Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Kinh Từ Bi

07/05/201103:14(Xem: 10262)
3. Kinh Từ Bi

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 5

KINH TỪ BI

Những ai muốn đạt tới an lạc thường nên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái. Những kẻ ấy biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn, không đua đòi theo đám đông. Những kẻ ấy sẽ không làm bất cứ một điều gì mà các bậc thức giả có thể chê cười.

Và đây là điều họ luôn luôn tâm niệm:

Nguyện cho mọi người và mọi loài đươc sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi.

Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh.

Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn.

Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài.

Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ gì làm ngăn cách, tâm ta không còn vương vấn một chút hờn oán hoặc căm thù. Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất.

Không lạc vào tà kiến, loại dần ham muốn, sống nếp sống lành mạnh và đạt thành trí giác, hành giả sẽ chắc chắn vượt thoát khỏi tử sinh.

Chú Thích:

Mettã sutta với bản Việt dịch nêu trên của Thầy Nhất Hạnh do Làng Mai Pháp Quốc xuất bản. Tựa kinh tiếng Việt do thầy dịch là "Kinh Thương Yêu", tiếng Anh là "Sutra on Loving-kindness" tiếng Sanskrit là "Maitri sutta", nhà học giả Edward Conze dịch là "Unlimited Friendliness". Kinh này thuộc hệ Nguyên thủy.

Theo ngài Narada Thera trong quyển Đức Phật và Phật Pháp, bản Việt dịch của Phạm Kim Khánh thì "Phạn ngữ Mettã, dịch là "Tâm Từ", và Mettã Sutta dịch là "Kinh Từ Bi". "Mettã là cái gì làm cho lòng ta êm dịu, là tâm trạng của một người bạn tốt, là lòng ước mong chân thành cho tất cả chúng sinh đều được sống an lành vui vẻ."

"So sánh tâm Từ với tình mẫu tử trong kinh Từ Bi, Đức Phật không đề cập đến lòng trìu mến thương yêu (passionate love) ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Đức Phật chỉ nhằm vào sự mong mỏi chân thành của bà mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành. Trìu mến thương yêu đem lại phiền não. Tâm từ chỉ tạo an lành hạnh phúc. "Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìu mến con, con thương yêu cha mẹ, chồng thương yêu vợ, vợ thương yêu chồng. Tình luyến ái giữa những người thân yêu là lẽ thường, là một sự kiện tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại được nếu không có tình thương. Nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, không so sánh được với tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó tâm Từ không đồng nghĩa với tình thương yêu ích kỷ.

"Tâm từ (mettã) không phải sự yêu thương xác thịt, cũng không phải lòng luyến ái đối với người nào. Tình dục và luyến ái là nguồn gốc của bao điều phiền não.

"Tâm từ cũng không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng, bởi vì người có tâm từ không phân biệt người thân kẻ sơ.

"Tâm từ không phải chỉ là tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người, mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và tình thương của chúng ta.

"Tâm từ cũng không phải là tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo.

"Tâm từ êm dịu vượt hẳn lên trên các thứ tình hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của tâm Từ không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Tâm Từ không có bất luận một loại kỳ thị nào. Nhờ tâm Từ mà ta có thể xem tất cả chúng sinh là bạn hữu, và khắp nơi trên thế gian như chỗ chôn nhau cắt rún.

"Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, tâm Từ cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thâm diệu cho mọi người, thân cũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú.

"Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thâý mình đồng hoá với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan, biến mất như đám sương mờ trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất. [Đức Phật và Phật Pháp, trang 584-588]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18342)
Sau khi phát hành quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE, chúng tôi đã nhận được một số thư từ và điện thoại khắp nơi của các thân hữu gọi về để chúc mừng và nhận định về sự ích lợi của việc ăn chay trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tấm chân tình của tất cả quý vị đã ưu ái ngợi khen, bình phẩm và đóng góp ý kiến xây dựng cho quyển sách được càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.
08/04/2013(Xem: 17202)
Cùng với sự gia tăng gần đây về số người ăn chay đã xuất hiện thêm những tên món ăn mới lạ như gà chay, vịt chay, chim non chay, cá chay v.v... Hòa Thượng đã nói như sau về vấn đề này: "Những người ăn chay mà lại làm đồ chay giả thịt gà, giả thịt vịt hay giả cá ..., vẫn không thể quên mùi vị của thịt và luôn luôn muốn thưởng thức mùi vị này, dù cho ăn đồ giả cũng để đỡ thèm.
08/04/2013(Xem: 13611)
Quyển sách này được dịch thuật và phổ biến đến quý Ðộc giả với tính cách thông tin quảng bá những phát minh mới mẻ của xứ người.
05/04/2013(Xem: 13004)
Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam chúng ta, khi nói đến ăn chay là ăn những chất thanh tịnh, không ăn thịt cá và các thứ cay nồng thuộc loại ngũ vị tân (hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ).
27/03/2013(Xem: 5474)
Không phải bất cứ ai cũng có thể đọc cuốn sách tuyệt vời, đơn giản nầy. Bạn chỉ có thể đọc nó một khi bạn đã chấp nhận cái ý niệm lạ lùng cho rằng sự lão hóa là một tiến trình có thể đảo ngược và một khi bạn tin tưởng rằng ‘’Suối Nguồn Tươi Trẻ’’ là một bí quyết có thực. Ngược lại bạn cứ cho rằng những điều vừa kể là không thể có được, thì việc đọc cuốn sách nầy chỉ làm bạn tốn công mất thời giờ vô ích mà thôi. Mặt khác nếu bạn chấp nhận rằng điều ‘’không thể có được’’ là thực sự nằm trong tầm tay bạn, thì bạn sẽ được tưởng thưởng nhiều điều phong phú.
27/03/2013(Xem: 3179)
Thày ban cho gạo, lửa mồi Nhưng trò biếng nhác, bắc nồi thổi cơm Tâm lò nguội lạnh sớm hôm Ðói cam rét chịu, kiếp thân luân hồi.
02/03/2013(Xem: 3585)
Đây không phải là ngẫu nhiên mà do hiện tượng biến đổi khí hậu trong những năm gần đây ngày càng diễn biến phức tạp. Các tấm băng ở hai cực tan dần khiến mực nước biển dâng cao, lượng mưa thay đổi bất thường, lưu lượng nước trong các sông ngòi khi thì quá cao trong mùa mưa và khi thì quá thấp trong mùa khô. Sóng thần, động đ
27/02/2013(Xem: 7754)
Thông Tin Y Học Thông Tin Y Học Về Vitamin D Thông Tin Y Học Về Vitamin C Thông Tin Y Học Về Vitamin B Thông Tin Y Học Về Bệnh Đái Đường (Diabetes) Thông Tin Y Học Về Bệnh Mất Trí Nhớ (Alzheimer) Thông Tin Y Học Về Giấc Ngủ Thông Tin Y Học Về Bệnh Trầm Cảm
12/12/2012(Xem: 5020)
Sau một chuyến đi dài vượt hơn 566 triệu km trong 9 tháng, tàu thám hiểm tự điều khiển Curiosity của Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ(NASA) đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa, hành tinh láng giềng gần nhất của Trái đất trong Thái dương hệ, vào lúc 1:32 giờ miền Đông Hoa Kỳ sáng ngày 6/8/2012. Các nhà khoa học sẽ xác minh liệu có dấu vết của sự sống ở đây không. Tuy chưa có câu trả lời nhưng các nhà khoa học Hoa Kỳ đã và đang nghiên cứu thực phẩm dành cho phi hành đoàn sáu người dùng trên đường bay đi và bay về cùng với quãng thời gian ở lại trên sao Hỏa 18 tháng, tổng cộng khoảng ba năm, mà họ dự trù ngày khởi hành vào năm 2030.
11/12/2012(Xem: 4309)
Pháp sư Tinh Vân nhận lời mời phỏng vấn của người dẫn chương trình nổi tiếng Lý Tinh Ngọc thuộc “đài truyền hình vệ tinh Nhân gian”, nhằm chia sẻ quan niệm và thói quen ăn uống. Tin rằng cuộc đối thoại tự do tâm linh dưới đây sẽ làm sống lại tính linh trí huệ đã bị giấu kín bấy lâu trong tâm mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]