Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Kinh Từ Bi

07/05/201103:14(Xem: 8464)
3. Kinh Từ Bi

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 5

KINH TỪ BI

Những ai muốn đạt tới an lạc thường nên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái. Những kẻ ấy biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn, không đua đòi theo đám đông. Những kẻ ấy sẽ không làm bất cứ một điều gì mà các bậc thức giả có thể chê cười.

Và đây là điều họ luôn luôn tâm niệm:

Nguyện cho mọi người và mọi loài đươc sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi.

Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh.

Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn.

Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài.

Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ gì làm ngăn cách, tâm ta không còn vương vấn một chút hờn oán hoặc căm thù. Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất.

Không lạc vào tà kiến, loại dần ham muốn, sống nếp sống lành mạnh và đạt thành trí giác, hành giả sẽ chắc chắn vượt thoát khỏi tử sinh.

Chú Thích:

Mettã sutta với bản Việt dịch nêu trên của Thầy Nhất Hạnh do Làng Mai Pháp Quốc xuất bản. Tựa kinh tiếng Việt do thầy dịch là "Kinh Thương Yêu", tiếng Anh là "Sutra on Loving-kindness" tiếng Sanskrit là "Maitri sutta", nhà học giả Edward Conze dịch là "Unlimited Friendliness". Kinh này thuộc hệ Nguyên thủy.

Theo ngài Narada Thera trong quyển Đức Phật và Phật Pháp, bản Việt dịch của Phạm Kim Khánh thì "Phạn ngữ Mettã, dịch là "Tâm Từ", và Mettã Sutta dịch là "Kinh Từ Bi". "Mettã là cái gì làm cho lòng ta êm dịu, là tâm trạng của một người bạn tốt, là lòng ước mong chân thành cho tất cả chúng sinh đều được sống an lành vui vẻ."

"So sánh tâm Từ với tình mẫu tử trong kinh Từ Bi, Đức Phật không đề cập đến lòng trìu mến thương yêu (passionate love) ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Đức Phật chỉ nhằm vào sự mong mỏi chân thành của bà mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành. Trìu mến thương yêu đem lại phiền não. Tâm từ chỉ tạo an lành hạnh phúc. "Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìu mến con, con thương yêu cha mẹ, chồng thương yêu vợ, vợ thương yêu chồng. Tình luyến ái giữa những người thân yêu là lẽ thường, là một sự kiện tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại được nếu không có tình thương. Nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, không so sánh được với tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó tâm Từ không đồng nghĩa với tình thương yêu ích kỷ.

"Tâm từ (mettã) không phải sự yêu thương xác thịt, cũng không phải lòng luyến ái đối với người nào. Tình dục và luyến ái là nguồn gốc của bao điều phiền não.

"Tâm từ cũng không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng, bởi vì người có tâm từ không phân biệt người thân kẻ sơ.

"Tâm từ không phải chỉ là tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người, mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và tình thương của chúng ta.

"Tâm từ cũng không phải là tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo.

"Tâm từ êm dịu vượt hẳn lên trên các thứ tình hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của tâm Từ không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Tâm Từ không có bất luận một loại kỳ thị nào. Nhờ tâm Từ mà ta có thể xem tất cả chúng sinh là bạn hữu, và khắp nơi trên thế gian như chỗ chôn nhau cắt rún.

"Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, tâm Từ cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thâm diệu cho mọi người, thân cũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú.

"Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thâý mình đồng hoá với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan, biến mất như đám sương mờ trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất. [Đức Phật và Phật Pháp, trang 584-588]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2019(Xem: 4609)
Sáng nay, đọc bài thứ 2 trong loạt bài “ Huyên Náo Chùa Tam Chúc” của tác giả Minh Phong, đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng từ 22 – 23/7/2019. Loạt bài này đề cập đến “ Dịch Vụ Ở Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới “ ( bài 1) và “ Tham Vọng Khổng Lồ” ( bài 2) ở ngôi chùa Tam Chúc, ngôi chùa vừa tổ chức thành công đại lễ Vesak 2019 vừa qua. Điều thu hút để tôi có thể ghé mắt đọc qua bài này không chỉ vì dư chấn truyền thông báo chí quan tâm quá mức đối với vụ việc “thỉnh vong” và một nữ cư sĩ đăng đàn giảng pháp ở chùa Ba Vàng thời gian vừa qua, mà với hai bài báo lên tiếng mạnh mẽ của tác giả Trọng Hoàng ( PTVNN) và đặc biệt một bài báo của Đại Đức Thích Thanh Thắng, cũng đủ cho giới truyền thông Phật giáo và những ai trân quý giá trị tinh thần lịch sử PGVN qua hình ảnh một ngôi chùa giữ gìn tròn vẹn nét đẹp ngàn năm đó; mà chỉ là vì niềm tự hào cho ngôi chùa Tam Chúc lại bắt đầu có những loạng choạng trong việc sử dụng đúng chức năng và ý nghĩa của một ngôi chùa thật
06/06/2019(Xem: 4764)
Chè Huế: muôn hình vạn trạng…Huế có tới mấy chục loại chè với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau. Thật dễ dàng để tìm một quán chè ven đường với những các tên thú vị như chè hẻm, chè sao, chè phường, chè cung đình, chè chùa…
24/05/2019(Xem: 5068)
Tại một thị trấn nhỏ ở Queensland có một con đường cực kì đặc biệt, sở dĩ đặc biệt là bởi vì đây là con đường “ăn được”. Đúng thế, chính là “ăn được”! Trên con đường này hai bên đường khắp nơi đều có trồng các loại rau củ quả hữu cơ không ô nhiễm, tươi ngon và đầy dinh dưỡng. Chỉ cần cắn một miếng thôi bạn sẽ cảm nhận được cảm giác ngọt ngào mà không có bất cứ loại trái cây đắt tiền nào sánh bằng.
24/05/2019(Xem: 4897)
Mấy hôm nay bỗng nhiên tôi có nhiều khách. Nào là nhà báo, bạn bè, và cả những người dân mà tôi chưa hề quen biết. Câu chuyện toàn chung quanh con Tôm càng đỏ. Tôi phải thưa chuyện về con vật ngoại lai đang được nhập ồ ạt và vô tổ chức về qua biên giới nước ta. Tôm càng đỏ còn gọi là Tôm hùm đất, tiếng Anh là Crawfish hay Redclaw, và tên khoa học là Cherax quadricarinatus. Nó là một loài tôm nhiệt đới, thường có màu xanh sẫm và nâu đỏ. Đầu và ngực được vỏ che kín, bụng có 6 đốt, đuôi hình cánh quạt xoè ra thành 5 phần. Chúng có 5 cặp chân rất khoẻ dùng để đào hang. Đôi mắt kép nên thị giác rất tốt, hai cặp hàm rất khoẻ với ba cặp chân ở hàm dùng để đưa thức ăn vào miệng. Khi bị đe doạ, chúng có thể chạy giật lùi cực nhanh bằng cách búng mạnh gai đuôi ở cuối bụng.
11/05/2019(Xem: 5524)
Hai nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những người thực hành chánh niệm ít có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch. Trong một đất nước mà dễ dàng để tìm món gà chiên hơn sản phẩm tươi sống và lối sống ít vận động đã trở thành tiêu chuẩn, việc ăn uống đúng cách có chừng mực và hoạt động cơ thể là một cuộc đấu tranh liên tục. Ngay bây giờ, nhiều người đang đưa ra mục tiêu cho năm mới là trở nên khoẻ mạnh hơn trong các năm sắp tới.
24/04/2019(Xem: 5209)
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có khoảng 1200 thảo dược có thể giúp ngăn ngừa hoặc trị bệnh tiểu đường và những biến chứng do tiểu đường gây ra. Đáng chú ý nhất, vô số công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng những loại rau củ quả được dùng trong các bữa ăn hàng ngày hầu như đều có thể là những dược thảo trị bệnh tiểu đường và những biến chứng, hoặc hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nếu biết áp dụng thích hợp (liều lượng) cho chế độ ăn kiêng hàng ngày.
23/04/2019(Xem: 5316)
Cụ Chu Hữu Quang sinh năm 1906, tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật lần thứ 111. Có thể nói rằng một đời của cụ bằng nhiều cuộc đời của người khác. Trước năm cụ Chu 50 tuổi, cụ theo ngành kinh tế, là giáo sư kinh tế học và nhà tiền tệ học. Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang theo đuổi ngành ngôn ngữ học, cụ đã dùng 3 năm để phát minh ra “Bính âm Hán ngữ” mà chúng ta thường dùng ngày nay. Cụ Chu được gọi là “cha đẻ của Bính âm Hán ngữ”. Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn đó là nhà vật lý học lỗi lạc thế giới Albert Einstein đã từng gặp cụ hai lần.
23/03/2019(Xem: 4229)
Thuốc giảm đau Opioids, dùng quá liều nguy hiểm cho người cao tuổi
14/03/2019(Xem: 21735)
Chùa Thiên Ấn do TT Thích Như Định thành lập năm 1992 (Nhâm Thân) tại thành phố Wollongong, tiểu bang New South Wales, cho đến ngày 14 tháng 4 năm 1993, nhân duyên đầy đủ, chùa chính thức dời về Canley Vale thuộc thành phố Fairfield. Chùa Thiên Ấn hiện tọa lạc tại số 69-71 Delamere St, Canley Vale (bao gồm lô đất số 56-58 Cadwell St, Canley Vale), Sydney, New South Wales với diện tích tổng quát là 3,600m2. Chùa Thiên Ấn tại Úc được đặt theo tên của Tổ Đình Thiên Ấn, Quảng Ngãi là quê hương của Thầy Trụ Trì Thích Như Định. Tổ Đình tọa lạc trên núi Thiên Ấn, phía dưới là sông Trà Khúc.
02/03/2019(Xem: 7602)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567