm phục. Tôi luôn có những suy nghĩ tốt đẹp về chị, luôn cảm phục chị, chị Thanh. Tôi đang và mãi muốn viết và viết thật nhiều bài để cổ vũ chị, cổ vũ Tịnh Thực quán và cổ vũ ăn chay. Và cũng nói thật, Tịnh Thực quán đã là cánh tay nối dài của Tết Chay và cuộc thi “Ăn chay hạnh phúc” của chúng ta đấy nhé. Đấy chắc chắn là sự thật.
22/05/2018(Xem: 5106)
ĂN CHAY LÀ MỘT PHÁP TU. ( Cảm tác theo bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng ) Thế gian cuộc sống quanh ta Vạn vật lớn nhỏ đều là chúng sinh Bề ngoài có khác dáng hình Bên trong tất cả - sinh linh luân hồi Chẳng qua ác nghiệp mà thôi Chuyển thành cầm thú để rồi khổ đau Cũng có Phật Tánh như nhau Tham sống sợ chết khát khao như người Đừng nên giết chúng vui chơi Đoạn lìa cuộc sống, nghiệp đời trả vay Dưỡng sinh phát nguyện trì trai Thực phẩm rau củ, đổi thay hàng ngày
21/05/2018(Xem: 5663)
Từ Tết Chay đến cuộc thi “Ăn chay hạnh phúc” lần thứ 2 Tôi rất ấn tượng với những cái “Tết” đặc biệt như “Tết Sách”, “Tết Yêu thương”, “Tết Thiền”, “Tết Thầy trò” và rồi “Tết Chay” nữa. Tôi ấn tượng vì những “Tết” này rất lạ và cách tổ chức cũng rất khác biệt, rất lạ và sáng tạo. Hôm nay đã là 07 tháng 04 âm lịch. Đại lễ Phật đản thường được tổ chức 2 ngày khác nhau, hoặc là mồng 8 tháng 4 hoặc là rằm tháng 4, tùy theo môn phái và địa phương. Vậy nên từ lâu, mùa Phật đản được hiểu là từ mồng tám đến rằm tháng tư âm lịch. Tháng 4 âm lịch này, không ít người ăn chay cả tháng. Nhiều người ăn chay trọn tuần lễ Phật đản từ mồng 8 đến rằm. Tháng này là mùa ăn chay. Hạnh phúc thay.
25/04/2018(Xem: 6564)
Từ Chay của ta bắt nguồn từ chữ “Trai” trong tiếng Hán, có nghĩa là giữ cho lòng dạ thanh tịnh để đạt đến một trạng thái tinh thần nào đó. Thường thì khi người có tâm nguyện gì lớn lao, hay muốn tập trung tinh thần vào một việc gì, người xưa thường luôn bắt đầu bằng cách “giữ gìn trai giới” Mỗi tôn giáo có thể hiểu về ăn chay theo cách hơi khác nhau. Chẳng hạn ăn chay theo Hồi giáo ( như trong tháng Ramadan) khác với ăn chay theo Thiên Chúa giáo và cũng không giống với ăn chay theo Phật giáo.
17/04/2018(Xem: 9928)
Thở để chữa bệnh! Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
01/04/2018(Xem: 5397)
cafe thải trộn với pin con ó-mấy anh nào uống cafe có gặp chưa
01/01/2018(Xem: 5334)
Những lợi ích vượt trội của máy lọc nước Kangen Máy lọc nước Kangen là dòng máy sử dụng công nghệ điện phân cao hàng đầu Thế giới. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến cho dòng sản phẩm tích hợp những lợi ích so với những dòng máy lọc nước khác. Nước Kangen là nước loại nước trong sạch, tinh khiết, nước uống chứa giàu kiềm và khoáng chất, thanh lọc tất cả các tạp chất, và ion hóa thông qua dòng điện phân để thu được hydro có hoạt tính cao, có khả năng chống oxy hóa hết sức mạnh mẽ và hiệu quả. – Nước Kangen giúp tăng cường sức khỏe, cân bằng trạng thái cho cơ thể – Hàm lượng hydro hoạt tính cao giúp làm chậm quá trình lão hóa, gia tăng tuổi thọ – Tác dụng trong việc làm tan chất mỡ dư thừa và thải độc tố cho từng tế bào. – Hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp đường ruột sạch hơn và hoạt động tốt hơn. – Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong đường tiểu, đường hô hấp – Hỗ trợ trong việc ngăn chặn và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như cơn hen suyễn, bệ
15/12/2017(Xem: 86356)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136308)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]